Ẩn họa từ những lò vôi thủ công
Tai nạn bất thình lình
Thời gian gần đây liên tiếp xảy ra hàng loạt các vụ tai nạn lò vôi khiến nhiều người thương vong. Điều đáng nói, những lò vôi truyền thống này đều vận hành bằng phương pháp thủ công nên quy trình xử lý khí độc phát sinh trong quá trình nung vôi vẫn không được các chủ lò vôi quan tâm. Do vậy, hiểm họa tai nạn luôn rình rập đối với các lao động tại đây.
Trên thực tế, mặc dù biết được những nguy hiểm luôn xảy đến bất cứ lúc nào, tuy nhiên vì mục tiêu lợi nhuận, các chủ lò vôi vẫn lén lút hoạt động bất chấp sự ngăn cản của các lực lượng chức năng và xem thường tính mạng của người lao động dẫn tới các trường hợp tai nạn đáng tiếc.
Trong khi đó, những lao động làm việc tại các lò vôi này thường không được đào tạo, trang bị bảo hộ an toàn trong quá trình lao động. Khi xảy ra tai nạn họ thường tỏ ra rất lúng túng trong việc xử lý tình huống. Do vậy, những vụ tai nạn lò vôi thường để lại hậu quả rất nghiêm trọng.
Hiện trường vụ tai nạn khiến 8 người tử vong |
Những năm gần đây, tần suất các vụ tai nạn lò vôi xảy ra ngày càng cao, điển hình tập trung ở các tỉnh như Thanh Hóa, Hải Phòng, Thái Bình, Hải Dương, Quảng Ninh… là những địa phương vẫn tồn tại khai thác vôi bằng biện pháp thủ công còn phổ biến.
Theo lộ trình, đến năm 2020 các cơ quan chức năng sẽ xóa sổ toàn bộ các lò vôi hoạt động bằng các phương pháp thủ công truyền thống. Tuy nhiên, chặng đường đến hạn mức đó còn khá dài trong khi các chủ lò vôi này với tâm lý tranh thủ “còn nước còn tát”. Vì vậy, việc xảy ra tai nạn lao động trong quá trình hoạt động của các cơ sở này là điều khó tránh khỏi.
Trước đó, vụ tai nạn ở xã Lại Xuân (Thủy Nguyên, Hải Phòng) vào ngày 19/11/2015 khiến 3 người tử vong. Nguyên nhân được xác định là tường lò vôi bất ngờ bị sập. Được biết, khi xảy ra tai nạn lò vôi này đang trong quá trình sửa chữa.
Nghiêm trọng hơn nữa là vụ tai nạn lò vôi xảy ra ở xã Hoàng Giang (huyện Nông Cống, Thanh Hóa) đã cướp đi mạng sống của 8 công nhân xấu số. Nguyên nhân của vụ tai nạn được xác định các nạn nhân đều bị ngạt khí CO trong quá trình nung vôi bằng phương pháp truyền thống. Cụ thể, ngày 1/1/2016, lò vôi của gia đình ông Lê Văn Thong đã khiến 8 lao động bị ngạt khí ngất xỉu. Do ngạt khí quá nặng nên cả 08 nạn nhân đều tử vong. Riêng bà Lê Thị Nguyên (vợ ông Thong) phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch.
Qua đó có thể nhận thấy, hầu hết các vụ tai nạn lò vôi đều được xác định nguyên nhân chính do các lò vôi không đảm bảo độ an toàn trong công tác xử lý khí thải sinh ra trong quá trình nung vôi. Mặt khác, người lao động ở các cơ sở này lại không được trang bị kiến thức cũng như các phương pháp ứng cứu kịp thời khi có sự cố. Chính vì vậy, khi tai nạn xảy ra thiệt hại nặng nề là điều không tránh khỏi.
“Sát thủ” vô hình
Rõ ràng vấn đề môi trường tại các cơ sở lò vôi thủ công chưa được đặt lên cao. Bên cạnh những tác động trực tiếp đến hoa màu, với lượng lớn khí CO thải ra từ các lò vôi thủ công đã tác động không nhỏ đến môi trường sống của người dân. .
Mặc dù, các lò vôi đã tồn tại từ rất lâu nhưng trên thực tế các cơ quan chức năng tại đây chưa có đánh giá cụ thể nào về tác động đến môi trường của các lò vôi này. Trong khi, khói bụi, tiếng ồn, và cả mùi nồng nặc từ các lò đốt than là những gì mà người dân nơi đây đang phải chịu đựng từng ngày, từng giờ trong suốt nhiều năm qua.
Ở Thị trấn An Bài, (Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình), nơi đây được mệnh danh là một trong những thủ phủ của lò vôi thủ công lớn nhất cả nước. Thị trấn An Bài có khoảng độ 50 hộ dân mà có khoảng gần 100 lò vôi đang ngày đêm liên tục nhả khói . Trong khi chính quyền địa phương còn đang lúng túng chưa biết cách quản lý như thế nào đối với những lò vôi thủ công này thì người dân ở đây vẫn hàng ngày phải chịu cảnh khói bụi cũng như ô nhiễm môi trường từ những lò vôi thủ công này thải ra.
Người lao động chỉ được trang bị một chiếc khẩu trang để... ngăn khí độc |
Tại đây có tới 64 lò vôi với hơn 100 miệng cửa lò có công suất khác nhau được nung đốt cả ngày lẫn đêm làm cho môi trường ở đây quanh năm bao phủ một màu trắng của khói bụi. Nhiều hộ dân ở đây đã phải chuyển đến nơi khác ở vì không chịu được khói bụi, những hộ dân còn lại không còn cách nào khác là phải sống chung với khói bụi, bệnh tật phát sinh do hít phải khói, bụi từ các lò vôi.
Trong khi đó, cách mà chính quyền địa phương và các chủ lò vôi xử lý khói bụi là sử dụng những xe phun nước với tần suất phun 4 lần/ ngày. Nhưng liệu với tần suất hoạt động của hơn 60 lò vôi và hàng nghìn lượt xe qua lại mỗi ngày thì biện pháp này có thực sự hiệu quả và có mang tính bền vững?.
Những lò vôi có phép và không phép hàng ngày vẫn hoạt động đang tạo công ăn việc làm cho hơn 1 nghìn người dân địa phương, vì vậy chưa thể dừng hoạt động sản xuất. Đó là lý giải của lãnh đạo địa phương và chủ lò vôi:
Những giải pháp mà địa phương đưa ra thì người dân sống bên cạnh những lò vôi này phải chịu cảnh ô nhiễm môi trường. Và ai biết được trong khoảng thời gian chờ đợi đó, gần 50 hộ dân ở tổ 12, thị trấn An Bài, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình sẽ còn mắc bệnh gì?
Cùng chung tình trạng trên, các lò vôi ở Kinh Môn, Hải Dương cũng khiến cho người dân nơi đây tỏ ra rất hoang mang trước tác động xấu cảu lò vôi thủ công ra môi trường dẫn đến bệnh tật ngày một tăng cao. Được biết, trêm địa bàn huyện Kinh Môn có trên 20 lò vôi thủ công hoạt động từ nhiều năm nay.
Ông Nguyễn Văn Đậu, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Duy Tân (Kinh Môn) xác nhận: “Hiện toàn xã có hơn 20 người được chẩn đoán bị ung thư và đang điều trị. từ năm 2003 đến nay, cả xã có tới 70 trường hợp chết vì bị ung thư phổi, dạ dày, đại tràng, gan, máu”. Ông Đậu cũng cho biết bản thân ông cũng được bệnh viện chẩn đoán bị ung thư phổi, hiện ông đang điều trị tại nhà. “Ngoài ung thư thì tỉ lệ người mắc bệnh về đường hô hấp trong xã khá lớn, chiếm khoảng 70% lượt người đến khám tại trạm y tế xã”, ông Đậu cho biết thêm.
Trên đây chỉ là hai trong số hàng chục địa phương còn sản xuất vôi bằng phương pháp truyền thống. Điều đó cho thấy, những hậu quả mà hoạt động này tác động là rất lớn. Trước những hậu quả nặng nề mà các lò vôi gây ra tại sao vẫn tồn tại bất chấp sự lo lắng của người lao động và người dân địa phương? Câu trả lời xin dành cho các cơ quan chức năng!
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hai yếu tố tạo nên chất lượng “tiến vua” của Cam tươi FVF
Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
Phụ nữ Thủ đô sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới
Giao lưu trực tuyến về lựa chọn thực phẩm, cân bằng dinh dưỡng cho gia đình
Thay đổi quy định về điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm từ 1/7/2025
Long Biên: Ra mắt Nghiệp đoàn Lực lượng an ninh, trật tự ở cơ sở thứ hai
VinFast miễn phí sạc pin cho tất cả ô tô điện đến ngày 30/6/2027
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 24/12/2024 06:12
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Môi trường 23/12/2024 14:12
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/12: Trời nhiều mây, sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 22/12/2024 06:29
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/12: Ngày nắng nhẹ, nhiệt độ thấp nhất 12 độ C
Môi trường 21/12/2024 08:41
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/12: Trời ít mây không mưa, ngày nắng nhẹ
Môi trường 20/12/2024 06:48
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/12: Ngày nắng, nhiệt độ thấp nhất từ 13 độ C
Môi trường 19/12/2024 06:19
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/12: Sáng sớm trời lạnh, trưa chiều hửng nắng
Môi trường 18/12/2024 06:55
Để Thủ đô xanh bền vững
Môi trường 17/12/2024 08:08
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 17/12: Sáng sớm trời rét, ngày nắng
Môi trường 17/12/2024 06:25
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 16/12: Trời tiếp tục rét
Môi trường 16/12/2024 06:34