Bài cuối: Làm thế nào để không còn những vụ trẻ em bị tử vong vì đuối nước?
Bài 3: Trách nhiệm thuộc về ai? | |
Bài 2: Những con số báo động | |
Bài 1: Những vụ đuối nước thương tâm |
Nói về vụ đuối nước thương tâm vừa xảy ra tại TP Hòa Bình, ông Đặng Hoa Nam – Cục trưởng Cục Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết: Ngay sau khi nhận được thông tin về vụ việc rất đau xót vào chiều 21/3, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam – Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Trẻ em đã ủy quyền cho Cục Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em xuống chia buồn, động viên gia đình các cháu.
Đây là sự quan tâm của các cơ quan Trung ương để làm sao tăng cường hơn nữa các giải pháp phòng ngừa tai nạn thương tích, đặc biệt là phòng tránh tai nạn đuối nước cho các cháu học sinh. Đây là một vụ đuối nước rất tang thương và là bài học chua xót. Tất cả các gia đình, nhà trường, cộng đồng nhất là các cơ quan nhà nước khác cùng nhìn thấy trách nhiệm của mình.
Dạy bơi cho trẻ từ sớm là rất cần thiết. |
"Qua vụ việc này, chúng tôi cũng khuyến nghị cần tăng cường hơn nữa việc truyền thông, nhắc nhở thường xuyên các cháu ở trong mỗi giờ học, mỗi giờ sinh hoạt dưới cờ, nhất là các vùng ven sông nước. Các em cần tuyệt đối tránh đi tắm, đi bơi ở các vùng nước nguy hiểm. Tất cả nhà trường và gia đình cần tích cực giám sát các cháu hơn nữa xem các cháu đang ở đâu vào mỗi ngày nghỉ không phải đến trường học", ông Nam cho hay.
Cũng theo ông Nam, "Chúng ta cần triển khai việc dạy bơi và kĩ năng an toàn đối với nước cho học sinh. Tôi cũng hỏi một số bậc phụ huynh, trong số các nạn nhân hôm nay cũng có những cháu trước đây cũng từng đi bơi ở các khu vực có bể bơi. Nhưng do thiếu các kĩ năng về an toàn nên các cháu tắm ở các vùng nước xoáy nguy hiểm, tai họa đã xảy ra. Chúng tôi kêu gọi các địa phương không chỉ riêng tỉnh Hòa Bình cần phải tiếp tục đầu tư nhiều hơn để giữ gìn tính mạng của trẻ em. Có nhiều hơn nữa điểm dạy bơi, các kĩ năng an toàn cho trẻ em trong nhà trường và cộng đồng".
Từ sự vụ đau lòng xảy ra tại Hòa Bình, Cục Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em đã đề nghị UBND TP Hòa Bình cũng như các địa phương khác cần rà soát vùng nước, vùng ao hồ nguy hiểm để cắm biển cảnh báo. Kể cả những nơi có đông trẻ em thường xuyên qua lại vui chơi cũng cần cắt cử người giám sát để những bài học đau xót này không xảy ra.
Nói về nguyên nhân và những giải pháp phòng chống đuối nước, bảo đảm an toàn cho trẻ em, Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Trọng An – nguyên Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết, đuối nước có nhiều nguyên nhân, nguyên nhân đầu tiên là môi trường không an toàn. Có nhiều cha mẹ rất chủ quan, rất vô ý, vô trách nhiệm đối với con, để xảy ra những hậu quả đáng tiếc.
Bên cạnh đó, việc trẻ em không biết bơi cũng là một nguyên nhân. Trong khi ở New Zeland, Austraulia, các em bé biết bơi trước khi biết đi còn ở Việt Nam đang cố gắng phấn đấu dạy bơi cho trẻ em từ 6 tuổi. Ngoài ra, còn có vấn đề về chưa chấp hành luật pháp khi đi đò, thuyền.
"Bơi cứu hộ và bơi cứu đuối là giải pháp rất quan trọng được chúng tôi đặt ra. Tôi có 6 năm làm Giám đốc Chương trình Quốc gia phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em, đã xây dựng nhiều mô hình phù hợp với cộng đồng. Ví dụ, toàn bộ vùng đồng bằng sông Cửu Long, trước đây triển khai ở tỉnh điểm dạy bơi cho trẻ em, chỉ cần lưới và 4 cây tre căng ở 4 góc vuông ở sông. Lưới được thả sâu xuống đáy sông để làm bể bơi dạy cho trẻ lớn, cuộn lưới lại cho nông hơn để dạy cho trẻ nhỏ. Bể bơi lưới có thể cuộn mang sang khúc sông khác dạy cho học sinh ở trường khác. Với cách làm này đã rất nhiều trẻ em biết bơi", ông An chia sẻ.
"Có một điều tôi muốn nhấn mạnh, học bơi, dạy bơi là những kỹ năng. Nhưng chúng ta phải áp dụng được những kỹ năng bơi cứu đuối, bơi tự cứu và sơ cấp cứu tại cộng đồng. Mọi người đừng nghĩ học bơi được 25m thì mới là biết bơi. Điều quan trọng, chúng ta phải học bơi tự cứu với các phương pháp bơi rất đơn giản. Làm thế nào để em bé có thể tồn tại dưới môi trường nước để người lớn đến cứu, đó là điều chúng tôi mong muốn…", ông An cho biết thêm.
Tiếp đến là nhà trường và gia đình phải luôn có sự phối hợp để theo dõi, quản lý các em, đặc biệt vào những tháng cuối học kỳ II, thời điểm đầu mùa nắng nóng. Ngoài ra, cần luyện tập cho trẻ kỹ năng sơ cấp cứu, bơi tự cứu, bơi cứu đuối và không phải học bơi để lấy thành tích.
Ông An cũng lưu ý, "khi có bạn ngã xuống nước phải hô hoán kêu gọi mọi người quăng dây, quăng phao, cành cây, khúc gỗ… để cứu chứ không được ào ào nhảy xuống. Những chỗ sâu, trơn trượt, nước chảy phải có biển báo, rào chắn, người cảnh giới…".
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Tin khác
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Môi trường 23/12/2024 14:12
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/12: Trời nhiều mây, sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 22/12/2024 06:29
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/12: Ngày nắng nhẹ, nhiệt độ thấp nhất 12 độ C
Môi trường 21/12/2024 08:41
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/12: Trời ít mây không mưa, ngày nắng nhẹ
Môi trường 20/12/2024 06:48
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/12: Ngày nắng, nhiệt độ thấp nhất từ 13 độ C
Môi trường 19/12/2024 06:19
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/12: Sáng sớm trời lạnh, trưa chiều hửng nắng
Môi trường 18/12/2024 06:55
Để Thủ đô xanh bền vững
Môi trường 17/12/2024 08:08
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 17/12: Sáng sớm trời rét, ngày nắng
Môi trường 17/12/2024 06:25
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 16/12: Trời tiếp tục rét
Môi trường 16/12/2024 06:34
TP.HCM: Vớt và thu gom rác trên 18 tuyến sông, kênh, rạch
Môi trường 15/12/2024 18:17