Bánh chưng Lỗ Khê đậm đà hương vị Tết

Những ngày cuối  năm, người dân ở làng bánh chưng Lỗ Khê (Đông Anh, Hà Nội) dường như thức trắng, phải đến khi những mẻ bánh cuối cùng được vớt ra và chuyển đi, họ mới kết thúc công việc và chuẩn bị Tết cho gia đình.
banh chung lo khe dam da huong vi tet "Gói bánh chưng xanh cùng người nghèo ăn Tết" năm 2017
banh chung lo khe dam da huong vi tet Nâng tầm bánh chưng truyền thống

Rộn ràng ngày giáp tết

Chỉ cách trung tâm TP. Hà Nội khoảng 30 km về hướng Đông Bắc và không “nổi tiếng” như bánh chưng ở làng Tranh Khúc (huyện Thanh Trì), song nếu ai một lần đặt chân đến làng Lỗ Khê (xã Liên Hà, Đông Anh) và thưởng thức bánh chưng truyền thống ở đây, có lẽ sẽ chẳng thể nào quên được. Nghề làm bánh chưng truyền thống ở Lỗ Khê có từ khi nào, ngay cả đến các bậc cao niên trong làng cũng không thể nào nhớ được, chỉ biết rằng khi họ lớn lên thì nghề làm bánh chưng đã có rồi. Cứ vậy, người đi trước truyền lại cho người đi sau và nghề gói bánh chưng đã trở thành một nét văn hóa, bản sắc riêng của người dân làng Lỗ Khê mỗi dịp Tết đến, xuân về.

banh chung lo khe dam da huong vi tet

Bà Phạm Thị Lành hạnh phúc khi được tiếp nối và gìn giữ giá trị truyền thống cha ông để lại.

Nhanh tay rửa đống lá dong xanh ngắt, bà Phạm Thị Lành (65 tuổi, ở làng Lỗ Khê) không dấu được sự vui mừng khi có người quan tâm và tìm hiểu về những điều đặc biệt xung quanh nghề làm bánh chưng ở Lỗ Khê. Bà bảo: “Ở làng này ai cũng biết gói bánh chưng, nhưng để có một người làm bánh chuyên nghiệp quanh năm, hiện chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Ở đây, người làng Lỗ Khê ai nấy đều thấy vui mừng về đặc sản bánh chưng quê hương. Đặc biệt, vào những ngày giáp Tết, người dân khắp nơi đổ về đây đặt mua bánh chưng rất nhiều, họ làm quà biếu, quà Tết gửi đi khắp mọi miền đất nước, khiến chúng tôi rất tự hào và trân quý những giá trị truyền thống mà cha ông để lại vô cùng”.

Được coi là “đại gia” bánh chưng ở làng Lỗ Khê, năm nào cũng vậy, giáp Tết, nhà bà Lành lại đông như trẩy hội bởi số người đến đặt bánh, gói bánh và chuyển bánh đi khắp nơi. “Nhà tôi gói bánh chưng quanh năm, nhưng tập trung nhiều nhất vẫn là vào dịp cuối năm, đặc biệt trong khoảng thời gian từ 20 – 29 Tết, các cơ quan, công ty đến đặt bánh rất nhiều, số bánh chưng lên cả vạn chiếc. Không làm xuể nên thời điểm cận Tết, tôi phải mướn người gói thuê ở làng. Vào thời điểm đó, một thợ gói bánh 1 ngày có thể gói được 200 cái. Vì làm nhiều nên sẽ chia nhau làm theo công đoạn, người tước lá, gói bánh, luộc bánh, vớt bánh…các khâu tạo thành một hệ thống chuyên nghiệp, nhưng vẫn đảm bảo về chất lượng, độ rền và vị đậm đà của bánh. Gói bánh chưng dịp Tết lãi thì chẳng được bao nhiêu, bởi phải thuê nhân công giá rất cao vì cận Tết không ai muốn làm. Nhưng vì giữ nghề, yêu nghề và không muốn nghề gói bánh chưng ở Lỗ Khê bị mai một nên tôi quyết tâm giữ bằng được” – bà Lành tâm sự.

Đậm đà hương vị bánh chưng Lỗ Khê

Theo các vị cao niên trong làng, người làng Lỗ Khê có cách gói bánh chưng rất đặc biệt, đặc biệt ngay từ khâu lựa chọn nguyên liệu chế biến cho đến cách trình bày. Bởi lẽ, bánh chưng Lỗ Khê chủ yếu là loại bánh dài (bánh hình ống), người làng Lỗ Khê cũng gói bánh chưng vuông, nhưng rất ít, chủ yếu là để thắp hương cúng lễ tổ tiên và theo yêu cầu của khách hàng. Khi gói, lá dong phải là loại lá to, xanh mướt và được rửa sạch trước vài ngày cho ráo nước, khi gói, gạo sẽ bám vào lá và không có cảm giác nhớp nháp. Đặc biệt, gạo nếp dùng để gói bánh phải là gạo nếp cái hoa vàng, và được trồng ngay tại vùng Lỗ Khê (không dùng gạo nếp cái hoa vàng ở vùng khác). Đậu xanh cũng phải là loại đậu còn nguyên vỏ, sau đó đem ngâm rồi đãi, tuyệt đối không dùng loại đậu tách vỏ, làm sẵn, bởi như thế khi nấu, bánh sẽ mất thơm.

banh chung lo khe dam da huong vi tet
Bánh chưng Lỗ Khê có vị thơm ngon, đậm đà.

Trước khi gói bánh, gạo sẽ được ngâm trước khoảng 1 giờ bằng nguồn nước giếng của làng, sau đó vớt gạo để ráo nước rồi xóc 1 ít muối cho bánh đậm đà. Đậu xanh sẽ ngâm khoảng 2 giờ cho bong hết vỏ rồi đãi sạch, thịt nhân bánh phải là loại thịt ba chỉ (nửa mỡ, nửa nạc), nếu thịt nhiều mỡ quá bánh sẽ bị ngậy và kém ngon, còn thịt nạc quá nhiều sẽ khiến bánh bị khô. Sau khi chuẩn bị xong phần nguyên liệu, bánh sẽ được gói bằng khuôn, vì là bánh chưng tròn và dài nên khi gói phần quan trọng nhất là giàn dây go (loại dây vải, chắc chắn để cố định hình chiếc bánh), sau khi gói tạo hình, người gói mới dùng dây lạt mềm để gói chắc chắn, lúc này dây go sẽ được tháo ra. Bánh sẽ được nấu trong khoảng thời gian từ 6 – 8 giờ đồng hồ, sau đó vớt bánh ra và nhúng vào nước cho nguội bớt.

Nói về nghề gói bánh chưng truyền thống ở Lỗ Khê, ông Hoàng Đức Minh - Trưởng thôn Lỗ Khê tự hào cho biết, ở làng này nhà nào cũng biết gói bánh chưng, nhưng làm chuyên nghiệp nhất và nhiều nhất là nhà bà Lành. Bánh chưng Lỗ Khê có vị ngọt thơm của gạo nếp cái hoa vàng, bánh rền và xanh bởi lá dong và sự đậm đà của nguồn nước giếng khơi ở đây mà không nơi nào có được.

Cũng theo bà Lành, trước đây vào mỗi dịp lễ, Tết, người làng Lỗ Khê lại tập trung tại một nhà nào đó rồi cùng gói bánh và trông nồi bánh chưng Tết. Những lúc ấy, các cụ cao niên trong làng lại tụ tập đến, cụ ông thì đánh trống chầu, cụ bà lại ngân nga những làn điệu ca trù (còn gòi là hát ả đào, hát nhà tơ…) nổi tiếng, tạo nên nét đặc trưng trong văn hóa và phong tục tập quán của người dân.“Ngày xưa thể loại ca trù được coi là thể loại nhạc quý tộc, nhạc cung đình, nhưng ở làng Lỗ Khê (cái nôi của ca trù) thì người dân hát mọi lúc, mọi nơi, nhất là các dịp lễ, Tết. Đặc biệt, các cụ vừa nấu bánh chưng vừa hát, nó thi vị và ý nghĩa vô cùng, giờ thì không còn nữa” – bà Lành nói giọng đầy tiếc nuối.

Theo thời gian, nét sinh hoạt độc đáo ấy dần mai một, giờ đây người làng Lỗ Khê không còn hát ca trù khi trông nồi bánh chưng Tết nữa. Nghề gói bánh chưng truyền thống, hiện cũng không còn nhiều người gìn giữ bởi mang lại ít giá trị kinh tế, nhưng nét độc đáo, vị ngọt thơm của bánh chưng Lỗ Khê vẫn khiến nhiều người vấn vương mỗi khi thưởng thức. Đặc biệt vào dịp Tết, mỗi người trong làng vẫn muốn tự tay gói bánh chưng như muốn níu giữ vẻ đẹp truyền thống, nét đặc trưng của quê hương, để dâng lòng thành kính lên tổ tiên vào năm mới và cầu chúc một năm mới bình an, hạnh phúc.

Đạt Đỗ

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, ngành khoa học và công nghệ Việt Nam có nhiều sự kiện, dự án và sáng kiến đột phá góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và đổi mới sáng tạo.
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

(LĐTĐ) Mùa Giáng sinh đang đến gần, không khí lễ hội tràn ngập khắp nơi, đặc biệt là tại các nhà thờ Công giáo. Nam Định - vùng đất được mệnh danh là “xứ sở của nhà thờ” - những ngày này càng thêm lộng lẫy với sắc màu rực rỡ, hứa hẹn trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách muốn tận hưởng một mùa Noel đặc biệt.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 23/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

(LĐTĐ) Ngày mai (24/12), Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm các bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2. Trong số 17 bị cáo, 3 cựu Phó Giám đốc sở ở tỉnh Thái Nguyên và Quảng Nam bị cáo buộc nhiều lần nhận tiền để giúp doanh nghiệp xin chủ trương cách ly y tế.
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

(LĐTĐ) 97 đề tài xuất sắc nhất đã được chọn tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025. Các đề tài dự thi ở 4 nhóm lĩnh vực gồm: Vật lí - kỹ thuật cơ khí - phần mềm hệ thống; hóa học; sinh - y - môi trường; khoa học xã hội - hành vi.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Với mục tiêu mang Tết đến cho mọi nhà, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đang tích cực triển khai Kế hoạch số 67 của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, nhằm đảm bảo tất cả đoàn viên, người lao động (NLĐ) của ngành đều có một mùa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ấm no, đủ đầy.
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

(LĐTĐ) Cô B.T.H (68 tuổi) đã chịu đựng tình trạng nuốt nghẹn suốt nhiều năm, dù đã thăm khám và điều trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm. Tuy nhiên khi đến Thu Cúc TCI, cô chỉ mất 2 tháng để chữa khỏi hoàn toàn tình trạng này.

Tin khác

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 23/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”

Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”

(LĐTĐ) Tối ngày 22/12, tại Không gian Văn hóa sáng tạo quận Tây Hồ, Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) phường Yên Phụ tổ chức chương trình nghệ thuật “Tây Hồ tỏa sáng”, với sự tham gia, cổ vũ của đông đảo nhân dân và du khách.
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

(LĐTĐ) Việc sửa đổi Luật Thủ đô đã mang lại những điều chỉnh quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển văn hóa, nhằm bảo đảm Hà Nội tiếp tục phát huy vai trò trung tâm văn hóa của cả nước.
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất

Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất

(LĐTĐ) Còn hơn một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, trên khắp các tuyến phố Hà Nội đã thấp thoáng sắc đào, quất - những biểu tượng quen thuộc của mùa Xuân đang về.
Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới

Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới

(LĐTĐ) Vừa bảo đảm hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ năm 2024, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) cũng đang khẩn trương hoàn tất các khâu cuối cùng sắp xếp các đơn vị hành chính mới, sẵn sàng vận hành từ ngày 1/1/2025. Theo đánh giá, sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy, công tác quản lý cũng như dư địa phát triển trên địa bàn sẽ được thực hiện hiệu quả hơn.
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

(LĐTĐ) Ngày 20/12, Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 (diễn ra tại quận Long Biên, TP.Hà Nội) đã mở cửa cho người dân và du khách tham quan miễn phí. Triển lãm không chỉ giới thiệu những trang thiết bị, vũ khí hiện đại của Quân đội nhân dân Việt Nam và quốc tế, mà còn lồng ghép nhiều hoạt động trải nghiệm thực tế khác, thu hút đông đảo công chúng tham gia.
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City

Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City

(LĐTĐ) Tại buổi diễn tập, các lực lượng đã diễn tập giả định tình huống xảy ra cháy tại ki-ốt bán hàng tại tầng 1 tòa nhà R2. Nguyên nhân cháy là do quạt điện trong cơ sở gặp sự cố phát sinh tia lửa điện bắn vào các vật dụng dễ cháy có trong ki-ốt và gây cháy.
Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2

Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2

(LĐTĐ) Vừa qua, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 71/2024/QĐ-UBND về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Quyết định số 30/2019/QĐ-UBND ngày 31/12/2019. Đây là văn bản quan trọng trong việc quy định và điều chỉnh bảng giá các loại đất trên địa bàn thành phố.
Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế  - xã hội năm 2025

Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025

(LĐTĐ) Chiều 20/12, Hội đồng nhân dân (HĐND) quận Bắc Từ Liêm khoá III, nhiệm kỳ 2021-2026 khai mạc kỳ họp thứ 19 để thực hiện các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng

Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng

(LĐTĐ) Chiều 20/12, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội (Đơn vị bầu cử số 7) và HĐND quận Thanh Xuân đã tiếp xúc cử tri báo cáo kết quả Kỳ họp thứ 20 của HĐND Thành phố và Kỳ họp thứ 15 của HĐND quận.
Xem thêm
Phiên bản di động