Điều chỉnh tuổi nghỉ hưu theo lộ trình: Nên thực hiện sớm song bảo đảm hài hòa các yếu tố

Bài 3: Giải bài toán xác định mốc tuổi nghỉ hưu

(LĐTĐ) Trong khi “giải bài toán” điều chỉnh tuổi nghỉ hưu, có hai câu hỏi lớn và khó là xác định đúng mốc tuổi nghỉ hưu và thực hiện việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu như thế nào?.
bai 3 giai bai toan xac dinh moc tuoi nghi huu Bài 2: Góc nhìn từ thực tiễn
bai 3 giai bai toan xac dinh moc tuoi nghi huu Nâng tuổi nghỉ hưu và làm thêm giờ: Không nên đánh đồng
bai 3 giai bai toan xac dinh moc tuoi nghi huu Tăng tuổi nghỉ hưu cần lấy ý kiến rộng rãi nhân dân

Nghị quyết số 28-NQ/TW đã nêu rõ "Điều chỉnh tuổi nghỉ hưu cần có tầm nhìn dài hạn và có lộ trình phù hợp với tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, thất nghiệp; không gây tác động tiêu cực đến thị trường lao động; bảo đảm số lượng, chất lượng và cơ cấu dân số; bình đẳng giới; cân đối Quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH) trong dài hạn; xu hướng già hoá dân số; tính chất, loại hình lao động và giữa các ngành nghề, lĩnh vực."

bai 3 giai bai toan xac dinh moc tuoi nghi huu
Một trong những giải pháp quan trọng là hoàn thành lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu trước khi đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động

Căn cứ vào tổng hòa các yếu tố kinh tế - xã hội, trên cơ sở thảo luận kỹ các định hướng và mục tiêu trong Đề án cải cách chính sách BHXH khi Ban cán sự Đảng Chính phủ trình Ban chấp hành Trung ương xem xét thông qua Nghị quyết 28-NQ/TW, Chính phủ đề xuất điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu của nam lên 62, nữ lên 60. Theo chúng tôi, đây là những đề xuất hợp lý và có căn cứ khoa học cũng như căn cứ thực tiễn.

Thứ nhất, mốc tuổi nghỉ hưu này bảo đảm sự phù hợp với quy mô, cơ cấu, chất lượng của lực lượng lao động.

Việt Nam có quy mô, cơ cấu dân số đang thay đổi theo hướng tỷ lệ người trong độ tuổi có khả năng lao động giảm do tác động của quá trình già hóa dân số, tỷ lệ số người phụ thuộc đang tăng lên (44,4% vào năm 2019).Lực lượng lao động tham gia thị trường lao động của Việt Nam trong những năm gần đây đang tăng chậm cả về số lượng và tỷ lệ.

Số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê cho thấy cuối năm 2013 cả nước có 53 triệu lao động, cuối năm 2018 có 55 triệu lao động. Sau 5 năm chỉ tăng thêm có 2 triệu lao động, trung bình mỗi năm chỉ tăng thêm 400.000 lao động. Như vậy, lực lượng lao động Việt Nam không quá dồi dào như các đánh giá thông thường và sẽ đối mặt với nguy cơ thiếu hụt trong tương lai.

Theo dự báo, đến năm 2035, Việt Nam có số người bước vào tuổi lao động là 1,5 triệu, song có đến 1,26 triệu người bước vào độ tuổi nghỉ hưu, lực lượng lao động tăng thêm hơn 250 ngàn người. Từ năm 2040, Việt Nam sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động. Vì thế, một trong những giải pháp quan trọng là hoàn thành lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu trước khi chúng ta đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động trong khoảng 20 năm tới do quá trình già hóa dân số.

Thứ hai, mốc tuổi nghỉ hưu như đề xuất phù hợp với chất lượng, thể trạng sức khỏe và tuổi thọ của người lao động Việt Nam.

Chất lượng, thể trạng sức khỏe và tuổi thọ của người lao động Việt Nam ngày càng tăng và hiện cao hơn tuổi thọ trung bình của dân số thế giới (là 72 tuổi): Tuổi thọ bình quân của nam là 72,1 tuổi, của nữ là 81,3 tuổi và cả hai giới tính là 76,6 tuổi.So sánh với các nước trong khu vực, Việt Nam đang có tuổi nghỉ hưu tương đối thấp trong khi lại có mức tuổi thọ ở tuổi 60 khá cao. Cụ thể, Việt Nam có tuổi thọ ở tuổi 60 là 22,5 năm, trong khi tuổi nghỉ hưu bình quân theo quy định chỉ là 57, tuổi nghỉ hưu bình quân trên thực tế chỉ khoảng 53,5 (vào năm 2012), 55 (vào năm 2017) và đạt 56 tuổi (vào năm 2018). Nhìn sang các nước khác trong khu vực: Malaysia có tuổi thọ ở tuổi 60 là 19,5 năm, tuổi nghỉ hưu bình quân là 60; Thái Lan có tuổi thọ ở tuổi 60 là 21 năm, tuổi nghỉ hưu bình quân là 60.

Số liệu thống kê năm 2018 của Tổ chức y tế thế giới (WHO) cũng cho thấy thể trạng sức khỏe của người lao động trên 60 tuổi của Việt Nam ở mức cao trên thế giới: Chỉ số khỏe mạnh tuổi thọ ở tuổi 60 (HALE) của Việt Nam là 17,2, đứng thứ 2 khu vực Đông Nam Á (sau Singapore: 21), đứng thứ 3 ở Châu Á (sau Singapore và Nhật Bản).

Thứ ba, xuất phát từ tổng kết kinh nghiệm, thông lệ của các quốc gia trên thế giới về xác định tuổi nghỉ hưu.

Tuổi nghỉ hưu của đa số các quốc gia trên thế giới là từ 60 trở lên đối với nữ, 62 trở lên đối với nam và đang trong xu thế tăng lên hơn 65 tuổi trong tương lai. Số liệu thống kê của Tổ chức ILO về quy định tuổi nghỉ hưu của 176 quốc gia cho thấy: Có 54 quốc gia chiếm 30,7% quy định tuổi nghỉ hưu dưới 60; có 66 quốc gia chiếm 37,5% quy định tuổi nghỉ hưu từ 60 đến 62; có 9 nước chiếm 5,1% quy định tuổi nghỉ hưu từ 63 đến 64; có 38 quốc gia chiếm 21,6% quy định tuổi nghỉ hưu từ 65 đến 66; và có 9 quốc gia chiếm 5,1% quy định tuổi nghỉ hưu là 67. Tuổi nghỉ hưu của nữ phổ biến từ 60-62 chiếm 37,5%; tuổi nghỉ hưu của nam phổ biến từ 60-62 chiếm 47,2%.

Mặc dù còn có khoảng cách tuổi nghỉ hưu giữa 2 giới, nhưng đây là mốc tuổi mà các quốc gia trên thế giới cho rằng là "bình đẳng" về thể chất, sức khỏe, tâm lý mỗi giới, điều kiện kinh tế xã hội và tương thích với công ước loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (Công ước CEDAW).

Như vậy, mốc tuổi nghỉ hưu được các đề xuất là nữ 60 tuổi và nam 62 tuổi là mức thấp so với tuổi nghỉ hưu phổ biến của các nước trên thế giới nhưng bảo đảm phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, quy mô, cơ cấu, chất lượng, thể trạng sức khỏe và tuổi thọ của người lao động Việt Nam.

Thứ tư, việc nâng tuổi nghỉ hưu nam 62 tuổi nữ 60 tuổi là bước đi cần thiết, tránh việc phải điều chỉnh đột ngột lên mức quá cao trong tương lai, nhất là với lao động nữ.

Mục tiêu chung và lâu dài là tiến tới quy định tuổi nghỉ hưu của nam và nữ bằng nhau. Tuy nhiên, khi điều chỉnh, nhiều nước đang có tuổi nghỉ hưu nữ thấp hơn nam đã lựa chọn không qui định tuổi nghỉ hưu bằng nhau ngay, mà có lộ trình thu hẹp dần khoảng cách tuổi nghỉ hưu giữa các giới nhằm tránh gây tác động tiêu cực do phải điều chỉnh quá nhiều tuổi nghỉ hưu của nữ so với nam. Và lộ trình này sẽ giúp lao động nữ dễ thích nghi hơn trong quá trình điều chỉnh.

Có thể thấy, việc đưa ra đề xuất mốc tuổi nghỉ hưu 60 với nữ và 62 với nam đã được cân nhắc kỹ lưỡng, trên các căn cứ khoa học và cơ sở thực tiễn, có tham khảo kinh nghiệm các quốc gia trên thế giới nhằm đạt được sự hài hòa, phù hợp với quy mô, chất lượng dân số và trình độ lao động cũng như các vấn đề xã hội khác.

Ths. Dương Ngọc Ánh

Bài 4: Vì sao phải điều chỉnh tuổi nghỉ hưu theo lộ trình?

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

(LĐTĐ) Google Maps vừa nâng cấp tính năng vượt trội với sự hỗ trợ của AI Gemini, giúp người dùng có trải nghiệm du lịch và khám phá địa điểm thông minh, tiện lợi hơn bao giờ hết.
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

(LĐTĐ) Hiện nay, không khí lạnh tăng cường đang ảnh hưởng mạnh đến thời tiết miền Bắc và miền Trung, gây ra tình trạng rét tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, trong khi miền Trung đối diện với những trận mưa lớn kèm nguy cơ ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất.
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

(LĐTĐ) Ủng hộ chủ trương xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài, tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn thành phố Hà Nội) cho rằng, phải cân nhắc thật kỹ về sự cần thiết và tính hiệu quả.
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Sau thời gian triển khai, mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” trên địa bàn quận Ba Đình bước đầu đã phát huy tác dụng, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường trước và sau giờ tan học. Mô hình này còn giúp xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện, góp phần đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT).
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

(LĐTĐ) Theo quy định mới, từ 16/12/2024, yêu cầu phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở theo quy trình chi tiết, bao gồm tiếp nhận, kiểm tra, và xử lý hồ sơ đúng thẩm quyền. Hồ sơ cần đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể và được lưu trữ cẩn thận.
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngày 2/11, Công đoàn ngành Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội tổ chức đoàn công tác do đồng chí Tạ Thị Mỹ Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn GTVT Việt Nam, Đảng ủy viên, Chủ tịch Công đoàn ngành GTVT Hà Nội làm Trưởng đoàn đã đến các đơn vị Công đoàn cơ sở để trao hỗ trợ cho đoàn viên công đoàn bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
Khởi tranh Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội

Khởi tranh Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội

(LĐTĐ) Ngày 2/11, tại Sân bóng Đền Lừ 3 (quận Hoàng Mai, Hà Nội) diễn ra Lễ khai mạc Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội, lần thứ XVII, năm 2024. Giải bóng đá do Công đoàn và Đoàn thanh niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) phối hợp tổ chức nhằm tạo sân chơi cho các đơn vị trong Tổng Công ty cũng như cơ hội rèn luyện thể thao nâng cao thể chất, tinh thần cho cán bộ, công nhân viên.

Tin khác

Xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị giữa Thủ đô Hà Nội - La Habana lên tầm cao mới

Xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị giữa Thủ đô Hà Nội - La Habana lên tầm cao mới

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ hoạt động đối ngoại thành phố Hà Nội năm 2024 tại Cuba, Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Lan Hương - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Thành phố làm Trưởng đoàn đã thăm, làm việc với Viện Cuba hữu nghị với các dân tộc (ICAP).
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm làm Tổng Giám đốc VTV

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm làm Tổng Giám đốc VTV

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định điều động, bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm giữ chức Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam (VTV).
Hôm nay 1/11, Quốc hội thảo luận Luật Phòng cháy, chữa cháy; Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa

Hôm nay 1/11, Quốc hội thảo luận Luật Phòng cháy, chữa cháy; Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa

(LĐTĐ) Hôm nay, Quốc hội thảo luận Luật Phòng cháy, chữa cháy; Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035.
Cầu nối tăng cường giới thiệu, quảng bá đất nước, con người Việt Nam

Cầu nối tăng cường giới thiệu, quảng bá đất nước, con người Việt Nam

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ chương trình đối ngoại nhân dân năm 2024, Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Lan Hương - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Thành phố làm Trưởng đoàn đã có buổi gặp gỡ bà Marcelle Torres Alves Okuno - người được Đại sứ quán đề xuất bổ nhiệm Lãnh sự danh dự của Việt Nam tại Brazil.
Chuyển sinh hoạt Đoàn đại biểu Quốc hội với Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường

Chuyển sinh hoạt Đoàn đại biểu Quốc hội với Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường

(LĐTĐ) Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành hai Nghị quyết về việc chuyển sinh hoạt Đoàn đại biểu Quốc hội của Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch nước Lương Cường.
TP.HCM: Quy định mới về điều kiện tách thửa đất

TP.HCM: Quy định mới về điều kiện tách thửa đất

(LĐTĐ) Ngày 31/10, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) ban hành Quyết định số 100 quy định về điều kiện tách thửa đất, điều kiện hợp thửa đất và diệc tích tối thiểu được tách thửa đất trên địa bàn Thành phố.
Quy định mới về điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tách thửa

Quy định mới về điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tách thửa

(LĐTĐ) So với các quy định trước đây, quy định mới của Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), chủ đầu tư dự án bất động sản (BĐS), dự án đầu tư xây dựng nhà ở trên toàn thành phố (TP) không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất (QSDĐ) đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án cho tổ chức, cá nhân tự xây dựng nhà ở. Trong khi đó tại tỉnh Đồng Nai và Bình Dương cũng ban hành các quy định mới về tách thửa.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Hoàng Thái tử, Thủ tướng Ả-rập Xê-út

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Hoàng Thái tử, Thủ tướng Ả-rập Xê-út

Chiều 29/10, trong khuôn khổ tham dự Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai lần thứ 8 (FII8) và thăm làm việc tại Vương quốc Ả-rập Xê-út, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Hoàng Thái tử, Thủ tướng Ả-rập Xê-út Mohammed bin Salman Bin Abdulaziz Al Saud.
Thúc đẩy hợp tác, phát triển nông nghiệp giữa Hải Phòng và Cuba

Thúc đẩy hợp tác, phát triển nông nghiệp giữa Hải Phòng và Cuba

(LĐTĐ) Ngày 28/10, Đoàn Hội Tiểu nông Cuba do ông Félix Duarte Ortega - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Ủy viên Hội đồng Nhà nước, Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Hội Tiểu nông Cuba làm Trưởng đoàn đến chào xã giao lãnh đạo thành phố Hải Phòng nhân chuyến thăm và làm việc tại thành phố Hải Phòng.
Tăng cường phân cấp, ủy quyền để địa phương "đủ thẩm quyền" triển khai các dự án

Tăng cường phân cấp, ủy quyền để địa phương "đủ thẩm quyền" triển khai các dự án

(LĐTĐ) Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, chiều 29/10, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi); Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia.
Xem thêm
Phiên bản di động