Thị trường lao động Hà Nội: Cử nhân “rớt giá”

Qua các cuộc tuyển dụng lao động diễn ra trên địa bàn Hà Nội thời gian gần đây của các DN, một hiện tượng xảy ra khá phổ biến là một lượng lớn lao động có trình độ CĐ- ĐH tự nguyện xin làm công việc đơn giản với mức lương phổ thông. Chuyện thật như đùa này không chỉ phản ánh sự lãng phí về chất xám nguồn lực mà còn làm “rớt giá” các cử nhân, kỹ sư  trong con mắt các nhà tuyển dụng.
Cơ hội cho lao động kỹ thuật cao
Có việc làm ổn định nhờ học nghề nấu ăn
Có giải quyết được việc làm ngay sau khi tốt nghiệp?

Theo Trung tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội (HEIC), trung bình mỗi quý của năm 2015, Trung tâm đã tổ chức 20 phiên giao dịch việc làm nhưng tỷ lệ kết nối cung –cầu lao động chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu. Lý giải về điều này, bà Vũ Thị Thanh Liễu, Trưởng phòng Thông tin thị trường lao động của HEIC, cho biết, phần lớn các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng đối tượng lao động trung cấp và lao động phổ thông, trong khi nguồn lao động đến trung tâm tham gia tuyển dụng chủ yếu là tốt nghiệp CĐ - ĐH. Như vậy, cung không khớp cầu dẫn đến tỷ lệ được tuyển dụng rất thấp.

Thị trường lao động Hà Nội: Cử nhân “rớt giá”
Tại các hội chợ việc làm cử nhân, kỹ sư đến tìm việc rất đông

Phân tích chỉ tiêu tuyển dụng yêu cầu về trình độ của HEIC trong các phiên giao dịch việc làm gần đây cho thấy, nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ CĐ -ĐH chiếm tỷ lệ thấp nhất (dưới 28% tổng chỉ tiêu tuyển dụng của các phiên giao dịch việc làm hàng tuần). Trong khi đó, số ứng viên có trình độ CĐ –ĐH tìm đến các phiên giao dịch việc làm và các hội chợ việc làm trên địa bàn TP luôn chiếm trên 80%.

Cũng theo phản ánh của ban tổ chức các hội chợ việc làm trên địa bàn TP Hà Nội, phần đông lao động có trình độ CĐ -ĐH đến ứng tuyển tuy có bằng cấp chuyên môn nhưng lại thiếu kiến thức chuyên môn hay kỹ năng thực hành. Trong số các ngành nghề, ngành có nhiều cử nhân, kỹ sư xin làm trái bằng cấp nhất và cũng là ngành tuyển nhiều lao động nhất là dịch vụ, thương mại (43%).

Bà Vũ Thanh Liễu cho hay, hiện đã và đang tồn tại tình trạng một số nhà tuyển dụng có biểu hiện “ép” người lao động bằng việc đưa ra những yêu cầu, đòi hỏi cao so với thực tế công việc trong khi trả lương thấp, không phổ biến cụ thể các chế độ như BHXH, BHYT, tính ổn định của việc làm. Phần thiệt thòi này chủ yếu rơi vào những LĐ có trình độ, tốt nghiệp CĐ -ĐH.

Ông Thanh Vũ, cán bộ nhân sự của Cty V& M cho hay: Chúng tôi có nhu cầu 7 LĐ kế toán máy có trình độ CĐ nhưng qua vài phiên sơ tuyển tại sàn giao dịch việc làm Hà Nội, chúng tôi đã chọn được khoảng 20 hồ sơ tốt, đúng chuyên ngành có trình độ ĐH, nhưng qua phỏng vấn lượt hay cho NLĐ thử việc thì đến nay lại chỉ còn có 3 người làm được việc và cả 3 người này lại có trình độ CĐ chứ không phải ĐH. Thực tế, chúng tôi vẫn phải mất thêm 3 tháng để đào tạo kỹ năng nghề nghiệp cho 3 lao động này mới đáp ứng được công việc giao. Điều này đã phản ánh tình trạng chất lượng lao động thấp, về cơ bản chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng, tiếp tục cho thấy việc đào tạo chuyên môn tại các trường ĐH, CĐ (và cả trung cấp chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật) còn nhiều bất cập, buộc phải cải tổ tích cực hơn nữa.

Ngoài yếu tố về chuyên môn, tay nghề, một nguyên nhân khác mà theo đánh giá của các nhà tuyển dụng (nhất là các DN có vốn đầu tư nước ngoài) khiến họ đánh giá thấp các tân cử nhân, kỹ sư là những kỹ năng bổ trợ cho công việc như khả năng sử dụng thông thạo các phần mềm máy tính hay ngoại ngữ của LĐ không tương xứng với những bằng cấp họ được học. Bà Mai Hương- đại diện nhà tuyển dụng của Tập đoàn La thị (Hồng Kông) cho hay, tiếng Anh từ lâu đã trở thành một yếu tố không thể thiếu của các cử nhân khi đi xin việc nhưng các cử nhân của ta vẫn chỉ dừng lại ở phần giao tiếp thông thường còn nếu đi sâu hơn một chút là trao đổi công việc bằng tiếng Anh thì ứng viên đành chịu. Vì thế, chúng tôi sẵn sàng chấp nhận tuyển lao động có trình độ trung cấp nhưng kỹ năng tiếng Anh tốt để đào tạo nghề nghiệp còn hơn là tuyển LĐ tốt nghiệp CĐ - ĐH nhưng kỹ năng nghề và cả tiếng Anh đều không có.

Bên cạnh đó, do yếu tố tâm lý của các cử nhân ngoại tỉnh sẵn sàng bám trụ lại thành phố sau khi ra trường bằng mọi giá nên họ rất dễ chấp nhận công việc không đúng trình độ hay lương thấp. Trong khi đó, các cử nhân bản địa lại có tâm lý kén chọn công việc rất lớn. Chính những lý do này dẫn đến việc nhà tuyển dụng ỷ thế “cung lớn hơn cầu” để tìm cách ép giá trả công cho NLĐ. Bà Vũ Thanh Liễu cho hay, hiện đã và đang tồn tại tình trạng một số nhà tuyển dụng có biểu hiện “ép” người lao động bằng việc đưa ra những yêu cầu, đòi hỏi cao so với thực tế công việc trong khi trả lương thấp. Ngoài ra, họ còn không phổ biến cụ thể các chế độ như BHXH, BHYT, tính ổn định của việc làm. Phần thiệt thòi này chủ yếu rơi vào những LĐ có trình độ, tốt nghiệp CĐ -ĐH. Tuy chưa có thống kê cụ thể nhưng theo nhận định ban đầu của Sở LĐTBXH Hà Nội, đã có một số lượng khá lớn cử nhân ĐH, CĐ chấp nhận làm những công việc hoặc là không đúng ngành nghề đào tạo hoặc các công việc phổ thông.

Theo lãnh đạo Sở LĐTBXH Hà Nội, để giải quyết tình trạng này cần phải tiếp tục đẩy mạnh việc định hướng nghề nghiệp cũng như đào tạo theo nhu cầu xã hội. Đó mới là cái gốc để giải quyết dứt điểm tình trạng dư thừa nhân lực trong khi các DN không tuyển đủ chỉ tiêu lao động.

Mạnh Quân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở

LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Chiều ngày 4/11, tại Hội trường Tổng Công ty Du lịch Hà Nội, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm phối hợp với Công đoàn Tổng Công ty Du lịch Hà Nội tổ chức Hội nghị chuyển giao và tiếp nhận Công đoàn Công ty TNHH MTV Điện ảnh Hà Nội.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil

(LĐTĐ) Chiều nay (5/11), ông Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam chủ trì Hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil (CTB) do ông Adilson Gonçalves de Araújo - Chủ tịch Trung tâm làm Trưởng đoàn.
Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk

Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk

(LĐTĐ) Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk vừa tổ chức Hội thao công chức, viên chức, người lao động năm 2024. Hội thao diễn ra sôi nổi, thành công và mang lại không khí vui tươi, phấn khởi trong đoàn viên.
Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất

Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất

(LĐTĐ) Trước khi mua nhà đất, người mua cần lưu ý nhiều vấn đề quan trọng sau để giao dịch được suôn sẻ, tránh phát sinh tranh chấp.
Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?

Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?

(LĐTĐ) Theo dự báo của nhiều chuyên gia và công ty chứng khoán, tỷ giá USD/VND sẽ vẫn chịu áp lực tăng sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, đặc biệt nếu ông Trump đắc cử. Ngược lại, có ý kiến cho rằng tỷ giá sẽ “hạ nhiệt” dù ai là người bước chân vào Nhà Trắng...
Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?

Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?

(LĐTĐ) Cuộc bỏ phiếu cuối cùng để bầu ra Tổng thống Mỹ tiếp theo diễn ra vào ngày 5/11, nhưng vẫn còn nhiều người nhầm lẫn về thời điểm công bố kết quả.
Để giá nhà chung cư không “nóng”

Để giá nhà chung cư không “nóng”

(LĐTĐ) Liên quan đến vấn đề giá bất động sản, đặc biệt giá nhà chung cư tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh liên tục tăng cao, thậm chí tăng bất thường, Lao động Thủ đô từng có một số bài phản ảnh, bình luận nội dung này. Và nội dung này lại được làm nóng nghị trường khi kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản (TTBĐS) và phát triển nhà ở xã hội (NOXH) từ năm 2015 đến hết năm 2023”.

Tin khác

Phát huy nguồn vốn tín dụng chính sách

Phát huy nguồn vốn tín dụng chính sách

(LĐTĐ) Là một trong 4 tổ chức chính trị - xã hội nhận quản lý vốn ủy thác từ Ngân hàng Chính sách xã hội, thời gian qua, Hội Nông dân huyện Đan Phượng (Hà Nội) tập trung triển khai tốt các chính sách có liên quan đến tín dụng ưu đãi, cho vay vốn đến hội viên nông dân để sản xuất, kinh doanh, từng bước thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Thêm cơ hội mới cho lao động Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài

Thêm cơ hội mới cho lao động Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngoài tiếp tục duy trì các thị trường tiếp nhận lao động truyền thống như Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc, hện nay, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đang thúc đẩy phát triển một số thị trường mới tiềm năng, tạo cơ hội mới cho người lao động khi lựa chọn đi làm việc ở nước ngoài.
Sắp diễn ra Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Ba Vì năm 2024

Sắp diễn ra Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Ba Vì năm 2024

(LĐTĐ) Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Ba Vì năm 2024 dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 27/10, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Ba Vì (Số 104 đường Quảng Oai, thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì, Hà Nội) với sự tham gia của đông đảo người lao động, học sinh, sinh viên.
Cơ hội việc làm rộng mở tại Phiên giao dịch trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố

Cơ hội việc làm rộng mở tại Phiên giao dịch trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố

(LĐTĐ) Ngày 24/10, Phiên giao dịch việc làm trực tuyến với tham gia của 6 tỉnh, thành phố đã mang lại nhiều cơ hội cho người lao động và doanh nghiệp. Sự kiện thu hút 122 doanh nghiệp với hơn 44.504 vị trí tuyển dụng, tạo điều kiện kết nối hiệu quả giữa cung và cầu lao động.
Hải Phòng hỗ trợ chi phí đào tạo một số nghề trên địa bàn thành phố giai đoạn 2024 - 2030

Hải Phòng hỗ trợ chi phí đào tạo một số nghề trên địa bàn thành phố giai đoạn 2024 - 2030

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 18, Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng khóa XVI đã ban hành Nghị quyết số 03/2024/NQ-HĐND quy định chính sách hỗ trợ đào tạo một số nghề trên địa bàn thành phố Hải Phòng, giai đoạn 2024 - 2030.
Hà Nội: Thị trường lao động tiếp tục phục hồi

Hà Nội: Thị trường lao động tiếp tục phục hồi

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, thị trường lao động Hà Nội tiếp tục đà phục hồi. Số lượng doanh nghiệp giải thể và ngừng hoạt động có xu hướng giảm mạnh đã tác động tích cực đến thị trường lao động. Nhu cầu tuyển dụng trên toàn Thành phố trong tháng 9 khoảng trên 22.600 vị trí.
Hà Nội: 9 tháng, gần 59.000 người hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Hà Nội: 9 tháng, gần 59.000 người hưởng bảo hiểm thất nghiệp

(LĐTĐ) Thông tin về công tác hỗ trợ, giải quyết chính sách bảo hiểm thất nghiệp trong tháng 9/2024, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cho biết đơn vị đã tiếp nhận 6,6 nghìn hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động, giảm 1 nghìn trường hợp so với tháng trước, và tăng 0,2 nghìn trường hợp so với cùng kỳ năm trước.
TP.HCM: Chi hơn 76.600 tỷ đồng cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề

TP.HCM: Chi hơn 76.600 tỷ đồng cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề

(LĐTĐ) Dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) giai đoạn 2021 - 2024 là 76.626 tỷ đồng.
Thúc đẩy hợp tác lao động Việt Nam - châu Âu

Thúc đẩy hợp tác lao động Việt Nam - châu Âu

Ngày 11/10, Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) tổ chức hội thảo “Thúc đẩy hợp tác lao động Việt Nam - châu Âu”.
“Kém nhiệt” lao động thời vụ cuối năm tại TP. HCM

“Kém nhiệt” lao động thời vụ cuối năm tại TP. HCM

(LĐTĐ) “Đến hẹn lại lên”, vào dịp cuối năm, nhu cầu lao động thời vụ tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) sẽ diễn ra sôi động. Tuy nhiên do kinh tế khó khăn nên dự báo việc làm thời vụ năm nay tại Thành phố sẽ “kém nhiệt” so với những năm trước.
Xem thêm
Phiên bản di động