Bảo hiểm xã hội TP Hà Nội: Nỗ lực vì mục tiêu an sinh xã hội
Khám chữa bệnh BHYT: Vẫn tồn tại chi phí bất hợp lý | |
Số hồ sơ bảo hiểm xã hội giao dịch bằng hình thức điện tử tăng mạnh |
Chú trọng phát triển đối tượng tham gia
Hà Nội là địa phương có mật độ dân số cao với số dân 7,6 triệu người. Theo báo cáo của BHXH TP Hà Nội, hiện toàn Thành phố có 63.480 đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp tham gia BHXH, BHYT, BH thất nghiệp, trong đó có gần 52 nghìn doanh nghiệp và 205 cơ sở y tế khám chữa bệnh ký hợp đồng khám, chữa bệnh cho người có thẻ BHYT.
Bộ phận một cửa tại BHXH TP Hà Nội |
Hà Nội cũng là địa phương có số tiền chi trả và đối tượng hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng lớn nhất cả nước nhưng luôn đảm bảo chi trả kịp thời, chính xác, an toàn, không để xảy ra thất thoát (số tiền chi trả trung bình là 2.400 tỷ đồng/1 tháng cho gần 600 nghìn đối tượng thụ hưởng; số người có thẻ BHYT trên 6,3 triệu người, đạt tỷ lệ bao phủ BHYT 84,4% dân số).
Thời gian qua, công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT được Thành phố đặc biệt quan tâm, chú trọng nhằm duy trì, ổn định quỹ BHXH, BHYT. Hằng Quý, Cục thuế Thành phố chuyển danh sách các đơn vị, doanh nghiệp đang thực hiện nghĩa vụ thuế với Thành phố sang cơ quan BHXH Thành phố làm cơ sở rà soát các đơn vị chưa tham gia BHXH, BHYT, BH thất nghiệp cho người lao động để khai thác, phát triển nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người lao động.
BHXH Thành phố tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách TTHC và ứng dụng CNTT trong các khâu nghiệp vụ từ BHXH Thành phố đến BHXH quận, huyện, thị xã. Đến nay, đã có gần 59 nghìn đơn vị sử dụng lao động thực hiện giao dịch hồ sơ điện tử, chiếm 93% các đơn vị tham gia tham BHXH, BHYT (chủ yếu là các doanh nghiệp, trong đó các đơn vị là doanh nghiệp có trên 10 lao động thực hiện giao dịch điện tử đạt tỉ lệ 98,8% ). 6 tháng đầu năm 2018 đã có 3,7 triệu lượt giao dịch với 10 triệu hồ sơ được giải quyết trước hạn, đúng hạn. |
Bên cạnh đó, một số nhóm đối tượng duy trì tốc độ tăng nhanh qua các năm như đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình, đối tượng cận nghèo; nhất là đối tượng học sinh, sinh viên (năm 2012 là 81,3%) đến nay là 1.529.425 người (đạt trên 90,8%), tăng 293.773 người so với năm 2012. Ngoài ra, hình thức tham gia BHXH tự nguyện ngày càng linh hoạt và thuận lợi hơn nên tỷ lệ tham gia tăng dần qua các năm từ 13 nghìn người (năm 2012) đến nay là gần 24 nghìn người, tăng gần 11 nghìn người.
Để tạo thuận lợi cho người lao động, nhân dân tham gia BHYT, BHXH tự nguyện, nhất là nhằm tăng nhanh tỷ lệ bao phủ BHYT, Thành phố đã chủ động đào tạo, mở rộng mạng lưới đại lý thu. Đến nay, đã có trên 1.400 điểm thu của gần 700 đại lý với gần 2 nghìn nhân viên đại lý thu. Đại lý thu bao gồm UBND các xã, phường, thị trấn, hệ thống bưu điện, các trạm y tế, một số hội đoàn thể như phụ nữ, nông dân, trung bình mỗi địa bàn xã, phường, trị trấn có từ 2 điểm thu trở lên (một số nơi phát triển tốt có 4-5 điểm thu).
Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính
Công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC), ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) đối với công tác BHXH, BHYT luôn được Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố quan tâm chỉ đạo. Đặc biệt Hà Nội là địa phương có số đơn vị và đối tượng tham gia, thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT, BH thất nghiệp rất lớn và thường xuyên biến động hết sức phức tạp, lượng khách giao dịch nhiều, thường xuyên quá tải.
Ông Nguyễn Đức Hòa – Giám đốc BHXH TP Hà Nội cho biết: Trước đây, khi thực hiện công việc một cách thủ công, thường có tình trạng khiếu nại về việc thất lạc hồ sơ, giải quyết hồ sơ chậm, muộn. Đến năm 2012, UBND Thành phố đã đầu tư dự án ứng dụng CNTT cho bộ phận một cửa tại trụ sở BHXH Hà Nội và BHXH các quận, huyện, thị xã.
Từ dự án của Thành phố, tại BHXH thành phố Hà Nội và 30 quận, huyện, thị đã có hệ thống một cửa được trang bị đầy đủ bàn ghế, tủ quầy, máy vi tính, máy in, màn hình cảm ứng tra cứu TTHC, hệ thống xếp hàng tự động, phần mềm để tác nghiệp phục vụ việc tiếp nhận, trả kết quả hồ sơ cho các tổ chức, cá nhân, tạo thuận lợi cho khách đến giao dịch.
Việc tiếp nhận và giải quyết các TTHC theo cơ chế một cửa đã mang lại sự thuận tiện cho người dân, đảm bảo công khai, minh bạch các TTHC, ngăn chặn tình trạng sách nhiễu của viên chức khi thực thi công vụ.
Theo đó, người dân có nhu cầu chỉ phải nộp hồ sơ và nhận lại kết quả tại một đầu mối, ngoài ra thông qua cổng thông tin điện tử của BHXH Thành phố người dân có thể theo dõi, giám sát, tra cứu quá trình và kết quả giải quyết hồ sơ của cơ quan BHXH. Mặt khác, việc áp dụng cơ chế một cửa cũng giúp các phòng, bộ phận nghiệp vụ có điều kiện tập trung và chủ động giải quyết công việc thuộc thẩm quyền chuyên môn.
Đặc biệt, từ năm 2016, BHXH Thành phố được BHXH Việt Nam giao phối hợp với các vụ, ban nghiệp vụ BHXH Việt Nam và nhà thầu triển khai, hoàn thiện các phần mềm nghiệp vụ trước khi triển khai toàn quốc. Với hệ thống tiếp nhận hồ sơ một cửa điện tử, 100% TTHC được thực hiện tiếp nhận và trả kết quả thông qua hệ thống phần mềm “Một cửa điện tử”; hồ sơ được luân chuyển giữa các phòng nghiệp vụ và BHXH các quận, huyện theo một quy trình khép kín, theo dõi được đường đi của từng hồ sơ, tiến độ, trách nhiệm giải quyết hồ sơ của từng viên chức.
Đến nay, tỷ lệ hồ sơ giải quyết trả chậm khoảng 3% và không còn tình trạng thất lạc hồ sơ. Phần mềm “Một cửa điện tử” giúp chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo BHXH Thành phố kịp thời, góp phần công khai, minh bạch hóa quy trình giải quyết chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BH thất nghiệp nâng cao tinh thần, thái độ, phong cách phục vụ của đội ngũ viên chức trong toàn hệ thống.
BHXH TP Hà Nội cũng đẩy mạnh việc tiếp nhận và trả kết quả TTHC qua dịch vụ bưu chính. Cụ thể, BHXH Hà Nội phối hợp với Bưu điện Hà Nội xây dựng kết nối liên thông giữa hệ thống quản lý bưu phẩm của Bưu điện với hệ thống tiếp nhận và trả kết quả “Một cửa điện tử” của BHXH Thành phố. Từ khi thực hiện hệ thống liên thông, lượng hồ sơ nhận và gửi tăng nhanh. Việc tiếp nhận và quyết toán giữa BHXH Thành phố với Bưu điện đảm bảo nhanh chóng và chính xác.
Bên cạnh đó, BHXH TP Hà Nội cũng triển khai thí điểm việc kết nối với Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (NNPTNT) chi nhánh Bắc Hà Nội thực hiện thí điểm kết nối dữ liệu hệ thống tài khoản ngân hàng của Văn phòng BHXH Thành phố (mở tại Ngân hàng NNPTNT) với hệ thống phần mềm kế toán của BHXH Thành phố đối với 392 đơn vị, doanh nghiệp.
Việc kết nối đã giúp rút ngắn thời gian, tiết kiệm nhân lực, phục vụ kịp thời cho công tác tổng hợp số liệu thu, nợ BHXH, BHYT, BH thất nghiệp của các đơn vị sử dụng lao động. Trên cơ sở kết quả triển khai thành công với Ngân hàng NNPTNT chi nhánh Bắc Hà Nội, thời gian tới BHXH Thành phố tiếp tục triển khai với các ngân hàng thương mại, kho bạc nơi cơ quan BHXH mở tài khoản thu BHXH, BHYT, BH thất nghiệp, phấn đấu thực hiện giao dịch điện tử mức độ 4 về kê khai, thu nộp BHXH, BHYT.
Cũng theo ông Nguyễn Đức Hòa, với mong muốn nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp, đơn vị, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho đối tượng tham gia, thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT, BH thất nghiệp, BHXH Thành phố tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách TTHC và ứng dụng CNTT trong các khâu nghiệp vụ từ BHXH Thành phố đến BHXH quận, huyện, thị xã.
Đến nay, đã có gần 59 nghìn đơn vị sử dụng lao động thực hiện giao dịch hồ sơ điện tử, chiếm 93% các đơn vị tham gia tham BHXH, BHYT (chủ yếu là các doanh nghiệp, trong đó các đơn vị là doanh nghiệp có trên 10 lao động thực hiện giao dịch điện tử đạt tỉ lệ 98,8% ). 6 tháng đầu năm 2018 đã có 3,7 triệu lượt giao dịch với 10 triệu hồ sơ được giải quyết trước hạn, đúng hạn.
“Mục tiêu cao nhất, xuyên suốt của BHXH Thành phố Hà Nội là phục vụ tốt nhất người dân, tổ chức, đơn vị trong thực hiện chính sách BHXH, BHYT góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn Thủ đô” - ông Nguyễn Đức Hoà khẳng định
Bảo Duy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Chế độ hưu của người lao động tại công ty còn nợ tiền bảo hiểm xã hội
Chính sách 22/12/2024 06:06
Đơn vị nợ bảo hiểm xã hội, làm thế nào để hưởng lương hưu?
Chính sách 20/12/2024 06:10
Làm sao để biết công ty đang nợ tiền bảo hiểm xã hội?
Chính sách 19/12/2024 17:30
Quy định về thời hạn nộp tiền BHXH bắt buộc hằng tháng
Chính sách 17/12/2024 09:42
Công ty nợ tiền bảo hiểm, người lao động có thể tham gia BHYT tự nguyện?
Chính sách 12/12/2024 06:57
100 đơn vị chậm đóng tiền BHXH từ 6-24 tháng
Chính sách 12/12/2024 06:49
Công ty nợ tiền BHXH, giải quyết chế độ thai sản thế nào?
Chính sách 10/12/2024 10:06
Cách tính mức trợ cấp hằng tháng cho người không đủ điều kiện hưởng lương hưu
Chính sách 08/12/2024 22:02
Quy định về thời điểm hưởng lương hưu có hiệu lực từ ngày 1/7/2025
Chính sách 07/12/2024 06:37
Mở rộng quyền lợi, phạm vi hưởng BHYT của người tham gia
Chính sách 06/12/2024 06:35