Bạo lực học đường: Không nên xử lý bằng cách tăng hình phạt học sinh?
![]() | Phối hợp phòng, chống bạo lực học đường |
![]() | Tăng cường phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em |
![]() | Triệt tiêu bạo lực học đường: Sao không đưa vào trường giáo dưỡng? |
Đây là các ý kiến chuyên gia tại Tọa đàm khoa học “Bạo lực học đường: Nguyên nhân và Giải pháp” do Học viện Quản lý giáo dục vừa tổ chức mới đây.
Viện dẫn thống kê của Bộ GD-ĐT, PGS.TS Trần Thị Minh Hằng, Học viện Quản lý giáo dục cho biết, năm 2018 có gần 1.600 vụ học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học; khoảng 5.200 học sinh thì có một vụ đánh nhau. Cứ hơn 11.000 học sinh thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau; cứ 9 trường thì có một trường có học sinh đánh nhau.
![]() |
Toàn cảnh hội thảo. |
Thống kê của Bộ Công an cho thấy năm 2018, có hơn 53% số vụ bạo lực xảy ra trong môi trường học đường; có hơn 2.000 vụ bạo lực học đường.
Còn theo TS Hoàng Trung Học, chuyên gia tâm lý, Trưởng khoa Giáo dục, Học viện Quản lý giáo dục, bạo lực học đường không chỉ là vấn đề của riêng Việt Nam. Tại các nước có nền giáo dục phát triển, bạo lực học đường vẫn luôn tồn tại và là vấn đề khó giải quyết. Đơn cử như tại nước Mỹ, mỗi ngày có khoảng 160.000 học sinh không đến trường vì bị bạo lực hoặc sợ bị bạo lực. 83% các bé gái và 79% các bé trai cho biết từng là nạn nhân của bạo lực học đường. Điều đáng nói, có tới 64% trong số các em này dù bị bạo lực nhưng lại không dám chia sẻ với ai.
TS Hoàng Trung Học cho rằng, bạo lực học đường là hệ quả của quá trình tác động đa chiều, gồm nhiều vòng khác nhau, từ điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, đến gia đình, nhà trường, bạn bè và cả đặc điểm tâm sinh lý của chính các em.
Do đó, đẩy lùi bạo lực học đường không phải là trách nhiệm của riêng nhà trường, thầy cô, mà cần có sự quan tâm, vào cuộc của cả xã hội và hơn hết là sự quan tâm, chăm sóc của chính gia đình học sinh.
Từng có nhiều năm làm công tác hiệu trưởng ở các bậc học khác nhau như THPT, THCS, thầy Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng trường THCS Lê Quý Đôn (Hà Nội) cho rằng, bạo lực học đường không phải vấn đề mới. Tuy nhiên, càng ngày tính chất càng nghiêm trọng hơn.
“Theo những clip được phát tán trên mạng, khi bạo lực xảy ra, dường như có nhiều học sinh, thậm chí cả người lớn nhìn thấy nhưng lại không hề can ngăn, mà còn cổ vũ thêm. Nếu như trước kia bạo lực học đường chỉ xảy ra bên ngoài nhà trường, thì nay lại ngang nhiên diễn ra ngay trong lớp học, lứa tuổi cũng ngày càng trẻ hóa và tính chất sự việc nguy hiểm hơn”, thầy Bình quan ngại.
Cũng theo thầy Nguyễn Quốc Bình, nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường đến từ nhiều phía như học sinh nào đó có điểm nổi trội về phong cách thời trang, đầu tóc, hay chỉ cần một cái "nhìn đểu" cũng có thể xảy ra xô xát. Đặc biệt, ở các nữ sinh, ngay từ lớp 6, khi các em bắt đầu dậy thì, có những tình cảm khác giới, thì thường xuyên xảy ra tình trạng tranh giành bạn trai dẫn đến đánh nhau.
![]() |
Thầy Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng trường THCS Lê Quý Đôn (Hà Nội). |
Nói thêm về nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường, thầy Bình cho rằng, đôi khi kỷ luật và dân chủ ở các trường hơi quá trớn, chưa được phân định rõ ràng. Bên cạnh đó cũng chưa có hướng dẫn về mặt pháp lý cụ thể trong quá trình xử lý bạo lực học đường, nên các trường đôi khi còn lúng túng trong xử lý, chủ yếu dựa vào quy chế tự xây dựng, dẫn đến mỗi nơi làm một kiểu.
Để giải quyết bạo lực học đường, thầy Bình cho rằng, vai trò trước hết thuộc về người đứng đầu nhà trường. Các trường cũng cần phân loại nhóm học sinh có nguy cơ chịu bạo lực và nhóm có nguy cơ gây ra hành vi bạo lực. Bên cạnh đó, cần thành lập ban quản lý về bạo lực học đường, phân công nhiệm vụ cụ thể từng người.
Các trường cũng nên có mạng lưới liên kết với các quán nước ven trường để khi có học sinh đánh nhau, dễ dàng nhận được thông tin. Hơn hết, các trường cần đẩy mạnh và quan tâm đến giáo dục đạo đức cho học sinh.
Còn theo TS Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch Hội đồng trường Nguyễn Bỉnh Khiêm- Hà Nội, bạo lực học đường xuất phát từ các nguyên nhân như đạo đức, kỷ luật, áp lực, bệnh thành tích, tâm lý, nghiệp vụ giáo viên, môi trường giáo dục, trình độ quản lý, mục tiêu giáo dục của nhà trường.
Lấy ví dụ từ vụ 231 cái tát, TS Hòa cho rằng nguyên nhân của vấn đề không phải là đạo đức mà là mục tiêu giáo dục. Nhà trường có kỷ luật nhưng lại không chặt chẽ. Với lứa tuổi học sinh, cần đưa giải quyết vấn đề tâm lý trước khi kỷ luật.
“Tôi không tán thành việc tăng mức kỷ luật với học sinh, kỷ luật trong nhà trường cần giảm bớt. Với con trẻ là là giáo dục, tạo ra áp lực. Áp lực đôi khi cũng là động lực. Nhưng nhà trường cần chuyển hóa áp lực đó thành niềm vui, hạnh phúc; đưa ra bài học về giá trị sống, tâm lý học, sử dụng nó như một công cụ.
Tại trường tôi, mục tiêu giáo dục là học sinh được hạnh phúc và tiến bộ từng ngày. Đánh giá thầy cô dựa vào việc có khiến học sinh cảm thấy hạnh phúc hay không. Theo đó, giáo viên buộc phải có năng lực, nghiệp vụ sư phạm, phải được đào tạo về tâm lý học đường, mỗi thầy cô là một nhà giáo dục, một nhà tâm lý”, TS Hòa nhấn mạnh.
Từ đó, TS Hòa cho rằng, ngành giáo dục cũng cần thay đổi cách đánh giá, xếp loại giáo viên, để các thầy cô không còn chạy theo thành tích, hết lòng vì sự đổi mới của giáo dục. Bên cạnh đó, cũng cần quan tâm đến việc giáo dục tâm lý học đường trong các trường sư phạm.
Cần biên chế cho nhân viên tư vấn tâm lý học đường
Nhấn mạnh về việc phải kiểm soát bạo lực học đường, TS Hoàng Trung Học, Trưởng khoa Giáo dục, Học viện quản lý Giáo dục cho rằng, cần thay đổi nhận thức tổng thể, đầy đủ và khoa học. Sự vào cuộc của cả hệ thống xã hội và đặc biệt là đẩy mạnh mô hình hỗ trợ tâm lý học đường.
Theo đó, cần có biên chính thức trong nhà trường về nhân viên tâm lý học đường; đồng thời xây dựng mạng lưới, đẩy mạnh đào tạo và chuyên nghiệp hóa về tâm lý học đường.
GS. TS Phạm Quang Trung, Giám đốc Học viện Quản lý giáo dục cho rằng, bạo lực học đường không chỉ là vấn đề trong nhà trường mà còn là vấn đề xã hội. Cần có nhìn thấu đáo, mang tính chất toàn diện; không nên thổi phồng, cường điệu hóa sự việc nhưng cũng không lạnh lùng với nó để có giải pháp căn cơ, vừa trước mắt, vừa lâu dài để chấm dứt tình trạng này.
Theo GS Trung, để hạn chế bạo lực học đường, gia đình, nhà trường, truyền thông giữ vai trò quan trọng. “Trên 80% tác động ảnh hưởng đến thanh niên phạm pháp có yếu tố từ gia đình. Trong các trường hợp bố mẹ lao vào kiếm tiền, ít quan tâm đến con cái, thì nhất định các em sẽ gặp vấn đề. Mạng xã hội cũng đang ảnh hưởng lớn đến giới trẻ. Nếu các em biết khai thác, sẽ có rất nhiều thông tin tốt, nhưng nếu không thì cũng có rất nhiều hành động xấu xuất phát từ mạng xã hội.
Vấn đề là gia đình, nhà trường cần làm gì để các em có kỹ năng tốt hơn. Để giải quyết bạo lực học đường, không thể giải quyết bằng đòn roi mà cần xuất phát từ vấn đề tâm lý, có nền tảng bài bản để ngăn ngừa, tăng cường hoàn thiện về cơ sở pháp lý.
Tôi cho rằng khi xảy ra các vụ việc, cơ quan chức năng thường nói là đã ban hành bao nhiêu thông tư, nghị định. Nhưng ban hành bao nhiêu văn bản không quan trọng, quan trọng là nó có đi vào cuộc sống hay không”, GS. TS Phạm Quang Trung nhấn mạnh.
Theo Nguyễn Trang/VOV.VN
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Nhiều tổ hợp xét tuyển “lạ” trong tuyển sinh đại học năm 2025

Cái giá phải trả vì “bóc phốt” nhau trên mạng xã hội

Hà Nội: Bắt giữ 2 tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng

Bị bạn trai trên mạng rủ đầu tư tiền ảo, người phụ nữ bị mất gần 9 tỷ đồng

Chăm lo thiết thực, hiệu quả cho đoàn viên, người lao động

LĐLĐ quận Long Biên: Tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực, tận tâm chăm lo cho đoàn viên

Sắp diễn ra Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025
Tin khác

Nhiều tổ hợp xét tuyển “lạ” trong tuyển sinh đại học năm 2025
Giáo dục 02/04/2025 22:20

Nhiều trường tăng chỉ tiêu tuyển sinh, mở thêm ngành đào tạo mới
Giáo dục 02/04/2025 06:06

Hà Nội: Học sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT tại trường nơi học lớp 12
Giáo dục 01/04/2025 21:15

Danh mục mã số các trường THPT công lập năm học 2025 - 2026
Giáo dục 01/04/2025 18:21

Kết quả kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực
Giáo dục 31/03/2025 06:35

Hà Nội: Công bố kế hoạch tuyển sinh mầm non, lớp 1, lớp 6 của 30 quận, huyện, thị xã
Giáo dục 30/03/2025 20:06

Kế hoạch tuyển sinh các lớp đầu cấp năm học 2025 - 2026 tại TP.HCM
Giáo dục 30/03/2025 16:49

Đồng hành với học sinh trên hành trình chọn nghề
Giáo dục 29/03/2025 20:13

Khi nào công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025?
Giáo dục 29/03/2025 15:44

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Lưu ý cách tô phiếu trả lời trắc nghiệm đạt điểm cao
Giáo dục 29/03/2025 14:12