Bài 2: Cần nhiều hơn những thiết chế văn hóa
Nỗ lực phát triển đời sống văn hóa cơ sở |
Còn nhiều hạn chế
Theo báo cáo 10 năm thực hiện Quyết định số 1668/2008/QĐ-TTg ngày 17 ngày 11 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTT&DL), đại đa số các địa phương có đồng bào dân tộc thiểu số tập trung sinh sống là những địa bàn thiếu thốn các điều kiện để phát triển sản xuất, đời sống khó khăn, giao thông hiểm trở. Một số nơi vẫn còn tồn tại nhiều phong tục lạc hậu, tình trạng du canh di cư còn diễn biến phức tạp.
Các lãnh đạo Bộ, Ban, ngành thảo luận tại Hội nghị Tổng kết 10 năm Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam. |
Các hủ tục, mê tín, dị đoan của đồng bào dân tộc thiểu số nhiều nơi chưa loại bỏ được hoàn toàn, tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vẫn còn xảy ra, lối sống thực dụng đã và đang du nhập vào giới trẻ vùng cao; hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao, điểm vui chơi giải trí ở vùng đồng bào các dân tộc chưa đạt hiệu quả, chưa có trang thiết bị, con người vận hành hoạt động. Tại nhiều địa phương vị trí xây dựng các thiết chế chưa phù hợp, chưa đảm bảo cho việc tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ theo mục đích, yêu cầu nhiệm vụ chính trị.
Bên cạnh đó, các ban, bộ, ngành và địa phương chưa có sự phối hợp thường xuyên, chặt chẽ với các cơ quan truyền thông để từ đó có sự tương tác tốt nhất trong việc đưa thông tin đến quần chúng nhân dân về các hoạt động văn hóa của các dân tộc, nhất là các hoạt động ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số.
Kinh phí dành cho công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa cũng như đầu tư cơ sở vật chất phát triển các thiết chế văn hóa nói chung, kinh phí để thực hiện các hoạt động “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” tại các đơn vị, địa phương còn hạn chế; đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa cấp cơ sở vùng dân tộc thiểu số vừa thiếu, vừa yếu, đa phần làm công tác kiêm nhiệm, chưa được đào tạo chuyên môn, chưa thực sự am hiểu về về văn hóa, phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số nên khó đáp ứng công tác văn hóa dân tộc trong tình hình mới, chế độ dành cho cán bộ văn hóa cấp thôn, bản quá thấp. Tại một số địa phương, sự quản lý, chỉ đạo của cơ quan quản lý văn hóa cấp cơ sở còn nhiều lúng túng, bất cập; các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” để xuyên tạc chống phá cách mạng, chia rẽ dân tộc.
Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam được tổ chức thường niên tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) |
Theo Bộ VHTT&DL, nguyên nhân gặp phải những khó khăn hạn chế trên là do sự phối hợp giữa các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương đôi khi thiếu đồng bộ, nhiều chương trình được thực hiện lồng ghép nhưng khó thực hiện, hiệu quả chưa cao. Một số đơn vị, địa phương, cơ sở còn coi nhẹ vị trí, vai trò của công tác văn hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
Lĩnh vực truyền thông đôi khi còn thiếu chủ động trong việc xây dựng kế hoạch, nội dung tuyên truyền trong từng giai đoạn, đề tài chưa có tính gắn kết, hệ thống, do vậy chưa thực sự tạo thành những đợt tuyên truyền sâu rộng có hiệu quả cao. Công tác tuyên truyền giáo dục chưa được triển khai thực hiện thường xuyên, chưa thực sự đi sâu vào cơ sở mà chỉ chủ yếu tập trung ở vùng đô thị, thị trấn, thị tứ nên hiệu quả chưa cao.
Bên cạnh đó, không gian văn hóa của các dân tộc đang ngày càng bị thu hẹp bởi tác động của vấn đề kinh tế - xã hội. Việc tổ chức các lễ hội văn hóa truyền thống dân tộc ngày càng bị sân khấu hóa, do đó, bản sắc nguyên gốc bị hạn chế và dần mai một; nhiều địa phương chưa có chính sách khuyến khích, động viên đối với các hoạt động đặc thù đối với lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch nên hiệu quả hoạt động chưa cao.
Đặc biệt, tại nhiều địa phương, nhất là vùng sâu, vùng xa, nhiều tôn giáo tà đạo mới xuất hiện, tác động xấu đến đời sống cũng như nhận thức của nhân dân, trong khi đó, vấn đề biến đổi khí hậu đã và đang có những ảnh hưởng, tác động theo chiều hướng xấu đến không gian sống, không gian văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.
Cần nhiều giải pháp tíchcực hơn
Nhằm tôn vinh những giá trị văn hoá truyền thống, ngày 17 tháng 11 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định lấy ngày 19 tháng 4 hằng năm là Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam. Việc Thủ tướng Chính phủ quyết định lấy ngày 19/4 hằng năm là "Ngày văn hoá các dân tộc Việt Nam" chính là cụ thể hoá và thể chế hoá các đường lối, chủ trương, Nghị quyết của Đảng, đặc biệt là NQ TW 5 khoá XIII về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. |
Theo ông Điểu K’Ré, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban thường trực Dân vận Trung ương, ngành Văn hóa cần phát huy và tích cực hơn nữa trong việc tuyên truyền để bà con nhận thức đầy đủ hơn về ngày 19/4. "Chúng ta cần tuyên truyền sâu rộng hơn nữa để tạo lan tỏa trong đồng bào dân tộc; cần làm mạnh hơn nữa trong chỉ đạo từ lãnh đạo trung ương đến các cấp ủy địa phương nhằm xây dựng nền văn hóa 54 dân tộc anh em đúng tinh thần Quyết định của Thủ tướng Chính phủ", ông Điểu K’Ré nhấn mạnh.
Ông Vũ Dương Châu, trưởng Ban Dân tộc Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho biết, hằng năm Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đều mời các lãnh đạo Bộ, Ngành về tận khu dân cư để tuyên truyền thực hiện Ngày văn hóa các dân tộc song song với Ngày đại đoàn kết toàn dân. Mặt trận cũng phối hợp với các thành viên tập chung vào 6 giải pháp xã hội. Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền bằng nhiều hình thức. Về công tác bảo tồn giữ gìn văn hóa, cần tuyên truyền, vận động thường xuyên nhằm tạo sự đồng thuận của toàn xã hội trong công tác bảo tồn.
Đại diện các Sở Văn hóa Lai Châu, Lào Cai, Bắc Cạn… cũng nêu kiến nghị cần phải có một chính sách đãi ngộ hợp lý dành cho các nghệ nhân văn hóa để tiếp tục gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Đồng thời bổ sung kinh phí cho địa phương tổ chức các hoạt động nhằn gắn kết các dân tộc trên cả nước.
Bà Nguyễn Thị Hải Nhung - Vụ trưởng Vụ Văn hóa Dân tộc cho rằng, trong 10 năm triển khai thực hiện, ngành Văn hóa đã nỗ lực phấn đấu, chủ động, sáng tạo, triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ và đã đạt được nhiều thành tích tuy không tránh khỏi những hạn chế, khó khăn trong quá trình thực hiện.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn trong tình hình mới
Tập trung chăm lo Tết cho người lao động
Lan tỏa sâu rộng phong trào thi đua trong công nhân
Năm bứt phá ngoạn mục của du lịch Thủ đô
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40
Hà Nội đêm trầm lắng, bình yên!
Văn hóa 17/12/2024 09:07