Áp dụng khung hình phạt tăng nặng với các vụ bạo hành trẻ em
Thời gian qua, liên tiếp nhiều vụ bạo hành trẻ em đã bị phát hiện như vụ giáo viên ngược đãi trẻ tại trường mầm non Mầm Xanh (TPHCM), vụ bảo mẫu hành hạ trẻ hơn 1 tháng tuổi ở Hà Nam hay vụ bố mẹ bạo hành trẻ 7 tuổi Kiên Giang...
Cục Trẻ em cho biết, tổng hợp thông tin từ báo chí và các cuộc gọi đến Tổng đài tư vấn trẻ em, đa số các cuộc bạo hành đều do chính người chăm sóc trẻ gây ra do thiếu kiềm chế, thiếu tôn trọng và thường trút cơn nóng giận lên đứa trẻ.
Ông Đặng Hoa Nam. Ảnh: VOV |
Sau khi bị xét xử thì phải có biện pháp truyền thông rộng rãi để xã hội thấy được việc bạo hành, xâm hại trẻ em sẽ bị pháp luật nghiêm trị.
Cục trưởng Cục Trẻ em Đặng Hoa Nam nhận định, không hẳn là các vụ bạo lực gia tăng về số lượng và mức độ mà là do gần đây các vụ bạo hành, xâm hại được phát giác và tố cáo nhiều hơn. Thêm vào đó, việc tiếp nhận xử lý kịp thời các vụ tố giác đã bước đầu tạo niềm tin cho người dân. “Theo dự đoán của chúng tôi, thời gian tới những vụ tố giác việc bạo hành, xâm hại trẻ em sẽ còn tăng lên”, ông Đặng Hoa Nam cho biết.
Phân tích nguyên nhân của các vụ bạo hành trẻ em, ông Đặng Hoa Nam cho rằng, xu hướng các vụ bạo hành trẻ em tăng lên thời gian gần đây do người trực tiếp chăm sóc trẻ thiếu hiểu biết về pháp luật. Luật Trẻ em có hiệu lực từ 1/6/2017 và các văn bản pháp luật khác quy định xử lý nặng hành vi xâm hại trẻ em. Trẻ càng nhỏ, mức độ xử phạt càng tăng.
Tiếp đến là nguyên nhân những người trực tiếp gần gũi với trẻ thiếu kỹ năng làm việc với trẻ. Ví dụ cha mẹ thì thiếu kĩ năng chăm sóc con cái, bảo vệ con cái và đặc biệt là thiếu các kĩ năng kiềm chế cơn nóng giận, tức giận của mình để đừng trút lên trên đầu trẻ. Với giáo viên, mà đặc biệt là giáo viên mầm non ở các cơ sở tư thục, ngoài công lập thì ngoài việc trang bị cho họ những kiến thức về dạy trẻ, chăm sóc trẻ về mặt dinh dưỡng, giáo dục thể chất thì còn một điều rất quan trọng là phải học những kĩ năng về bảo vệ trẻ và không xâm hại trẻ, kìm chế những cơn tức giận.
Để hạn chế bạo hành trẻ em, các trường thực hiện công tác phòng ngừa qua việc theo dõi giám sát môi trường chăm sóc trẻ. Đối với gia đình, cha mẹ cần tổ chức các lớp kỹ năng chăm sóc trẻ. Tại các trường sớm có lớp tham vấn tâm lý học đường cho cả học sinh và giáo viên để có điều chỉnh tốt hơn, nhất là khi phát hiện có sang chấn tâm lý để trị liệu sớm.
Ông Đặng Hoa Nam cho rằng, sau khi có thông tin về các vụ bạo hành, xâm hại trẻ em, biện pháp can thiệp đầu tiên là phải ưu tiên quan tâm đến chăm sóc, bảo vệ nạn nhân. Cần tách trẻ em ra khỏi người nghi xâm hại, bạo lực cho trẻ. Hoặc chuyển trẻ tới cơ sở chăm sóc y tế, thể chất, tâm thần để kịp thời điều trị sang chấn, phục hồi tốt nhất cho trẻ. Ví dụ, với vụ việc bạo hành ở trường Mầm Xanh, Cục Trẻ em đã có kết nối với ngành giáo dục và được biết đơn vị này đã ngay lập tức đóng cửa trường và cơ quan Công an đã vào cuộc điều tra. Cục đã đề nghị ngành giáo dục phối hợp với Sở LĐTB&XH chuyển các em tới đơn vị giáo dục khác và thực hiện chăm sóc đặc biệt như khám sàng lọc tâm lý để có phương án chăm sóc cụ thể.
Hiện nay, Luật Trẻ em và Nghị định 56 của Chính phủ hướng dẫn thực hiện luật cũng đã quy định rất cụ thể trách nhiệm của các bên liên quan, trách nhiệm của các cấp, cấp cơ sở. Theo đó, trách nhiệm các xã phường là phải triển khai ngay lập tức các biện pháp can thiệp. Gần đây nhất, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị phòng chống bạo lực xâm hại trẻ em. Thủ tướng cũng đã có yêu cầu Chủ tịch UBND cấp tỉnh phải chịu trách nhiệm về tất cả sự chậm chễ, không xử lý với các vụ bạo hành, xâm hại trẻ em.
Ông Đặng Hoa Nam cho biết: “Về cơ bản thì việc xét xử các vụ bạo hành, xâm hại trẻ em đã tuân thủ theo pháp luật nhưng theo khuyến nghị của tôi thì đối với các vụ việc trên cần áp dụng triệt để khung hình phạt tăng nặng, mang tính chất răn đe. Sau khi bị xét xử rồi thì phải có biện pháp truyền thông rộng rãi xã hội thấy được việc bạo hành, xâm hại trẻ em sẽ bị pháp luật nghiêm trị”.
Theo Thu Cúc/Báo điện tử Chính phủ
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Hôm nay (4/11), Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội
Tin mới 04/11/2024 07:52
Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội thăm, làm việc tại Cộng hòa Cuba
Tin mới 03/11/2024 10:37
Xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị giữa Thủ đô Hà Nội - La Habana lên tầm cao mới
Tin mới 02/11/2024 15:23
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm làm Tổng Giám đốc VTV
Tin mới 01/11/2024 13:53
Hôm nay 1/11, Quốc hội thảo luận Luật Phòng cháy, chữa cháy; Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa
Tin mới 01/11/2024 08:44
Cầu nối tăng cường giới thiệu, quảng bá đất nước, con người Việt Nam
Tin mới 31/10/2024 20:49
Chuyển sinh hoạt Đoàn đại biểu Quốc hội với Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường
Tin mới 31/10/2024 15:38
TP.HCM: Quy định mới về điều kiện tách thửa đất
Tin mới 31/10/2024 13:25
Quy định mới về điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tách thửa
Tin mới 31/10/2024 07:50
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Hoàng Thái tử, Thủ tướng Ả-rập Xê-út
Tin mới 30/10/2024 10:49