Điều chỉnh tuổi nghỉ hưu theo lộ trình: Nên thực hiện sớm song bảo đảm hài hòa các yếu tố

Bài 2: Góc nhìn từ thực tiễn

(LĐTĐ) Tốc độ già hóa dân số đang tăng nhanh đưa Việt Nam tiệm cận gần với ngưỡng dân số già, tuổi thọ bình quân của người Việt Nam cũng được cải thiện nhiều với tỷ lệ sống khỏe sau 60 tuổi đứng thứ 41/183 quốc gia… Đó là những con số tổng kết từ thực tiễn cho thấy sự cần thiết cũng như tính khả thi khi thực hiện điều chỉnh tuổi nghỉ hưu theo lộ trình.
bai 2 goc nhin tu thuc tien Bài 1: Cụ thể hóa Nghị quyết của Đảng
bai 2 goc nhin tu thuc tien Xung quanh đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu: Đại biểu và người lao động nói gì?
bai 2 goc nhin tu thuc tien Nâng tuổi nghỉ hưu và làm thêm giờ: Không nên đánh đồng
bai 2 goc nhin tu thuc tien Tăng tuổi nghỉ hưu cần lấy ý kiến rộng rãi nhân dân
bai 2 goc nhin tu thuc tien Tăng tuổi nghỉ hưu: Chọn lộ trình nào?

Trong quá trình phát triển, việc điều chỉnh các chính sách kinh tế, xã hội cho phù hợp với điều kiện đặc thù của từng giai đoạn, từng thời kỳ là việc mà tất cả các quốc gia đều phải đối mặt. Có những chính sách khi điều chỉnh sẽ được nhận được sự đồng thuận, có những chính sách ít nhận được sự đồng thuận nhưng đứng trên góc nhìn thực tiễn vẫn phải triển khai.

bai 2 goc nhin tu thuc tien
Điều chỉnh tuổi nghỉ hưu phải bảo đảm phù hợp sức khỏe và nhu cầu của người lao động

Việc điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu thường ít nhận được sự đồng thuận, điều này không chỉ xảy ra với Việt Nam mà với hầu hết các nước.Vậy thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam đang đặt ra những yêu cầu gì để cần xem xét, điều chỉnh tuổi nghỉ hưu?

Thứ nhất, điều chỉnh tuổi nghỉ hưu nhằm ứng phó với sự thiếu hụt lao động trong tương lai.

Theo báo cáo thống kê từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Tổ chức Lao động Quốc tế, 15 năm trước, những năm 2004 - 2009, mỗi năm lực lượng lao động Việt Nam tăng 1,2 triệu người. 5 năm gần đây, từ 2014 - 2019, mỗi năm tăng chỉ 400 nghìn người, tức là chỉ tăng bằng 1/3 so với 15 năm trước. Điều này chứng tỏ Việt Nam đang bước nhanh ra thời kỳ dân số vàng để chuyển sang giai đoạn dân số già. Nếu không mở rộng tuổi nghỉ hưu, chắc chắn chúng ta sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động trong tương lai.

Kinh nghiệm các nước là phải điều chỉnh tuổi nghỉ hưu phải tiến hành sớm, từ trước khi bước sang giai đoạn già hóa dân số thì mới kịp thời ứng phó. Đây chính là thời điểm phù hợp để chúng ta tiến hành điều chỉnh tuổi nghỉ hưu nhằm chủ động ứng phó sự thiếu hụt lao động trong tương lai.

Thứ hai, điều chỉnh tuổi nghỉ hưu nhằm hướng tới thực hiện các công ước quốc tế về bình đẳng giới.

Trong suốt thời gian qua, chúng ta đã duy trì khoảng cách tuổi nghỉ hưu giữa nam và nữ là 5 tuổi với lý do với các đặc điểm thể chất, tâm sinh lý, phụ nữ cần được nghỉ ngơi sớm hơn nam giới. Nhưng thực tế cho thấy, khi tuổi nghỉ hưu của nam và nữ chênh lệch quá lớn, sẽ hạn chế cơ hội làm việc và thăng tiến của phụ nữ.

Trong một phát biểu mới đây, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà cho rằng, vì tuổi nghỉ hưu sớm hơn 5 năm nên cơ hội việc làm và thăng tiến của nữ thấp hơn nam. Cũng vì nghỉ hưu sớm hơn nên mức lương tối đa khi đi làm của nữ cũng thấp hơn, thời gian tham gia BHXH ngắn hơn, do vậy lương hưu của nữ cũng thấp hơn nam. Vì vậy, cuộc sống khi về già của phụ nữ khó khăn hơn nam giới. Theo Công ước CEDAW về xóa bỏ các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, khuyến nghị tuổi nghỉ hưu nam và nữ thu hẹp lại tiến tới bằng nhau.

Thứ ba, điều chỉnh tuổi nghỉ hưu bảo đảm phù hợp sức khỏe và nhu cầu của người lao động.

Khi dự thảo Bộ luật Lao động được đưa ra xin ý kiến rộng rãi, nhiều người lo lắng tuổi thọ của Việt Nam tăng nhưng số năm sống khỏe mạnh sau tuổi 60 thấp. Vậy liệu sau tuổi 60 người lao động có còn đủ sức khỏe để đi làm?

Theo số liệu được công bố tại Website của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) với lần truy cập gần nhất ngày 6/4/2018, khảo sát số liệu đánh giá về chỉ số sống khỏe mạnh sau 60 tuổi của 183 quốc gia, Việt Nam xếp thứ 41, tức là chúng ta đứng sau 40 nước và đứng trên 142 nước.

Số năm sống khỏe mạnh sau tuổi 60 của Việt Nam là 17 năm, quốc gia có chỉ số cao nhất là Singapore với 21 năm và Nhật Bản đứng thứ ba với 20,8 năm. Ngay tại 46 quốc gia trong khu vực châu Á, đánh giá về chỉ số sống khỏe mạnh sau tuổi 60, Việt Nam chỉ đứng thứ năm sau Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Israel. Việc điều chỉnh phụ nữ tăng thêm 5 tuổi và nam thêm 2 tuổi có thể khả thi khi nhìn vào chỉ số này.

Số liệu này hoàn toàn có thể tin cậy khi công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân của cả hệ thống chính trị trong thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu, với 96,4% xã, phường có trạm y tế, rất nhiều mặt về đời sống được cải thiện. Chúng ta loại trừ nhiều dịch bệnh.Việc tiếp cận y tế ở từng vùng, miền có thể còn có những điều chưa thực sự hài lòng nhưng được cải thiện rất nhiều và rất rõ rệt.

Thứ tư, bảo đảm tốt hơn nguyên tắc đóng - hưởng BHXH và góp phần cải thiện đời sống người nghỉ hưu.

Với việc nâng dần tuổi nghỉ hưu, mức lương làm căn cứ đóng BHXH của người lao động trước khi nghỉ hưu sẽ cao hơn; số năm tham gia BHXH nhiều lên, đồng nghĩa với việc tỷ lệ hưởng lương hưu cao hơn và mức tiền lương bình quân làm căn cứ tính hưởng lương hưu cao hơn. Quyền lợi BHXH của người lao động cũng sẽ tốt hơn, mức lương hưu cao hơn bảo đảm tốt hơn cuộc sống khi nghỉ hưu. Mặt khác, với những năm đóng BHXH vượt lên, người lao động vẫn được nhận trợ cấp BHXH một lần khi nghỉ hưu.

Tất nhiêu, bên cạnh đó cũng có những trường hợp ngoại lệ như có những công việc, ngành nghề khó có thể làm việc đến tuổi 60 và 62, nhưng những trường hợp ngoại lệ này vẫn sẽ có những quy định linh hoạt, đồng thời bên cạnh đó cũng cần có những chính sách đồng bộ, tổng thể hơn về đào tạo nghề, đào tạo chuyển đổi nghề với một số ngành, nghề có tuổi nghề ngắn...

Từ những phân tích trên có thể thấy, việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu lần này đã được các cơ quan soạn thảo hết sức cân nhắc, thận trọng. Các căn cứ thực tiễn nêu trên cho thấy, vấn đề điều chỉnh tuổi nghỉ hưu đã chọn được thời điểm thích hợp và thực sự là yêu cầu cấp thiết từ thực tiễn.

Ths. Dương Ngọc Ánh

Bài 3: Xác định đúng mốc tuổi nghỉ hưu: Lời giải cho “bài toán” khó

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

(LĐTĐ) Sau 3 ngày (31/10 - 2/11), Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024 đã khép lại, đánh dấu sự trở lại sôi động của các ban nhạc sống trong dòng chảy nghệ thuật biểu diễn, khẳng định vị trí không gì có thể thay thế được dẫu rằng đã đến thời của kỷ nguyên công nghệ 4.0. Đáng chú ý, trong những ngày biểu diễn, hàng nghìn khán giả từ khắp mọi miền đã đổ về Sơn Tây để thưởng lãm chương trình nghệ thuật đặc sắc này.
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

(LĐTĐ) Google Maps vừa nâng cấp tính năng vượt trội với sự hỗ trợ của AI Gemini, giúp người dùng có trải nghiệm du lịch và khám phá địa điểm thông minh, tiện lợi hơn bao giờ hết.
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

(LĐTĐ) Hiện nay, không khí lạnh tăng cường đang ảnh hưởng mạnh đến thời tiết miền Bắc và miền Trung, gây ra tình trạng rét tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, trong khi miền Trung đối diện với những trận mưa lớn kèm nguy cơ ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất.
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

(LĐTĐ) Ủng hộ chủ trương xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài, tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn thành phố Hà Nội) cho rằng, phải cân nhắc thật kỹ về sự cần thiết và tính hiệu quả.
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Sau thời gian triển khai, mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” trên địa bàn quận Ba Đình bước đầu đã phát huy tác dụng, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường trước và sau giờ tan học. Mô hình này còn giúp xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện, góp phần đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT).
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

(LĐTĐ) Theo quy định mới, từ 16/12/2024, yêu cầu phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở theo quy trình chi tiết, bao gồm tiếp nhận, kiểm tra, và xử lý hồ sơ đúng thẩm quyền. Hồ sơ cần đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể và được lưu trữ cẩn thận.
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngày 2/11, Công đoàn ngành Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội tổ chức đoàn công tác do đồng chí Tạ Thị Mỹ Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn GTVT Việt Nam, Đảng ủy viên, Chủ tịch Công đoàn ngành GTVT Hà Nội làm Trưởng đoàn đã đến các đơn vị Công đoàn cơ sở để trao hỗ trợ cho đoàn viên công đoàn bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.

Tin khác

Dự kiến mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2025

Dự kiến mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2025

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội, dự kiến áp dụng từ đầu năm 2025.
Đề xuất hai mức quà tặng người có công dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Đề xuất hai mức quà tặng người có công dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

(LĐTĐ) Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã có Tờ trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị xem xét và ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ LĐTBXH trình Chủ tịch nước ban hành quyết định tặng quà cho người có công với cách mạng nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025. Đối tượng và mức quà tặng vẫn giữ nguyên như năm 2024 gồm hai mức là 600.000 đồng và 300.000 đồng.
Chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo thông qua hệ thống chức danh

Chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo thông qua hệ thống chức danh

(LĐTĐ) Một trong những quan điểm, định hướng quan trọng của Luật Nhà giáo là chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo thông qua hệ thống chức danh, chuẩn nghề nghiệp nhà giáo với các tiêu chuẩn bám sát yêu cầu về năng lực nghề nghiệp gắn với từng cấp học và trình độ đào tạo.
Hướng dẫn phụ huynh tra cứu thời hạn thẻ BHYT và đăng ký tài khoản VssID cho con

Hướng dẫn phụ huynh tra cứu thời hạn thẻ BHYT và đăng ký tài khoản VssID cho con

(LĐTĐ) Theo quy định hiện hành, thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) không còn ghi thông tin về thời hạn sử dụng thẻ. Tuy nhiên, để đảm bảo giá trị sử dụng thẻ BHYT của các con được gia hạn kịp thời sau khi đã đóng BHYT tại trường học, phụ huynh có thể tra cứu thời hạn sử dụng thẻ BHYT bằng nhiều cách; đăng ký tài khoản VssID cho các con qua tài khoản VssID của cha, mẹ với các thủ tục đơn giản.
Người lao động đi làm ngày lễ, Tết được hưởng ít nhất 300% lương

Người lao động đi làm ngày lễ, Tết được hưởng ít nhất 300% lương

(LĐTĐ) Khi đi làm vào các ngày lễ, Tết, người lao động sẽ được hưởng ít nhất 300% lương so với đơn giá tiền lương, hoặc tiền lương trả thực theo công việc.
Điều chỉnh cách tính lương hưu của khu vực Nhà nước

Điều chỉnh cách tính lương hưu của khu vực Nhà nước

(LĐTĐ) Hiện lương hưu của người làm trong khu vực Nhà nước đang được tính mức bình quân của các năm cuối, tuy nhiên, với những người bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 1/1/2025 trở đi, sẽ hưởng lương hưu trên nền tiền lương của toàn bộ quá trình…
Mở rộng quyền lợi người tham gia bảo hiểm y tế

Mở rộng quyền lợi người tham gia bảo hiểm y tế

(LĐTĐ) Góp ý vào Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm Y tế (BHYT), nhiều ý kiến cho rằng, việc mở rộng quyền lợi của người tham gia BHYT là quy định nhân văn, song cần xem xét, cân nhắc để bảo đảm tính khả thi, khả năng cân đối Quỹ BHYT phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội.
Lương của nhà giáo sẽ được ưu tiên xếp cao nhất

Lương của nhà giáo sẽ được ưu tiên xếp cao nhất

(LĐTĐ) Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng, việc xây dựng Luật Nhà giáo là nhằm tạo cơ sở pháp lý để xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo đủ về số lượng, tốt về chất lượng; tôn vinh nhà giáo và tạo động lực cho người dạy, học, tạo điều kiện để nhà giáo yên tâm công tác, yêu nghề, tâm huyết và trách nhiệm với nghề...
Tăng cơ hội được hưởng lương hưu của người tham gia bảo hiểm xã hội

Tăng cơ hội được hưởng lương hưu của người tham gia bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 đã tạo cơ hội cho những người bắt đầu tham gia BHXH muộn hoặc tham gia không liên tục hoặc làm công việc đặc thù có thời gian làm nghề ngắn cũng có cơ hội được hưởng lương hưu hằng tháng.
Người sử dụng lao động sẽ được hỗ trợ nhiều hơn

Người sử dụng lao động sẽ được hỗ trợ nhiều hơn

(LĐTĐ) Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động là một trong số các nội dung ưu việt của chế độ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), tuy nhiên, hiện doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận với chính sách này. Trước thực tế đó, tới đây, Luật Việc làm sẽ sửa đổi quy định này theo hướng đảm bảo tính khả thi trong thực tế.
Xem thêm
Phiên bản di động