Bãi biển "Nha Trang" đang bị bức tử?
Theo ông An, quy hoạch này đặt dấu chấm hết cho sự trỗi dậy của nền kinh tế biển, kinh tế du lịch đầy triển vọng ở Nha Trang.
“Hợp lý hóa” cho các dự án?
Khu vực bãi biển Nha Trang hiện nay đúng như trong quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/2.000 đã nhận xét: rất thô sơ, đơn điệu, thiếu thẩm mỹ, chia cắt, phá “vụn” sự thống nhất cảnh quan thiên nhiên và làm giảm giá trị chức năng “công viên ven biển Nha Trang”. Hiện chỉ có quảng trường, công viên nhỏ, khu vui chơi, vài nhà hàng, quán cà phê, vài trạm bảo vệ, vài điểm giữ xe thu tiền, resort AnaMandara...
Thế nhưng, nội dung của quy hoạch 1/2.000 ở bãi biển Nha Trang đang được xem xét thì lại phân vùng quá “vụn” làm cho không gian bờ biển phía đông vốn thoáng, rộng rãi trở nên rối rắm, chật hẹp, mất tính hấp dẫn và ưu thế cạnh tranh của một bãi biển.
Trong báo cáo quy hoạch có đề xuất rất nhiều hạng mục công trình như: công viên du thuyền Peacock, công viên Nha Trang Sao, khu cao ốc vườn Phoenix trên mặt biển, năm trung tâm đại dương và bảy bến du thuyền, cà phê trên ngọn cây, công viên Buddha, nhà hàng trên không... Không rõ đây là các dự án đã có văn bản cho phép đầu tư hay chỉ do các tác giả quy hoạch phân vùng “vẽ” ra?
Dư luận lo ngại quy hoạch phân khu 1/2.000 “hợp lý hóa” về mặt bằng cho các dự án đã được cấp phép đầu tư? Còn theo tôi, nếu các công trình trên chưa có cấp phép thì tính khả thi của đồ án không cao.
TSKH Nguyễn Tác An - Ảnh: P.S.N. |
Làm hỏng ý tưởng nhân văn
Một trong các cơ sở pháp lý cơ bản và căn cứ để xây dựng quy hoạch đối với bãi biển Nha Trang là ba quyết định quy hoạch đã được phê duyệt từ nhiều năm trước đây.
Đó là quy hoạch chi tiết công viên ven biển Trần Phú, năm 1995; quy hoạch chung xây dựng bảo tồn và phát huy giá trị vịnh Nha Trang, năm 2011 và quy hoạch chung TP Nha Trang đến năm 2025, năm 2012.
Thế nhưng, các nội dung đề xuất của báo cáo quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/2.000 đã nêu lại chưa được phù hợp và đáp ứng đầy đủ so với các mục tiêu cơ bản của ba đồ án quy hoạch phát triển Nha Trang đã được phê duyệt đó.
Trong quy hoạch chung TP Nha Trang đến năm 2025 đã được phê duyệt có quy định: “Chuỗi không gian ven biển là không gian phục vụ công cộng kết hợp phục vụ du lịch”.
Nhà quy hoạch phân khu 1/2.000 giải nghĩa quy định này như sau: “Điều này có nghĩa là cho phép xây dựng các công trình dịch vụ du lịch...
Bên cạnh chức năng chính là công viên cây xanh, cần đa dạng hóa các chức năng và loại hình hoạt động khác cho dải ven biển để khai thác hiệu quả quỹ đất hiện có, bao gồm thương mại, dịch vụ giải trí và du lịch”.
Theo tôi, giải nghĩa như vậy là làm hỏng ý tưởng sâu xa và nhân văn của yêu cầu trong quy hoạch được phê duyệt đã đặt ra. Cần phải hiểu rõ du lịch nói chung, du lịch biển nói riêng, cần xây dựng các loại công trình dịch vụ gì.
Chứ có lẽ không phải chỉ là các điểm thương mại, các bãi đỗ xe thu tiền, các quán cà phê, nhà hàng ăn uống... như các công trình hiện có ở ven biển phía đông đường Trần Phú, TP Nha Trang.
Bởi nó đang phá vỡ cảnh quan bờ biển, không có tính thẩm mỹ, không có giá trị văn hóa và đặc trưng phát triển mang tính thời đại, chỉ có mang lại lợi ích kinh tế nhỏ cho một nhóm người nào đó mà thôi...
Vấn đề “Đa dạng hóa chức năng và các loại hình hoạt động” cũng cần thảo luận và phải khẳng định rõ ràng: chức năng thương mại không phù hợp đối với các loại hình hoạt động trong công viên công cộng ở ven biển, nhất là bờ biển vịnh Nha Trang - có chức năng là vùng đệm bảo vệ khu bảo tồn vịnh Nha Trang và là đòn bẩy cho phát triển kinh tế biển Nha Trang.
Nguy cơ “bêtông hóa”, “thương mại hóa”
Điểm mạnh của vùng phía đông đường Trần Phú, TP Nha Trang, theo tôi đó là đặc điểm nguyên sơ, ít bị chia cắt, ít có dấu hiệu can thiệp thô bạo của con người, nhất là vịnh biển bãi cát, bãi tắm.
Còn hệ thống đảo ven biển với đặc trưng tự nhiên hấp dẫn là không gian bờ biển yên tĩnh, rộng, thoáng, màu xanh của biển, màu trắng của cát, màu xanh của cây cối. Có thể coi đây là giá trị “độc quyền địa lý” trong phát triển kinh tế biển (theo khái niệm của Fredmen, 1994).
Về tầm nhìn, nên lưu ý hai đặc trưng: một là tính thời đại (thế kỷ 21 là thế kỷ của đại dương - các quốc gia đều nhìn ra biển để xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển mang đậm dấu ấn của biển); hai là tính địa phương: Nha Trang - Khánh Hòa là thành phố biển, kinh tế chính là kinh tế biển.
Xu thế du lịch hiện nay đang chảy về với các quốc gia biển đảo ở giữa các đại dương vì tính nguyên sơ, môi trường yên tĩnh, trong lành, xa cách thế giới với nguy cơ “bêtông hóa” và “thương mại hóa”. Do đó, trong ý tưởng quy hoạch ven bờ vịnh Nha Trang phải tránh những nguy cơ đó.
Nguồn TTO
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Hà Nội: Khích lệ tinh thần hiếu học của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
Cộng đồng 03/11/2024 19:03
Tháng 11, cảm xúc và hoài niệm
Cộng đồng 01/11/2024 14:54
Phố Hàng Mã rực rỡ sắc màu dịp Halloween
Xã hội 31/10/2024 06:37
Tổ chức khóa học Kỹ năng lãnh đạo cho phụ nữ thành phố Vinh
Cộng đồng 30/10/2024 19:37
Ngày hội "Gia đình trẻ hạnh phúc" năm 2024: Lan tỏa thông điệp ý nghĩa
Cộng đồng 28/10/2024 10:41
Nhiều tên miền giả mạo nhằm mục đích lừa đảo
Xã hội 26/10/2024 10:54
Hà Nội chú trọng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Cộng đồng 26/10/2024 10:53
Tin bão mới nhất: Bão số 6 quần thảo Biển Đông gây mưa lớn ở khu vực miền Trung
Cộng đồng 26/10/2024 09:32
Nâng cao kiến thức pháp luật về an sinh cho đồng bào dân tộc thiểu số
Cộng đồng 25/10/2024 20:29
Hỗ trợ các gia đình khó khăn tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn chịu ảnh hưởng bởi bão lũ
Cộng đồng 24/10/2024 19:39