60% số người đang tìm việc làm là cử nhân và thạc sỹ
Nhu cầu tìm việc của cử nhân - kỹ sư rất lớn (ảnh minh họa) |
Sinh viên, thậm chí cả cử nhân và thạc sỹ ra trường nhưng gặp khó khăn trong tìm việc làm, thu nhập để ổn định cuộc sống không còn là chuyện hiếm. Một trong những nguyên nhân là cung - cầu lao động không gặp nhau và ngành nghề đào tạo không phù hợp với nhu cầu thị trường. Khoảng cách này đang thể hiện rõ ràng trong đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực tại thị trường lao động TP HCM.
Phóng viên VOV phỏng vấn ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh.
PV: Thưa ông, TP HCM hiện là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn nhất nước nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của cộng đồng doanh nghiệp, nhất là lực lượng lao động có tay nghề cao, vậy đâu là nguyên nhân?
Ông Trần Anh Tuấn: Đúng, TP HCM là địa phương có số trường đại học, cao đẳng và hệ thống đào tạo lớn trong cả nước. Hiện thành phố có 54 trường đại học và 37 trường cao đẳng, chiếm tỷ trọng 57% cơ cấu đào tạo hàng năm, cung cấp cho thị trường lao động thành phố hơn 80.000 lao động có trình độ đại học và 50.000 lao động có trình độ cao đẳng.
Ngoài ra, chương trình đào tạo đại học liên kết quốc tế, du học, đào tạo vừa học vừa làm, liên kết đào tạo đại học với các tỉnh hàng năm cũng đào tạo thêm hàng chục nghìn nhân lực ra trường. Tuy nhiên, trong cơ cấu ngành nghề đào tạo chuyên môn kỹ thuật còn nhiều bất cập.
Cụ thể, trong đào tạo đại học các nhóm ngành kỹ thuật công nghệ và khoa học tự nhiên chiếm 30%, các nhóm ngành kinh tế, tài chính, khoa học xã hội, y tế, giáo dục chiếm tỷ trọng 70%. Trong khi nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp nhóm ngành kỹ thuật công nghệ, khoa học tự nhiên thì chiếm tỷ trọng 45%.
Vì vậy, thị trường lao động của thành phố luôn thiếu nhiều nhân lực ở các ngành nghề như: cơ khí, công nghệ, dệt, sợi, may, công nghệ thông tin, truyền thông nhưng lại thừa lao động có chuyên môn về các lĩnh vực kinh tế, tài chính, giáo dục, y tế, khoa học xã hội.
PV: Để có nguồn nhân lực chất lượng cao thì phải đào tạo, nhưng từ kết quả đào tạo so với nhu cầu của doanh nghiệp hiện đang còn một khoảng cách khá xa, vậy theo ông khó khăn vướng mắc trong đào tạo nguồn nhân lực hiện nay là gì?
Ông Trần Anh Tuấn: Thực trạng chung là phần lớn sinh viên tốt nghiệp ra trường vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong tìm kiến việc làm phù hợp và ổn định do chưa định hướng đúng mức về nghề nghiệp và việc làm và một số sinh viên chọn ngành học chưa phù hợp với năng lực và sở trường cùng xu hướng phát triển của thị trường lao động.
Mặt khác, hiện nay và sắp tới các doanh nghiệp rất quan tâm tuyển chọn đối với sinh viên tốt nghiệp có kiến thức và ngoại ngữ, có khả năng hợp tác, kỹ năng làm việc, kỹ năng giao tiếp và tác phong làm việc công nghiệp.
Sự hạn chế lớn của sinh viên khi ra trường là đa số chưa định hướng được cụ thể một ngành nghề có chuyên môn phù hợp với khả năng, đồng thời hệ thống thông tin thị trường lao động hoạt động cung ứng giới thiệu việc làm còn nhiều bất cập, chưa kết nối được với sinh viên và doanh nghiệp.
Vì vậy, theo khảo sát của Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, có khoảng 80% sinh viên tốt nghiệp ra trường tìm được việc làm. Còn 20% rất khó khăn trong tìm việc làm hoặc không tìm được việc làm, làm công việc thấp hơn so với trình độ đào tạo.
Trong tổng số sinh viên tìm được việc làm cũng chỉ có 50% có việc làm phù hợp với năng lực và 50% làm việc trái với ngành nghề và thu nhập thấp, việc làm chưa ổn định và có thể phải chuyển việc làm khác.
Thị trường lao động biểu hiện rõ nét sự chênh lệch về cung cầu. Việc thừa thiếu- thiếu thừa giữa các ngành nghề vẫn luôn hiện diện. Người có trình độ cử nhân, thạc sỹ thất nghiệp có nhu cầu tìm việc làm chiếm khoảng 60% số người đang tìm việc.
Trong khi đó các doanh nghiệp luôn cần nhiều nhân lực hài hòa 3 yếu tố là: Kiến thức, kỹ năng nghề và đạo đức nghề nghiệp kỷ luật và trách nhiệm, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao.
PV: Thưa ông, đến cuối năm nay, Cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ chính thức hình thành, đây là cơ hội cho người lao động tìm kiếm việc làm thích hợp, nhưng cũng đặt ra cho mỗi cá nhân về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và phải cạnh tranh với nguồn nhân lực từ các quốc gia trong khu vực, vậy ông có lời khuyên nào cho người lao động?
Ông Trần Anh Tuấn: Cuối năm 2015, thị trường lao động ASEAN sẽ trở thành hiện thực, cơ hội việc làm sẽ được mở rộng. Vì vậy, thanh niên, sinh viên cần có cái nhìn về thị trường lao động mở.
Còn đối với học sinh, trong quá trình chọn ngành, chọn nghề phải làm sao chọn được ngành nghề phù hợp với năng lực để có việc làm. Ngoài ra, tính cạnh trang cũng rõ nét hơn. Về mặt nào đó sẽ tạo ra sự “nghiệt ngã” đối với cung cầu thị trường lao động.
Tuy nhiên, theo tôi nhận thấy thì các doanh nghiệp trong nước, cơ sở đào tạo người lao động sẽ gắn kết hơn trong đào tạo và việc làm. Song điều mà chúng ta đang quan ngại là nguồn nhân lực nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam hoặc nhân lực Việt Nam ra nước ngoài làm việc sẽ bất cập trong giai đoạn đầu.
Tôi cho rằng đây là cơ hội để nguồn nhân lực của chúng ta hội nhập, nâng cao kỹ năng, nâng cao tác phong lao động phù hợp với yêu cầu của đất nước. Như vậy, hành trang chuẩn bị cho quá trình hội nhập cộng đồng chung ASEAN vào cuối năm nay phải được sinh viên và lao động trẻ hiểu biết và đầu tư ngay từ trong quá trình học tập, rèn luyện chuyên môn nghề.
Muốn thành công, người lao động phải có ý thức mở rộng kiến thức nghề nghiệp, nâng cao năng lực tư duy khoa học, áp dụng công nghệ mới để không ngừng phát triển kỹ năng nghề nghiệp, hình thành nguồn nhân lực có tri thức, bản lĩnh để vững vàng hội nhập.
Tinh thần kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm lao động sẽ là những yếu tố tiên quyết để quyết định người lao động có thể thành công khi hội nhập vào cộng đồng kinh tế ASEAN.
PV: Vâng, xin cảm ơn ông.
Theo Hà Nam/VOV.VN
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil
Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk
Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất
Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?
Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Tin khác
Phát huy nguồn vốn tín dụng chính sách
Việc làm 01/11/2024 14:30
Thêm cơ hội mới cho lao động Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 27/10/2024 14:22
Sắp diễn ra Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Ba Vì năm 2024
Việc làm 25/10/2024 05:43
Cơ hội việc làm rộng mở tại Phiên giao dịch trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố
Việc làm 24/10/2024 19:41
Hải Phòng hỗ trợ chi phí đào tạo một số nghề trên địa bàn thành phố giai đoạn 2024 - 2030
Việc làm 21/10/2024 22:44
Hà Nội: Thị trường lao động tiếp tục phục hồi
Việc làm 18/10/2024 17:46
TP.HCM: Chi hơn 76.600 tỷ đồng cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề
Việc làm 16/10/2024 16:16
Thúc đẩy hợp tác lao động Việt Nam - châu Âu
Việc làm 11/10/2024 22:37
Đào tạo lao động tay nghề cao đi tắt để đón đầu
Việc làm 03/10/2024 15:42
Doanh nghiệp nỗ lực để "Quyền lợi đảm bảo, phúc lợi tốt hơn" cho người lao động
Việc làm 03/10/2024 11:11