7 ngày thách thức – vì sự phát triển bền vững
Chiến dịch 7 ngày thách thức đã chính thức được phát động. |
Chiến dịch 7 ngày thách thức là lời kêu gọi hành động gửi tới các cá nhân trên toàn thế giới thực hành lối sống bền vững nơi đô thị nhằm cải thiện chất lượng sống. Thử thách bao gồm 7 ngày đưa ra các giải pháp bền vững và thực tế tập trung vào 3 nhóm: ăn uống, đi lại và sống bền vững.
Phát biểu tại lễ công bố và ra mắt chiến dịch 7 ngày thách thức, ông Pereric Högberg, Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam nhấn mạnh: “Mục đích của thử thách này là nâng cao nhận thức về những lựa chọn lối sống và tác động của những lựa chọn này đối với môi trường. Lối sống thông minh và bền vững bắt đầu từ chính bạn và tôi. Đơn giản như không dùng sản phẩm nhựa nếu chúng ta có thể dùng sản phẩm khác”.
Tại lễ công bố, ông Kamal Malhotra, Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam cũng chia sẻ, Chương trình nghị sự 2030 và Phát triển bền vững không những đòi hỏi cam kết cấp cao của các chính phủ mà cần có nỗ lực mạnh mẽ của tập thể gắn với hành động của 7 tỷ người trên hành tinh này.
“Mục tiêu phát triển bền vững đòi hỏi nỗ lực rất lớn nhưng nếu chúng ta có thể ăn, đi lại và sống một cách bền vững, chúng ta có thể tạo ra sự thay đổi góp phần thực hiện các mục tiêu” - ông Kamal Malhotra nhấn mạnh.
Theo báo cáo “Ngăn chặn xu hướng: chiến lược vì một đại dương không có chất thải nhự dựa vào lục địa” do Ocean Conservancy và Trung tâm Kinh doanh và Môi trường McKinsey công bố, số lượng rác thải nhựa không qua xử lý đổ vào đại dương đã ở mức khủng hoảng. Với xu hướng như hiện nay, tổng lượng rác thải nhựa vào đại dương sẽ tăng gần gấp đôi lên tới 250 triệu tấn hệ mét vào năm 2025 – nếu không tiến hành các bước cần thiết quản lý rác thải, tỷ lệ rác thải nhựa vào đại dương sẽ là một tấn rác thải nhựa trên ba tấn cá vào năm 2025. Đáng báo động là theo báo cáo trên, hơn nửa số rác thải nhựa vào đại dương đến từ năm nước: Trung Quốc, Indonesia, Philippine, Thái Lan và Việt Nam. Nếu năm nước này giảm lượng rác thải nhựa 65% thì lượng rác thải nhựa trên toàn cầu sẽ giảm 45%. Điều này có thể thực hiện bằng các biện pháp như đóng các điểm xả thải trong hệ thống thu gom, tăng tỷ lệ rác thải thu gom, sử dụng công nghệ xử lý rác thải, phân loại rác thải nhựa bằng phương pháp thủ công. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Môi trường 23/12/2024 14:12
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/12: Trời nhiều mây, sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 22/12/2024 06:29
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/12: Ngày nắng nhẹ, nhiệt độ thấp nhất 12 độ C
Môi trường 21/12/2024 08:41
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/12: Trời ít mây không mưa, ngày nắng nhẹ
Môi trường 20/12/2024 06:48
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/12: Ngày nắng, nhiệt độ thấp nhất từ 13 độ C
Môi trường 19/12/2024 06:19
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/12: Sáng sớm trời lạnh, trưa chiều hửng nắng
Môi trường 18/12/2024 06:55
Để Thủ đô xanh bền vững
Môi trường 17/12/2024 08:08
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 17/12: Sáng sớm trời rét, ngày nắng
Môi trường 17/12/2024 06:25
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 16/12: Trời tiếp tục rét
Môi trường 16/12/2024 06:34
TP.HCM: Vớt và thu gom rác trên 18 tuyến sông, kênh, rạch
Môi trường 15/12/2024 18:17