Ai thực sự là tác giả bài thơ ‘Tổ quốc gọi tên mình’?
Kể từ giờ... | |
Thơ Phan Bích Mai: Mùa lỡ trớn |
Thông tin này đang gây sốt trong cộng đồng bởi bài thơ này được nhạc sỹ Đinh Trung Cẩn phổ nhạc, lay động hàng triệu trái tim, trở thành một trong những ca khúc hay nhất viết về đất nước của những năm đầu thế kỷ XXI - vốn được biết đến là của nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai.
Nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai, vẫn được biết đến với tư cách tác giả của bài thơ “Tổ quốc gọi tên mình”. |
Trong thư ngỏ của mình, anh khẳng định: “Tôi chính là tác giả của bài thơ “Tổ Quốc gọi tên mình”. Cụ thể, bài thơ được anh này viết vào năm 2008 và được anh chia sẻ trên một số trang mạng xã hội. Hồi đó anh Phúc là một quân nhân, là giáo viên văn học trong Quân đội, đơn vị đóng ở Sơn Tây, Hà Tây, nay là Hà Nội.
Sau này vì lí do đặc thù công tác và vì chuẩn bị chuyển công tác nên tôi mới xóa các blog, trang cá nhân. Nhưng ở thời điểm tôi đăng bài thơ này thì có khá nhiều người vào đọc và khen hay. Năm 2009, tôi chuyển công tác về Nghệ An, sau đó xin phục viên và chuyển sang làm báo là chủ yếu.
Anh Ngô Xuân Phúc khẳng định, mình mới chính là tác giả của bài thơ |
Trước đó, cũng năm 2009, tôi có đọc được bài thơ này chia sẻ trên blog Yahoo và người đứng tên hình như chính là chị. Sau lần tình cờ đó tôi có vào tìm lại nhưng không thể nào tìm được trang blog đăng bài thơ, và đến lúc chuyển ngành vì quá lo công việc mới nên tôi không dành thời gian cho sáng tác thơ cũng như tìm đọc thơ như trước nên không để ý tìm nữa.
Tình cờ năm 2013 tôi có được xem chương trình ca nhạc có bài hát Tổ quốc gọi tên mình, nó gợi nhớ cho tôi và tôi bắt đầu tìm kiếm thông tin. Đến năm 2014 thì tôi tiếp tục được nghe bài này trên truyền hình và sau đó là đọc được loạt bài báo giới thiệu tác giả thơ Nguyễn Phan Quế Mai và bài thơ “Tổ quốc gọi tên mình” cùng với những bài thơ thành công khác của chị.
Mong muốn của tôi lúc đó là giới thiệu bài thơ này, thú thực để bên ngoài biết tới khả năng của tôi, và qua bài thơ này tôi muốn xây dựng một hình tượng Tổ quốc – biển đảo cho thế hệ trẻ, cho những người trưởng thành ở thế kỷ 21”.
Anh này cho biết thêm, đã cố gắng liên lạc và trao đổi với nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai về việc này. Tuy nhiên, “chị Mai có nói rằng tôi đang ảo tưởng, thơ chị ấy được nhạc sỹ phổ nhạc…”.
Khi chúng tôi hỏi, bài thơ công bố trên các phương tiện thông tin truyền thông, có giống với những điều mà anh đã viết không, anh cho biết, theo trí nhớ, hầu như là giống y chang, có một chi tiết duy nhất là anh phân vân là chỗ “Chín mươi triệu môi người thao thức tiếng ‘Việt Nam’/ Chín mươi triệu người lấy thân mình chở che Tổ quốc linh thiêng” thì lúc anh viết, dân số Việt Nam chưa đến 90 triệu người.
“Và có những vấn đề trong bài thơ đó, chị ấy không hiểu được. Vì lí do rất đơn giản, chị ấy không phải là người viết ra bài thơ ấy. Chị ấy không ước định được hình ảnh, chữ dùng ở đó vì sao lại thế. Tôi viết bài thơ đó rất công phu.
Lúc đầu đặt bút viết thì gần như cảm xúc rất ít, chỉ là có thời gian rảnh, muốn viết một bài thơ tự do, không vấn gì đó về chủ đề đất nước mà thôi. Nhưng gần hoàn thiện thì cảm xúc lên, thăng hoa hơn. Tôi rất mong có dịp nào đó chị Mai về nước và được trao đổi trực tiếp, thẳng thắn”, anh nói.
Hỏi thêm về những căn cứ để xác thực rằng anh chính là tác giả thì anh nói rằng: “Bằng chứng thì chịu. Vì lúc đó, do đặc thù công tác và vì chuẩn bị chuyển công tác nên tôi mới xóa các blog, trang cá nhân. Tôi chuyển công tác từ Hà Nội về Vinh nên sách vở, giấy tờ thất lạc nhiều, bài này có cả bản viết tay nhưng không biết đã mất ở đâu, Hà Nội hay Vinh, còn các bản lưu máy vi tính thì máy hỏng đã mất hết. Nhưng có một nhà thơ là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam có vào đọc khen hay, và tôi có bảo bài này được phổ nhạc thì rất tuyệt”.
Tuy nhiên, khi chúng tôi hỏi tên của hội viên đó là ai thì anh bảo “lúc đó cũng không để ý lắm, chỉ biết là người Bắc Ninh hay Bắc Giang gì đó”.
“Viết lá thư này là tôi muốn làm rõ người thực sự viết bài thơ này, trả lại cho tác giả đích thực của nó tác phẩm. Hơn thế, đó còn là trả lại giá trị sự thực về mặt lịch sử. Do đó tôi rất mong chị thấu hiểu và chấp nhận sự việc”, người tự nhận mình là tác giả của “Tổ quốc gọi tên mình” cho biết.
Chúng tôi đã liên lạc với nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai để trao đổi về vấn đề này. Thông tin sớm nhất sẽ được gửi tới bạn đọc.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng
Văn hóa 20/11/2024 22:41
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Văn hóa 19/11/2024 16:22
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Văn hóa 19/11/2024 09:46
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ
Văn hóa 19/11/2024 09:01
Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"
Văn hóa 18/11/2024 15:51