Ai hưởng lợi trong cuộc đua tăng lãi suất huy động?
Nhiều ngân hàng tăng lãi suất huy động |
Đánh đố người gửi
Nghe thông tin ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi, bà Phạm Thị Ánh – cán bộ hưu trí tại khu tập thể Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Cầu Giấy, Hà Nội mang số vàng tích cóp hơn 1 năm qua đem bán được 80 triệu đồng, đi gửi ngân hàng. Nhìn biểu lãi suất của ngân hàng cao nhất cho kỳ hạn 12 tháng là 7.2%/năm, bà Ánh quyết định gửi luôn theo kỳ hạn này.
Nhưng lúc làm thủ tục gửi, bà Ánh mới tưng hửng khi nhân viên ngân hàng này giải thích: mức lãi suất đó chỉ dành cho khách hàng chục tỷ đồng trở lên. Nếu bà gửi kỳ hạn 11 tháng thì mức lãi suất là 5.8%/năm.
Theo tìm hiểu của PV, mức tăng lãi suất từ 7.2%/năm, thậm chí lên đến 8.2 %/năm phổ biến tại một số ngân hàng trên địa bàn Hà Nội chỉ áp dụng cho các đối tượng là nhóm khách hàng cao cấp có nhiều tiền nhàn rỗi.
Đa số người gửi tiền không được hưởng lợi trong cuộc đua tăng lãi suất huy động |
Tính đến ngày 7/3, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) đã áp dụng mức lãi suất lên đến 8%/năm, bằng việc đẩy mạnh chương trình khuyến mãi “Gửi dài lâu, thêm tài lộc” dành riêng cho khách hàng gửi tiền VNĐ từ 15 tháng trở lên, với lãi suất từ 7,2%/năm (15 tháng, lãnh lãi cuối kỳ) đến 8,0%/năm (36 tháng, gửi từ 10 tỷ trở lên, lãnh lãi cuối kỳ).
Trong biểu lãi suất huy động VND của Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank), mức tăng lãi suất cao nhất lên đến 7,2% ở kỳ hạn 12 và 24 tháng. Tuy nhiên, mức lãi suất này chỉ áp dụng cho các khoản tiết kiệm từ 200 tỷ đồng trở lên.
Mức lãi suất này không chỉ được các ngân hàng niêm yết công khai mà không ít ngân hàng còn áp dụng thêm các chương trình ưu đãi như: rút thăm trúng thưởng tiền mặt, cộng lãi suất thưởng khi gửi kèm với số tiền lớn…thì mức lãi suất huy động có thể lên đến 8,1% - 8,2%/năm.
Ngay như Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), cũng tăng lãi suất kỳ hạn 13, 18 tháng là 6.5%/năm; 24, 36 và 60 tháng mức lãi suất 6.8%/năm. Tuy nhiên, nhân viên giao dịch cho biết thêm, ngoài mức lãi suất được niêm yết, nếu khách hàng gửi tiền mới từ 50 triệu đồng được cộng thêm 0.1%/năm, trên 500 triệu cộng 0.2%/năm và trên 1 tỷ đồng cộng thêm 0.3%/năm. Với khách hàng gửi cũ có số dư trên 200 triệu đồng sẽ được cộng thêm 0.1%/năm, trên 500 triệu đồng cộng thêm 0.2%/năm và trên 1 tỷ đồng cộng thêm 0.3%/năm. Ngoài ra, khách hàng còn được tham dự chương trình tiết kiệm dự thưởng với nhiều phần quà bằng tiền mặt và hiện vật giá trị.
TS Nguyễn Minh Phong cho rằng, đây chỉ là “đòn gió” mà các ngân hàng đang thực hiện nhằm tính đến chuyện tăng lãi suất cho vay. Bởi mức tăng lãi suất huy động hầu hết chỉ áp dụng với các khoản gửi hàng chục tỷ đến trăm tỷ và thời hạn trên 12 tháng. Còn với các khoản gửi của người dân từ vài chục triệu, và kỳ hạn dưới 12 tháng hầu như không thay đổi.
Như vậy, mặc dù lãi suất huy động tăng vọt nhưng đa số người gửi tiền không được hưởng trong khi đó người đi vay lại nơm nớp lãi suất cho vay sẽ tăng.
Không thể xem là bình thường
Sau gần một năm ổn định ở mức 5-6%/năm, những ngày gần đây lãi suất huy động tăng trở lại. Mặc dù nhiều ngân hàng cho biết, đây chỉ là cách thu hút tiền gửi để chuẩn bị nguồn vốn cho vay trong bối cảnh các kênh đầu tư khác như vàng đã hấp dẫn hơn, thị trường bất động sản ấm dần lên... Tuy nhiên, việc các ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất huy động lên cao như hiện nay không thể được xem là bình thường.
Bởi hiện cơ chế trần lãi suất huy động theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chỉ áp dụng ở các kỳ hạn ngắn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng. Các ngân hàng tự quyết định lãi suất huy động ở các kỳ hạn dài. Trong khi đó, hiện trên thị trường đã xuất hiện trở lại việc “đi đêm” lãi suất của một số ngân hàng, ngay cả ở kỳ hạn ngắn.
Theo phân tích của một số chuyên gia kinh tế, xu hướng lãi suất huy động gia tăng đối với các kỳ hạn dài có nguyên nhân chủ yếu liên quan đến Dự thảo sửa đổi Thông tư 36 của NHNN, điều chỉnh giảm giới hạn được sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn dự kiến từ 60% xuống còn 40% trong thời gian tới.
Thông tư 36 dự kiến sửa đổi rõ ràng đang hướng đến mục tiêu “siết” dòng vốn tín dụng đang cho vay bất động sản (BĐS), bởi hiện phân khúc cao cấp đã có dấu hiệu bội thực hàng nên ngân hàng buộc phải siết lại nhằm hạn chế rủi ro. Trong cuộc đua này, thiệt thòi lớn nhất sẽ là những người dân đang vay và mua bán BĐS theo kiểu kinh doanh. Việc tiếp cận nguồn vốn của những đối tượng này sẽ khó khăn.
Cũng theo TS Nguyễn Minh Phong, việc Chính phủ đẩy mạnh công tác phát hành trái phiếu trong quý IV-2015 có thể gây ra sự thiếu hụt nguồn vốn cho hệ thống Ngân hàng. Mặt khác, nhu cầu tín dụng tăng lên ngay từ đầu năm, vì vậy các ngân hàng cần hút thêm vốn để đáp ứng.
“Năm 2016, dự báo lạm phát sẽ tăng và sẽ còn tăng trong 2 – 3 năm tới, mặc dù lạm phát kỳ vọng năm 2016 tuy vẫn sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp, dự báo 2,5 đến 3%, vì vậy sức ép lên lãi suất sẽ mạnh hơn. NHNN, vì thế, sẽ có biện pháp để ngăn chặn cuộc đua này.”, TS Phong nhận định.
Nên xem
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Tin khác
Hôm nay (22/12): Giá vàng nhẫn tăng nhẹ
Tài chính 22/12/2024 06:02
6,8 triệu cổ phiếu BMK chào sàn UPCoM ngày 26/12
Tài chính 21/12/2024 22:33
Năm 2025, lãi suất cho vay nhà ở xã hội giảm xuống 4,7%/năm
Tài chính 21/12/2024 22:32
Prudential và HSBC hợp tác lấy trải nghiệm của khách hàng làm trọng tâm
Tài chính 21/12/2024 17:35
Cơ hội đầu tư nào sẽ khởi sắc trong năm 2025?
Tài chính 19/12/2024 16:33
Tăng cường các giải pháp điều hành lãi suất, tín dụng
Tài chính 19/12/2024 11:42
Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam: Cầu nối đóng góp vào sự phát triển lớn mạnh của thị trường bảo hiểm
Tài chính 19/12/2024 09:36
100% Bộ, cơ quan trung ương, địa phương thành lập Ban chỉ đạo Tổng kiểm kê tài sản công
Tài chính 19/12/2024 08:55
Gần 4 triệu cổ phiếu KWA giao dịch trên UPCoM ngày 19/12
Tài chính 15/12/2024 16:47
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang "ấm" dần
Tài chính 15/12/2024 16:42