7 ngày thách thức – vì sự phát triển bền vững

19:50 | 10/04/2018
Ngày 10/4, tại Toà nhà Xanh chung Liên hợp quốc, Đại Sứ quán Thụy Điển, Liên hợp quốc và Trung tâm sống và học tập vì môi trường và cộng đồng (Live & Learn) đã tổ chức lễ công bố và ra mắt chiến dịch 7 ngày thách thức nhằm thúc đẩy thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững và hưởng ứng Ngày Trái đất 22/4 với chủ đề “Chấm dứt ô nhiễm rác thải nhựa”.
7 ngay thach thuc vi su phat trien ben vung Mua sắm công xanh – “chìa khóa” cho sự phát triển bền vững
7 ngay thach thuc vi su phat trien ben vung Ngành gỗ Việt Nam thực trạng và xu hướng phát triển bền vững
7 ngay thach thuc vi su phat trien ben vung Tạo chuyển biến rõ nét, thực chất thực hiện chương trình về phát triển bền vững
7 ngay thach thuc vi su phat trien ben vung Lễ đi bộ hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2018
7 ngay thach thuc vi su phat trien ben vung
Chiến dịch 7 ngày thách thức đã chính thức được phát động.

Chiến dịch 7 ngày thách thức là lời kêu gọi hành động gửi tới các cá nhân trên toàn thế giới thực hành lối sống bền vững nơi đô thị nhằm cải thiện chất lượng sống. Thử thách bao gồm 7 ngày đưa ra các giải pháp bền vững và thực tế tập trung vào 3 nhóm: ăn uống, đi lại và sống bền vững.

Phát biểu tại lễ công bố và ra mắt chiến dịch 7 ngày thách thức, ông Pereric Högberg, Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam nhấn mạnh: “Mục đích của thử thách này là nâng cao nhận thức về những lựa chọn lối sống và tác động của những lựa chọn này đối với môi trường. Lối sống thông minh và bền vững bắt đầu từ chính bạn và tôi. Đơn giản như không dùng sản phẩm nhựa nếu chúng ta có thể dùng sản phẩm khác”.

Tại lễ công bố, ông Kamal Malhotra, Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam cũng chia sẻ, Chương trình nghị sự 2030 và Phát triển bền vững không những đòi hỏi cam kết cấp cao của các chính phủ mà cần có nỗ lực mạnh mẽ của tập thể gắn với hành động của 7 tỷ người trên hành tinh này.

“Mục tiêu phát triển bền vững đòi hỏi nỗ lực rất lớn nhưng nếu chúng ta có thể ăn, đi lại và sống một cách bền vững, chúng ta có thể tạo ra sự thay đổi góp phần thực hiện các mục tiêu” - ông Kamal Malhotra nhấn mạnh.

Theo báo cáo “Ngăn chặn xu hướng: chiến lược vì một đại dương không có chất thải nhự dựa vào lục địa” do Ocean Conservancy và Trung tâm Kinh doanh và Môi trường McKinsey công bố, số lượng rác thải nhựa không qua xử lý đổ vào đại dương đã ở mức khủng hoảng. Với xu hướng như hiện nay, tổng lượng rác thải nhựa vào đại dương sẽ tăng gần gấp đôi lên tới 250 triệu tấn hệ mét vào năm 2025 – nếu không tiến hành các bước cần thiết quản lý rác thải, tỷ lệ rác thải nhựa vào đại dương sẽ là một tấn rác thải nhựa trên ba tấn cá vào năm 2025.

Đáng báo động là theo báo cáo trên, hơn nửa số rác thải nhựa vào đại dương đến từ năm nước: Trung Quốc, Indonesia, Philippine, Thái Lan và Việt Nam. Nếu năm nước này giảm lượng rác thải nhựa 65% thì lượng rác thải nhựa trên toàn cầu sẽ giảm 45%. Điều này có thể thực hiện bằng các biện pháp như đóng các điểm xả thải trong hệ thống thu gom, tăng tỷ lệ rác thải thu gom, sử dụng công nghệ xử lý rác thải, phân loại rác thải nhựa bằng phương pháp thủ công.

Mai Quý

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này