6 vấn đề sức khỏe nguy hiểm khi thời tiết nắng nóng
Chăm sóc, bảo vệ da khi thời tiết nắng nóng | |
Nắng nóng kéo dài: Nguy cơ ngộ độc thực phẩm |
Ảnh minh họa: News. |
Hè về, các gia đình thường tổ chức đi du lịch và tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời như tắm biển, dã ngoại. Các bác sĩ khuyến cáo khí hậu oi bức, nóng nực dễ gây ra nhiều bệnh liên quan đến thời tiết nắng nóng, dân gian thường gọi là cảm nắng. Do vậy mọi người cần cảnh giác đề phòng.
Bác sĩ chuyên khoa 1 Nguyễn Viết Hậu, Phòng khám tổng quát, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, cho biết gần đây qua Khoa Cấp cứu tiếp nhận nhiều bệnh nhân ngất xỉu hay kiệt sức do nhiệt. Người bệnh nhập viện trong tình trạng lo lắng, mệt mỏi do mất nước, nhiệt độ cơ thể tăng cao.
Theo bác sĩ Hậu, nhiệt độ thích nghi tốt nhất của cơ thể khoảng 25 độ C. Trong giới hạn an toàn từ 20 đến 30 độ C, cơ thể điều chỉnh thích nghi tốt nhờ cơ chế hoạt động của trung tâm điều nhiệt ở não. Nhờ vậy con người thích nghi và tránh được tác động có hại khi nhiệt độ tăng hay giảm. Đến một ngưỡng nhiệt độ quá lạnh hay quá nóng vượt ngoài mức an toàn, cơ thể không thể điều chỉnh kịp do vượt quá khả năng hoạt động của trung tâm điều nhiệt. Khả năng tự điều chỉnh này cũng kém hơn ở trẻ nhỏ dưới 4 tuổi, người già trên 70 tuổi hoặc người có nhiều bệnh lý.
Các bệnh lý do ảnh hưởng của nhiệt độ được chia theo các mức độ từ nhẹ đến nặng tùy mức độ tiếp xúc với thời tiết nắng nóng, nhiệt độ môi trường xung quanh, thời lượng và người đó có làm công việc nặng nhọc hay không. “Cảm nắng” là từ gọi chung trong dân gian đối với tất cả bệnh lý do nắng nóng gây ra, bao gồm 6 vấn đề thường gặp:
Phù
Biểu hiện của bệnh là phù ở phần thấp cơ thể như mắt cá, bàn chân. Triệu chứng này xuất hiện khi thay đổi môi trường sống, chẳng hạn như đi du lịch đến nơi có thời tiết nắng nóng hơn nhiều so với thường ngày, ở trong phòng máy lạnh lâu và đột ngột di chuyển ra môi trường nắng nóng.
Bác sĩ giải thích: Khi nhiệt độ môi trường tăng cao, các mạch máu giãn ra để thải nhiệt và gây phù. Cơ thể thích nghi trong thời gian vài giờ hay một vài ngày thì triệu chứng sẽ mất. Nếu triệu chứng không tự mất đi, bệnh nhân nên kê cao chân khi ngủ để mạch máu lưu thông bình thường. Ở mức độ nhẹ không cần dùng thuốc. Nhiều người uống thuốc lợi tiểu để giảm phù thì không có lợi mà còn gây hại vì làm tăng tình trạng mất nước của cơ thể. Bác sĩ Hậu giải thích: Thời tiết nắng nóng làm cơ thể mất nước, nếu dùng thuốc lợi tiểu cơ thể mất nước nhiều hơn.
Phát ban
Những vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hay nhiệt độ cao bên ngoài dễ bị kích thích làm xuất hiện mẩn ngứa, mề đay, sau một thời gian sẽ phục hồi, không cần điều trị đặc hiệu. Ngứa nhiều, bạn có thể dùng các loại thuốc kháng dị ứng thông thường, hạn chế tiếp xúc với ánh nắng, sau đó cơ thể tự điều chỉnh và các triệu chứng sẽ biến mất. Lưu ý: Cần phân biệt giữa phát ban do nhiệt và bỏng. Cơ thể tiếp xúc với nắng quá lâu có thể dẫn đến bỏng làm cho vùng da tại đó bị đỏ, sưng rộp.
Chuột rút
Bệnh thường xuất hiện ở người lao động nặng hay vận động viên phải tập luyện với cường độ cao. Cơ thể đang vận động và sinh nhiệt, gặp nhiệt độ môi trường cao dễ gây ra chuột rút do nhiệt.
Biểu hiện của bệnh là cảm giác đau ở các bắp thịt, đặc biệt ở bắp đùi, cẳng chân. Triệu chứng này xuất hiện khi người bệnh hoạt động nặng, các cơ phải làm việc liên tục đi kèm cơ thể bị mất nước và muối qua mồ hôi, dẫn đến tình trạng co thắt cơ gây đau. Trường hợp này có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau thông thường, nghỉ ngơi, di chuyển đến nơi thoáng mát, bù nước có muối khoáng. Lưu ý: Nếu chỉ cho bệnh nhân uống nước lọc thì không đủ đáp ứng được tình trạng mất muối và nước của cơ thể. Do vậy cần bổ sung các loại nước chứa muối khoáng như dung dịch nước điện giải trị tiêu chảy, nước chanh pha muối, đường… Sau khi nghỉ ngơi, bù nước, các triệu chứng sẽ tự giới hạn và biến mất.
Ngất xỉu
Tình trạng này thường gặp ở những người đi du lịch mùa hè, phải ra ngoài nắng nhiều hoặc leo núi, di chuyển, tập quân sự… khiến cơ thể mất muối và nước. Tình trạng này kéo dài đến một giai đoạn nào đó làm nước trong lòng mạch máu giảm, giảm huyết áp, đặc biệt bệnh nhân ở tư thế đứng sẽ giảm lưu lượng máu lên não gây ngất xỉu.
Sơ cứu trong trường hợp này rất quan trọng. Cho người bệnh nằm đầu thấp, di chuyển đến vùng không khí thoáng mát, nới rộng áo quần, bù nước có muối khoáng. Theo dõi khoảng 30 phút, nếu ổn định thì không cần đến bệnh viện.
Kiệt sức
Khi tình trạng mất muối và nước kéo dài hơn so với các tình huống trên sẽ dẫn đến kiệt sức. Khi đó, bệnh nhân không chỉ ngất xỉu mà còn kèm theo các triệu chứng thần kinh như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn… Nếu được sơ cứu kịp thời, ngưng các hoạt động hiện tại, di chuyển vào môi trường thoáng mát thì cơ thể phục hồi hoàn toàn. Vẫn tiếp tục hoạt động hay không thể di chuyển đến môi trường khác, cơ thể có hiện tượng sốc nhiệt. Sốc nhiệt là thể bệnh nặng nhất trong các bệnh lý do tăng nhiệt độ gây ra.
Sơ cứu người bị kiệt sức do nhiệt cũng giống như khi ngất xỉu nhưng cần phải theo dõi kỹ hơn. Có thể dùng khăn lạnh chườm vào những vùng có nhiều mạch máu như trán, lưng, nách, bẹn… để giúp cơ thể thải nhiệt nhanh hơn. Uống càng nhiều nước càng tốt. Trong vòng từ 30 phút đến một giờ, triệu chứng không được cải thiện, bệnh nhân vẫn đau đầu, nôn ói, chóng mặt nhiều hơn thì nên đến bệnh viện.
Sốc nhiệt (đột quỵ do nhiệt)
Đây là bệnh có tỷ lệ tử vong tương đương với đột quỵ do tim hay đột quỵ do não. Sốc nhiệt là do bị mất muối và nước kéo dài đi kèm sự quá tải khả năng hoạt động của trung tâm điều nhiệt. Tăng thân nhiệt kéo dài làm tổn thương hệ tim mạch, hô hấp, gan, thận đặc biệt là hệ thần kinh. Nhiệt độ cơ thể nạn nhân có thể lên đến trên 40 độ C, kèm các triệu chứng thần kinh như đau đầu, chóng mặt, buồn ói, lơ mơ, rối loạn tri giác, co giật thậm chí hôn mê..
Khi có triệu chứng trên, cần sơ cứu tạm thời cho bệnh nhân bằng cách đặt họ nằm đầu thấp. Di chuyển ra khỏi vùng có nhiệt độ cao, làm giảm nhiệt cho nạn nhân như dùng quạt hay ngâm người trong nước mát vài phút. Dùng gạc hoặc khăn thấm nước lạnh hay nước đá đặt ở các vị trí có nhiều mạch máu như trán, lưng, nách, bẹn… để giúp cơ thể thải nhiệt nhanh hơn. Đồng thời gọi cấp cứu 115 để chuyển nạn nhân đến bệnh viện ngay.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00