Bảo vệ môi trường làng nghề: Cần sự chung tay của cả cộng đồng
Lắp đặt hệ thống quan trắc tự động để kiểm soát ô nhiễm môi trường làng nghề | |
Huy động mọi nguồn lực để khai thác tốt nhất lợi thế | |
Giải pháp bảo vệ môi trường làng nghề |
Trước thực trạng đó, Thành phố đã xây dựng và triển khai Đề án “Bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn TP Hà Nội đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030” với nhiều giải pháp cụ thể. Tuy nhiên, để giải quyết triệt để vấn đề này, đòi hỏi mỗi người dân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn Thủ đô phải nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường.
Báo động đỏ về ô nhiễm môi trường
Xã Tân Triều, huyện Thanh Trì nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội chưa đầy 10 km, song khi về Tân Triều, khó ai có thể tin rằng đây là một xã ở Thủ đô bởi sự nhếch nhác và ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất làng nghề gây ra. Làng Triều Khúc từ lâu đã nổi tiếng với nghề thu gom phế thải, lông vũ, tái chế nhựa. Toàn bộ nước thải của các cơ sở sản xuất trong làng đều được xả thẳng ra môi trường khiến hệ thống nước mặt xung quanh Triều Khúc bị ô nhiễm nặng. Hầu hết các ao hồ trong làng đều không thể nuôi được cá do tiếp nhận một lượng nước thải do sản xuất rất lớn.
Sản xuất gốm sứ tại làng nghề Bát Tràng, huyện Gia Lâm. Ảnh: Nguyễn Công |
Triều Khúc không phải là làng nghề duy nhất trên địa bàn Hà Nội gây ô nhiễm môi trường nước. Sự phát triển phức tạp của làng nghề tại Hà Nội trong thời gian gần đây đã khiến môi trường nước ở những nơi này bị ô nhiễm nghiêm trọng. Theo thống kê, Hà Nội hiện có 1.350 làng nghề và làng có nghề. Số làng nghề đã đăng ký và được công nhận đến hết năm 2016 là 297 làng nghề.
Hoạt động sản xuất làng nghề của Hà Nội đã thu hút gần 1 triệu lao động tham gia sản xuất, trong đó có hơn 700 nghìn lao động thường xuyên, chiếm hơn 64% tổng số lao động trong độ tuổi của làng và chiếm hơn 42% tổng số lao động sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn. Hà Nội là địa phương có số lượng làng nghề lớn nhất cả nước, các làng nghề được phân theo 8 loại hình sản xuất: Chế biến lương thực, thực phẩm; thủ công, mỹ nghề; nhuộm, thuộc da; tái chế chất thải; gia công cơ kim khí; sản xuất vật liệu xây dựng; chăn nuôi, giết mổ gia súc và các loại hình khác.
Theo Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Lê Tuấn Định, đa số các làng nghề ít đầu tư cho xây dựng các hệ thống thu gom, xử lý môi trường, chủ yếu xả thẳng ra môi trường dân sinh. Số liệu quan trác của Trung tâm Quan trắc và Phân tích Tài nguyên và Môi trường tại 22 cụm và 43 làng nghề, cũng như kết quả của Tổng cục Môi trường cho thấy, từ năm 2007, không khí ở một số làng nghề của Hà Nội có nồng độ bụi vượt 1,4-1,6 lần giới hạn.
Các làng nghề cơ khí có nồng độ các kim loại nặng nhiều nơi vượt giới hạn. Nồng độ nhiều chất hữu cơ độc rất cao. Qua khảo sát, môi trường nước thải có Chemical Oxygen Demand (COD), Biochemical oxygen Demand (BOD), Nitrat, Amoni vượt quá giới hạn nhiều lần, đáng chú ý là Colifom vượt hơn 100 lần. Nước ngầm ở các khu vực này cũng chịu tác động từ ô nhiễm nước thải ở mức khá nghiêm trọng. “Mặc dù hoạt động sản xuất của các làng nghề trên địa bàn Hà Nội phát sinh ô nhiễm cao, tuy nhiên tại khu vực này hầu như không có công trình xử lý chất thải phù hợp.
Đối với nước thải có khoảng 35,6 % hộ gia đình không xử lý; 60% còn lại chỉ có hệ thống xử lý thô sơ. Một số công trình nghiên cứu thử nghiệm xử lý nước thải làng nghề đã được triển khai nhưng hiệu quả còn thấp và kém ổn định, công trình xử lý nước thải tập trung của làng nghề hầu hết chưa được đầu tư, một vài điểm đang đầu tư nhưng chưa thực sự đi vào hoạt động” – ông Định cho biết.
Quy hoạch lại sản xuất làng nghề
Về vấn đề bảo vệ môi trường các làng nghề nói riêng và bảo vệ môi trường của Thủ đô nói chung, Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Trần Xuân Hà khẳng định, Hà Nội luôn xác định tăng trưởng kinh tế phải song hành với việc bảo vệ môi trường, do đó Thành phố rất quan tâm đến vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường. “Tuy nhiên chỉ dựa vào sự nỗ lực của ngành tài nguyên môi trường thì sẽ không thể giải quyết dứt điểm vấn đề ô nhiễm đang diễn ra ở các làng nghề. Mà đòi hỏi phải có sự vào cuộc mạnh mẽ, chung tay góp sức của người dân, đặc biệt là những hộ gia đình, cơ sở sản xuất ở các làng nghề. Bên cạnh đó, báo chí cùng với các cấp chính quyền cần đẩy mạnh tuyên truyền để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong mọi tổ chức, doanh nghiệp, người dân từ đó huy động được nhiều nguồn lực xã hội tham gia vào bảo vệ môi trường” – ông Trần Xuân Hà nhấn mạnh. |
Để bảo vệ môi trường làng nghề, Sở TNMT Hà Nội vừa có văn bản về việc thực hiện Đề án Bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn TP Hà Nội đến năm 2020 và định hướng 2030 gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã (nơi có làng nghề) để chủ động xây dựng kế hoạch. Trong đó, giai đoạn 2017 - 2018 tập trung xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách về bảo vệ môi trường làng nghề và đánh giá phân loại làng nghề. Theo ông Lê Tuấn Định, Thành phố nghiên cứu tính khả thi và xây dựng các mô hình xã hội hoá và quản trị chất thải (rắn, lỏng, khí) cho việc xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề.
Trong nhóm giải pháp về chính sách, Hà Nội theo dõi, xác định các làng nghề ô nhiễm và đề xuất phương án xử lý. Tổ chức thu phí bảo vệ môi trường, tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình tuân thủ các quy định và xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường tại làng nghề. Nghiên cứu, ứng dụng và phổ biến công nghệ xử lý môi trường phù hợp với làng nghề bảo đảm đến năm 2030 cơ bản các làng nghề trên địa bàn đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường. Thành phố quản lý các công nghệ sản xuất nhằm hạn chế việc đưa công nghệ cũ, lạc hậu vào làng nghề và khu vực dân cư nông thôn gây ô nhiễm môi trường.
Bên cạnh đó, điều tra, phát hiện, xử lý nghiêm, kịp thời các hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường tại các làng nghề. Ông Lê Tuấn Định cho biết, Thành phố khuyến khích việc xây dựng Hương ước, Quy ước về bảo vệ môi trường làng nghề, trong đó cụ thể hoá các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường phù hợp với điều kiện của Thành phố, tiến tới triển khai thành quy định bắt buộc đối với các hộ, cơ sở sản xuất làng nghề.
Một nhóm giải pháp quan trọng TP Hà Nội đặt ra là quy hoạch, di dời, chuyển đổi ngành nghề sản xuất. Giải pháp này áp dụng trong một số hình thức, tuỳ thuộc vào đặc điểm thực tế của địa phương. Đó là, quy hoạch tập trung theo cụm công nghiệp: Quy hoạch cơ sở hạ tầng đồng bộ bao gồm hệ thống đường giao thông, hệ thống cấp điện, nước, thông tin liên lạc, hệ thống thu gom và xử lý chất thải. Quy hoạch khu sản xuất phù hợp với đặc thù loại hình làng nghề.
Hình thức thứ hai là quy hoạch phân tán (quy hoạch sản xuất ngay tại hộ gia đình), với loại hình quy hoạch này cần phải tổ chức bố trí không gian nhằm cải thiện điều kiện sản xuất và vệ sinh môi trường mà không cần phải di dời, hạn chế tối đa việc cơi nới, xây nhà cao tầng... lưu giữ nét cổ truyền, văn hoá của làng nghề kết hợp với dịch vụ du lịch. Ngoài ra, quy hoạch phân tán kết hợp tập trung theo hình thức di dời các công đoạn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như công đoạn tẩy, nhuộm (làng nghề nhuộm), công đoạn mạ (thuộc làng nghề cơ khí)... vào khu, cụm công nghiệp.
Việc chuyển đổi ngành nghề sản xuất hoặc di dời vào khu, cụm công nghiệp tập trung thực hiện theo hình thức lập danh mục các làng nghề cần có lộ trình chuyển đổi ngành nghề sản xuất hoặc di dời, trước mắt tập trung vào nhóm loại hình tái chế giấy, tái chế nhựa, cơ kim khí, nhuộm, giết mổ và làng nghề gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch di dời hoặc chuyển đổi ngành nghề sản xuất với lộ trình phù hợp.
Các làng nghề, các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường trong khu vực dân cư nông thôn cần di dời vào khu, cụm công nghiệp được hưởng các chính sách ưu đãi về miễn giảm tiền thuê đất, thuế sử dụng đất... và phải tuân thủ các quy định bảo vệ môi trường đối với khu, cụm công nghiệp tập trung.
Nguyễn Công
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Infographic 04/11/2024 20:52
EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 17:32
Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:36
Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:25
Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:05
Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới
Nhịp sống Thủ đô 03/11/2024 07:16
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 23:19
Hội khoẻ Hội Nhà báo thành phố Hà Nội mở rộng năm 2024 đã thành công tốt đẹp
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 17:25
Thanh Trì triển khai công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 12:17
Hà Nội: Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 06:20