Ký sự: Những chàng trai canh giữ biển đảo quê hương

Bài cuối: Quyết giữ chủ quyền thiêng liêng

(LĐTĐ) Có một Trường Sa hiên ngang, vững chãi như ngày hôm nay, nơi đây đã thấm đẫm biết bao mồ hôi, xương máu của các thế hệ cán bộ, chiến sỹ. Vì sự trường tồn của chủ quyền biển đảo và thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc, nhiều người đã nằm xuống nơi đây.
bai cuoi quyet giu chu quyen thieng lieng Bài 4: Những người con Hà Nội ở Trường Sa
bai cuoi quyet giu chu quyen thieng lieng Bài 3: Người lính thầm lặng

Một thời gian khổ

Tại đảo Thuyền Chài, từ ngôi nhà cao chân kiên cố chúng tôi nhìn thấy một chiếc tàu cũ, gỉ sét nằm giữa bãi san hô ở phía xa. Dù đã nhuốm màu thời gian nhưng chiếc tàu vẫn giữ được hình hài như muốn thách thức những con sóng từ biển cả. Theo các cán bộ, chiến sỹ trên đảo, đó là một pông tông cũ và là cột mốc chủ quyền đầu tiên mà quân đội ta đặt lên Thuyền Chài.

Đầu tháng 3/1987, trước tình hình Biển Đông có những diễn biến phức tạp, thực hiện chỉ đạo của cấp trên lực lượng Lữ đoàn 146, Hải quân Vùng 4 phối hợp với các đơn vị chức năng kéo chiếc pông tông trên từ đất liền ra khơi rồi đi thẳng lên đảo Thuyền Chài để khẳng định chủ quyền của Việt Nam.

Thời kỳ đó, vì chưa có điều kiện xây dựng nhà kiên cố nên trong suốt nhiều năm, pông tông này chính là nơi ở và cũng là căn cứ chiến đấu của các cán bộ, chiến sỹ. Trên mặt pông tông rộng chừng 30m2, những chiếc lều tạm được dựng lên che mưa, che nắng.

bai cuoi quyet giu chu quyen thieng lieng
Các chiến sỹ ngày đêm canh gác chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Bên dưới là những khối nước ngọt ít ỏi dành cho cả người và công tác tăng gia. Bấy giờ, đi lại khó khăn nên 6 tháng một lần, nhu yếu phẩm mới được chuyển từ trong đất liền ra. Người lính phải tiết kiệm từng lít nước, cọng rau. Sống trong hoàn cảnh vô cùng thiếu thốn nhưng họ luôn bền gan, vững chí, kiên trung giữ vững chủ quyền tại đây.

Cảm phục về tinh thần vượt khó, vượt khổ của bộ đội trên đảo Thuyền Chài, nhà thơ Trần Đăng Khoa từng viết: “Lều bạt chung chiêng giữa nước giữa trời/ Đến một cái gai cũng không sống được/ Sớm mở mắt, nắng lùa ngun ngút/ Đêm trong lều như trôi trong mây...”.

Không chỉ đảo Thuyền Chài, ở các đảo khác như Đá Đông, Trường Sa Đông... những pông tông, những xác xe tăng mà những người lính năm xưa đặt lên để khẳng định chủ quyền vẫn còn đến ngày nay. Chúng như những nhân chứng lịch sử cho ý chí, quyết tâm của những người lính năm xưa và cũng là lời nhắc nhở, khích lệ tinh thần các cán bộ, chiến sỹ hôm nay và mai sau.

Đại úy Trần Văn Phúc, Chỉ huy trưởng đảo Đá Đông, chia sẻ: “Cuộc sống ở đảo cũng có thời điểm rất khắc nghiệt, nhất là mùa biển động. Những cơn bão bủa vây và nguy cơ từ các lực lượng chiếm đóng trái phép ở Trường Sa. Nhưng có lẽ những thứ đó chưa thấm tháp so với gian khổ các thế hệ cha ông đã vượt qua.

Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, bây giờ chúng tôi có điện năng lượng mặt trời, có máy lọc nước biển nên đời sống bộ đội đã cải thiện rất nhiều. Tiếp bước truyền thống các thế hệ đi trước, chúng tôi tự tin sẽ vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, bảo vệ chủ quyền biển đảo đến cùng”.

Vinh quang nào cũng có nước mắt

Đứng trước Tượng đài liệt sỹ trên đảo Trường Sa Lớn, chúng tôi cảm nhận, trân trọng, ghi lòng tạc dạ những công lao và sự hy sinh vô bờ bến của các anh hùng liệt sỹ đã nằm lại nơi đây vì sự vẹn toàn của giang sơn, vì sự trường tồn vững chắc của chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc.

Tiếp bước thế hệ đi trước, noi gương các anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống trên mảnh đất này. Từ ngày giải phóng cho đến nay, được sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước, của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, của cấp ủy, chính quyền, cơ quan đoàn thể và kiều bào, đồng bào, chiến sỹ cả nước, đảo Trường Sa Lớn nói riêng và các đảo trên quần đảo Trường Sa nói chung ngày càng được xây dựng khang trang, xanh – sạch – đẹp.

bai cuoi quyet giu chu quyen thieng lieng
Đoàn công tác dâng hương tại Tượng đài liệt sỹ trên đảo Trường Sa.

Trường Sa đã trở thành pháo đài vững chắc, là mốc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc giữa trùng khơi, trở thành chỗ dựa vững chắc cho bộ đội thực hiện nhiệm vụ, sinh hoạt và công tác. Đồng thời cũng là chỗ dựa đáng tin cậy cho nhân dân sinh sống, vươn khơi bám biển.

Vinh quang nào cũng có mất mát, hy sinh, hạnh phúc nào mà không phải đổi bằng máu xương và mồ hôi nước mắt. Sự dâng hiến của những anh hùng liệt sỹ đã hòa vào cùng giá trị thiêng liêng của non sông đất nước, một phần sự hy sinh lớn lao vô bờ bến của dân tộc.

Giữa đất trời biển đảo Trường Sa hôm nay, trước tượng đài anh linh của những chiến sỹ cách mạng ưu tú đã ngã xuống, trong niềm tiếc thương, biết ơn vô hạn, với tấm lòng thành kính và tri ân sâu sắc, từ sâu thẳm, những thành viên đoàn công tác nguyện sẽ xứng đáng với công lao và sự hy sinh cao cả của các anh hùng liệt sỹ…

Dâng hương tại đài tưởng niệm, Thượng tá Lương Xuân Giáp, Phó Chính ủy Lữ đoàn 146, Hải quân Vùng 4, xúc động: “Trường Sa là pháo đài vững chắc, mốc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc giữa trùng khơi, trở thành chỗ dựa cho nhân dân sinh sống, vươn khơi và bám biển.

Có được ngày nay là nhờ những công lao và sự hy sinh vô bờ bến của các anh hùng liệt sỹ đã nằm lại nơi đây. Để xứng đáng với công lao và sự hy sinh cao cả đó, thế hệ hôm nay và mai sau sẽ mãi giữ yên biển, trời đất mẹ, giữ vững quần đảo Trường Sa của Tổ quốc”.

Trước khi rời điểm đảo Thuyền Chài trở lại đất liền, chúng tôi tới thắp hương trước ban thờ liệt sỹ Nguyễn Quốc Huy (quê ở Quảng Bình) được đặt trang trọng ở hội trường. Đã hơn 20 năm trôi qua, tấm gương của người đồng đội hiền lành, điềm đạm dũng cảm đương đầu với những con sóng dữ vẫn được các thế hệ cán bộ, chiến sỹ trên đảo kể cho nhau nghe.

Thượng úy Nguyễn Quốc Huy hy sinh năm 1997 khi đang là Điểm trưởng đảo. Một hôm, có một chiến sỹ bơi ra cắm bia để anh em tập luyện thì bị sóng cuốn, hụt hơi. Thấy thế, đồng chí Huy bất chấp nguy hiểm bơi ra để cứu giúp đồng đội. Đồng đội của anh Huy sau đó vào được bờ nhưng anh Huy bị sóng cuốn và hy sinh, đồng đội không tìm thấy. Từ đó, đồng đội anh đã lập ban thờ trên đảo

H.Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

(LĐTĐ) Biểu dương những nơi làm tốt và phê bình nghiêm khắc những bộ, ngành, địa phương chưa làm tốt công tác giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh "5 quyết tâm", "5 bảo đảm" để phấn đấu giải ngân trên 95% kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 đã được giao (gần 670 nghìn tỷ đồng).
TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong 6 tháng đầu năm 2024, Thành phố đã giải ngân được 711,162 tỷ đồng vốn ODA, đạt 13,24% so với kế hoạch năm 2024.
Bồi dưỡng kiến thức về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ Bảo hiểm xã hội

Bồi dưỡng kiến thức về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ Bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua, trong nội dung về hợp tác quốc tế được bổ sung và đưa thành điều riêng. Cùng đó, với nhiều cơ hội hội nhập quốc tế trong lĩnh vực an sinh xã hội hiện nay, đòi hỏi cán bộ ngành BHXH Việt Nam cần được nâng cao, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng trong công tác đối ngoại.
Thành phố Hà Nội kiến nghị bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong một số thủ tục hành chính

Thành phố Hà Nội kiến nghị bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong một số thủ tục hành chính

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội kiến nghị Bộ Tư pháp xem xét bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong các thủ tục hành chính về giáo dục, quản lý hồ sơ, lao động phổ thông… và một số giao dịch hành chính, thủ tục hành chính ở trong nước.
Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số

Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo, với vai trò, vị thế đặc biệt quan trọng là thủ đô, trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, đầu tàu kinh tế - văn hoá - khoa học - giáo dục của cả nước, Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số, hướng tới xã hội văn minh, hiện đại.
Thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở các tòa chung cư lớn để lắng nghe nguyện vọng nhân dân

Thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở các tòa chung cư lớn để lắng nghe nguyện vọng nhân dân

(LĐTĐ) Nhiệm kỳ 2024 - 2029, thành phố Hà Nội cần xem xét thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở những tòa chung cư lớn để góp phần lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các hộ gia đình trên địa bàn. Đó là gợi mở của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Đỗ Văn Chiến với thành phố Hà Nội.
Đẩy mạnh cải cách hành chính, huy động mọi nguồn lực cho phát triển

Đẩy mạnh cải cách hành chính, huy động mọi nguồn lực cho phát triển

(LĐTĐ) Với tinh thần "không nói không, không nói khó, không nói có nhưng không làm", Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương… nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy khí thế đang có, tiếp tục "giữ lửa", triển khai thực hiện ngay các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC) một cách thực chất, mang lại hiệu quả thiết thực, rõ ràng…
Xem thêm
Phiên bản di động