Ký sự: Những chàng trai canh giữ biển đảo quê hương

Bài 3: Người lính thầm lặng

(LĐTĐ) Ở quần đảo Trường Sa có những người lính không cầm súng vẫn đang ngày đêm lặng lẽ góp phần nhỏ vào công cuộc bảo vệ vùng biển chủ quyền thiêng liêng. Cùng với những đồng đội, đồng chí của mình, họ xứng đáng được tôn vinh bởi những cống hiến không ngừng nghỉ nơi đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
bai 3 nguoi linh tham lang Bài 2: Tâm tình lính biển
bai 3 nguoi linh tham lang Bài 1: Chuyện các tân binh

Blouse trắng giữa trùng khơi

Tại đảo Thuyền Chài, 8 điều quy định chức trách quân y đảo chìm được đặt trang trọng tại phòng làm việc của Bác sỹ Trịnh Văn Tuấn. Theo đó, người chiến sỹ quân y đảo chìm phải nắm chắc tình hình ốm đau và tỷ lệ đảm bảo quân số trong đảo, báo cáo với Chỉ huy đảo tình hình sức khỏe của đơn vị và đề bạt ý kiến nhằm giữ vững, nâng cao sức khỏe cho bộ đội, đảm bảo tỷ lệ quân số khỏe, luyện tập và chiến đấu cao nhất; tổ chức thực hiện việc cứu chữa thương binh trong chiến đấu nhằm giảm tỷ lệ tử vong ở hỏa tuyến, cứu chữa kịp thời và chuyển nhanh về tuyến sau; huấn luyện 5 kỹ thuật cấp cứu cho bộ đội, chiến sỹ cứu thương và nhân viên quân y trong đảo...

Một trong những kỷ niệm đáng nhớ đối với bác sỹ Trịnh Văn Tuấn là lần cứu chữa ngư dân Lê Văn Tĩnh (SN 1989, quê ở Bình Thuận) đi đánh cá gặp nạn trên biển trong cơn bão vào tháng 7/2018. Bệnh nhân bị đa chấn thương rất nặng, đặc biệt là phần chấn thương bụng kín, chảy máu trong, sai khớp háng, gãy hở 2 xương chân và có biểu hiện sốc chấn thương nguy kịch.

bai 3 nguoi linh tham lang
Đại úy, bác sỹ Lê Phước Cường, công tác tại Trung tâm Y tế thị trấn Trường Sa

Do điều kiện nhân lực, trang thiết bị và thuốc men trên điểm đảo vô cùng thiếu thốn, Bác sỹ Tuấn lo không thể cầm cự giúp bệnh nhân cho đến lúc có tàu chở về đất liền. Tuy nhiên, trước ánh mắt mong chờ của những bạn thuyền, sự tin tưởng và hỗ trợ hết lòng của anh em chiến sỹ trên đảo cũng như sự chỉ đạo trực tiếp của quân y tuyến trên, Bác sỹ Tuấn đã gạt bỏ hết âu lo để làm nhanh, làm chính xác các phương pháp cứu chữa và giữ lại được mạng sống cho bệnh nhân. Đến nay, anh Tĩnh đã khỏi hẳn và mỗi khi đi biển vẫn ghé vào thăm anh em chiến sỹ trên đảo.

Còn tại đảo Trường Sa Lớn, Trung tâm Y tế nơi đây được Đảng, Nhà nước và Quân đội đầu tư đồng bộ, trang thiết bị y tế hiện đại. Đại úy, Bác sỹ Lê Phước Cườngcho biết: Thời gian qua, Trung tâm Y tế thị trấn Trường Sa được đầu tư về trang thiết bị một cách bài bản, đồng bộ. Qua đó, công tác thăm khám, cấp cứu, chữa bệnh, điều trị cho người dân, ngư dân, cán bộ, chiến sỹ được cải thiện và nâng cao một cách rõ rệt. Nhiều trường hợp bệnh nhân sau khi được cấp cứu kịp thời tại đây khi chuyển về đất liền đã được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe có chuyển biến tích cực.

Người “chuyên chở” những cánh thư

Theo thời gian, những phong thư đã nhường chỗ cho các phương tiện liên lạc hiện đại hơn. Nhưng với nhiều người ở Trường Sa, đến Trường Sa thì những dòng chữ, tấm thiệp vượt sóng về đất liền vẫn mang ý nghĩa thật đặc biệt. Dưới bóng mát của những cây bàng vuông xanh mướt ở thị trấn Trường Sa, thầy giáo Nguyễn Mạnh Tuyên, Bí thư Đoàn thanh niên Trường THPT Ngô Quyền (Thái Nguyên) cùng một số thành viên Câu lạc bộ Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương ngồi cặm cụi viết những tấm thiệp chúc mừng.

bai 3 nguoi linh tham lang

Anh Phạm Hùng Dũng (33 tuổi, cán bộ Điểm Bưu điện - Văn hoá đảo Trường Sa).

Mỗi tấm thiệp đều có hình ảnh Trường Sa được gấp cùng với một lá bàng hay lá tra khô. Đã nhiều năm nay, mỗi lần đến đây, các thành viên câu lạc bộ đều làm công việc này để gửi lời cảm ơn những người đồng hành với những chuyến quà ra Trường Sa. Điều đặc biệt là mỗi phong thư đều được đóng dấu “Thư gửi từ Trường Sa” như những lời nhắn gửi đầy yêu thương từ đảo xa về đất liền.

Anh Phạm Hùng Dũng (33 tuổi, cán bộ Điểm Bưu điện-Văn hoá đảo Trường Sa) đã công tác ở đây gần một năm nay là người chuyên chở những lá thư của các chiến sỹ, các đoàn khách. Dần quen với nỗi nhớ nhà, khi nhắc đến gia đình, anh Dũng chia sẻ: “Mình mới có một bé trai 1 tuổi. Lúc mình đi công tác bé còn chưa biết lật nên cũng thương lắm. Thỉnh thoảng mình lại giục vợ gửi vài tấm ảnh ra cho xem để bớt nhớ gia đình”.

Còn hơn 4 năm nữa công tác ở Trường Sa, với số lần được về thăm nhà chắc chắn rất ít ỏi, đó là cả quãng thời gian dằng dặc anh Dũng xa cách đất liền, xa cách gia đình. Thế nhưng, với anh Dũng cũng như những người lính nơi đây, mọi nỗi niềm riêng đều phải nhường chỗ cho công việc chung. Hàng tháng, tận tay đóng gói, chuyển những cánh thư, những bưu phẩm mà các chiến sỹ, người dân gửi về đất liền khiến anh cảm thấy ấm lòng và tự hào về công việc của mình.

Ngoài công việc ở bưu điện, anh Dũng còn tham gia công tác Đoàn, thường xuyên cùng cán bộ thị trấn Trường Sa giao lưu văn nghệ, thể thao với các đơn vị quân đội. “Công tác ở đây vợ chồng mình cũng xác định sẽ có nhiều khó khăn, thử thách và phải vượt qua bằng được. Từ khi ra đây, bạn bè, người thân có gọi điện hỏi thăm cũng biết ý chỉ nói chuyện vui để mình yên tâm công tác. Còn mình ở đây nếu có ốm qua loa cũng chẳng báo để ở nhà bớt lo lắng”, anh Dũng chia sẻ.

Thấy gió, thấy bão là… làm

Câu chuyện giữa chúng tôi và anh Hoàng Văn Xuân, trạm trưởng Trạm Khí tượng hải văn Trường Sa bị ngắt quãng vì đến giờ anh phải truyền số liệu về đất liền. Anh Xuân đã công tác tại đây gần 5 năm. Hàng ngày, anh Xuân cùng đồng nghiệp thu thập dữ liệu khí tượng, thời tiết, hải văn 24/24 giờ rồi 3 tiếng một lần gửi về đất liền. Những khi khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của thời tiết xấu, việc chuyển dữ liệu phải thực hiện 30 phút một lần.

Công việc mà mọi người hay nói thấy gió, thấy bão thì chạy ra vốn đã vất vả lại càng hiểm nguy hơn nơi đảo xa. Mỗi năm ở Trường Sa chịu ảnh hưởng của 3 - 4 cơn bão. Bất kể ngày đêm, nắng mưa, quanh năm, anh Xuân và đồng nghiệp ở đây phải đều đặn ra ngoài trời để thu thập dữ liệu gửi về phục vụ công tác phân tích để dự báo, cảnh báo thời tiết. Càng những lúc thời tiết nguy hiểm thì càng phải ra ngoài để làm nhiệm vụ.

Năm 2010, giữa mưa to, gió lớn, một nhân viên trạm làm nhiệm vụ đo độ mặn và mực nước biển đã mãi không trở về vì bị sóng biển bất ngờ ập đến. Năm 2017, khi cơn bão số 16 quét qua đảo làm cây cối đổ gãy, nước ngập hàng mét, các nhân viên ở trạm phải rất vất vả mới thu thập, đưa dữ liệu về kịp thời. “Chúng tôi đều xác định làm việc ở đây sẽ rất vất vả nên lúc nào cũng đoàn kết, gắn bó để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Tấm gương của đồng chí Nghĩa là động lực để anh em trong đơn vị cố gắng, nỗ lực hơn trong công việc và cuộc sống”, anh Xuân trầm ngâm.

Khi được hỏi liệu có gắn bó lâu dài với công việc này ở đảo Trường Sa không, chẳng cần suy nghĩ lâu, anh Xuân quả quyết: “Nếu còn sức khoẻ và đơn vị điều động thì tôi sẽ tiếp tục làm nhiệm vụ của mình. Làm việc ở đảo là niềm tự hào vì ngoài công việc chuyên môn chúng tôi còn được góp một phần nhỏ bé của mình để khẳng định chủ quyền của Tổ quốc”.

H.Duy

(Bài 4: Những người con Hà Nội ở Trường Sa)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tủ sách Công đoàn góp phần nâng cao đời sống văn hóa cho công nhân lao động

Tủ sách Công đoàn góp phần nâng cao đời sống văn hóa cho công nhân lao động

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm đã tổ chức lễ ra mắt Tủ sách Công đoàn tại Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Hà Nội.
Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

(LĐTĐ) Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia 1400, Nền tảng thiện nguyện MB và các cơ quan, đơn vị phối hợp thực hiện chương trình kêu gọi đồng bào, chiến sĩ cả nước, với trách nhiệm, nghĩa tình hãy đồng hành, ủng hộ Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”.
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (TP. Hồ Chí Minh) vừa công bố điểm chất lượng của 120 bệnh viện, trong đó Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh ở vị trí thứ 7. Đây là năm thứ 3 liên tiếp bệnh viện này có mặt trong top 10 của bảng xếp hạng.
Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội đặt ra yêu cầu, 100% Ủy ban nhân dân (UBND) các quận, huyện, thị xã ban hành kế hoạch chỉ đạo và tổ chức các hoạt động vui Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua có nhiều thay đổi nhằm đảm bảo chính sách an sinh xã hội, tăng độ bao phủ toàn dân, trong đó đáng chú ý là quy định điều kiện hưởng lương hưu, điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, và tăng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.
Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.

Tin khác

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

(LĐTĐ) Biểu dương những nơi làm tốt và phê bình nghiêm khắc những bộ, ngành, địa phương chưa làm tốt công tác giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh "5 quyết tâm", "5 bảo đảm" để phấn đấu giải ngân trên 95% kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 đã được giao (gần 670 nghìn tỷ đồng).
TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong 6 tháng đầu năm 2024, Thành phố đã giải ngân được 711,162 tỷ đồng vốn ODA, đạt 13,24% so với kế hoạch năm 2024.
Bồi dưỡng kiến thức về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ Bảo hiểm xã hội

Bồi dưỡng kiến thức về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ Bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua, trong nội dung về hợp tác quốc tế được bổ sung và đưa thành điều riêng. Cùng đó, với nhiều cơ hội hội nhập quốc tế trong lĩnh vực an sinh xã hội hiện nay, đòi hỏi cán bộ ngành BHXH Việt Nam cần được nâng cao, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng trong công tác đối ngoại.
Thành phố Hà Nội kiến nghị bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong một số thủ tục hành chính

Thành phố Hà Nội kiến nghị bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong một số thủ tục hành chính

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội kiến nghị Bộ Tư pháp xem xét bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong các thủ tục hành chính về giáo dục, quản lý hồ sơ, lao động phổ thông… và một số giao dịch hành chính, thủ tục hành chính ở trong nước.
Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số

Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo, với vai trò, vị thế đặc biệt quan trọng là thủ đô, trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, đầu tàu kinh tế - văn hoá - khoa học - giáo dục của cả nước, Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số, hướng tới xã hội văn minh, hiện đại.
Thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở các tòa chung cư lớn để lắng nghe nguyện vọng nhân dân

Thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở các tòa chung cư lớn để lắng nghe nguyện vọng nhân dân

(LĐTĐ) Nhiệm kỳ 2024 - 2029, thành phố Hà Nội cần xem xét thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở những tòa chung cư lớn để góp phần lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các hộ gia đình trên địa bàn. Đó là gợi mở của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Đỗ Văn Chiến với thành phố Hà Nội.
Đẩy mạnh cải cách hành chính, huy động mọi nguồn lực cho phát triển

Đẩy mạnh cải cách hành chính, huy động mọi nguồn lực cho phát triển

(LĐTĐ) Với tinh thần "không nói không, không nói khó, không nói có nhưng không làm", Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương… nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy khí thế đang có, tiếp tục "giữ lửa", triển khai thực hiện ngay các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC) một cách thực chất, mang lại hiệu quả thiết thực, rõ ràng…
Giải cứu 9 người bị mắc kẹt trong thang máy tại thành phố Hồ Chí Minh

Giải cứu 9 người bị mắc kẹt trong thang máy tại thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Ngay sau khi nhận thông tin, Công an quận 5, Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã điều động Đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ xuất 2 xe chuyên dụng cùng 12 cán bộ chiến sĩ đến địa điểm xảy ra tai nạn, phối hợp công an địa phương thực hiện công tác cứu nạn.
Phấn đấu thông xe tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên kéo dài trước ngày 2/9

Phấn đấu thông xe tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên kéo dài trước ngày 2/9

(LĐTĐ) Với dự án nâng cấp, mở rộng tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên kéo dài đoạn qua địa phận tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên yêu cầu sở, ngành, địa phương và các bên liên quan khẩn trương hoàn thành giai đoạn 1 để thông xe trước ngày 2/9.
Xem thêm
Phiên bản di động