10 sư phụ võ thuật của Lý Tiểu Long là những ai?
Con gái Lý Tiểu Long đầu tư làm phim về thời trẻ của cha | |
Tình cũ tiết lộ cái chết bí ẩn của Lý Tiểu Long | |
Lý Tiểu Long và những bí ẩn cuộc đời |
Trong suốt cuộc đời ngắn ngủi, Lý Tiểu Long không lúc nào ngừng việc tầm sư học võ. Năm 1967, lúc 27 tuổi ông đã sáng lập Triệt Quyền Đạo. Thành tựu của Lý Tiểu Long có được như vậy là nhờ học được từ 10 vị sư phụ. Vậy 10 vị sư phụ này là những vị thần thánh như thế nào mà có thể là sư phụ của Lý Tiểu Long?
Thành tựu của Lý Tiểu Long có được như vậy là nhờ học được từ 10 vị sư phụ. |
Đầu tiên là Lý Hải Tuyền
Người thầy tốt nhất không ai khác chính là cha Lý Tiểu Long, ông Lý Hải Tuyền. Nhiều người cho rằng Diệp Vấn là sư phụ đệ nhất của Lý Tiểu Long. Điều này sai. Người khai tâm võ thuật cho Lý Tiểu Long là cha ông. Ông Lý Hải Tuyền không những là một diễn viên nổi tiếng mà còn là một tiêu sư.
Ông vừa diễn hý kịch vừa nghiên cứu luyện tập Thái Cực Quyền và đã có mười mấy năm công lực. Khi Lý Tiểu Long còn rất nhỏ đã cùng cha luyện Thái Cực không trễ nải. Điều này có liên quan rất lớn đến việc sau này Lý Tiểu Long sáng lập Triệt Quyền Đạo. Lý luận thái cực là vô cực và lý luận âm dương của Thái cực quyền là hạt nhân lý luận của Triệt Quyền Đạo. Ông Lý Hải Tuyền mất năm 1965.
Đệ nhị sư phụ Diệp Vấn
Diệp Vấn là một trong những sư phụ nổi tiếng của Lý Tiểu Long, là một đại sư Vịnh Xuân Quyền. Do loạn lạc chiến tranh Diệp Vấn đến Hong Kong. Năm 1954, Lý Tiểu Long bái sư làm môn hạ Diệp Vấn, chính thức học Vịnh Xuân Quyền có hệ thống.
Mọi người có ấn tượng rất sâu với phim Diệp Vấn là cảnh mỗi ngày Diệp Vấn đều khổ luyện với mộc nhân. Vịnh Xuân Quyền chính là cơ sở học thuật của Triệt Quyền Đạo. Trong đó, thốn quyền là chiêu thức lợi hại nhất của Vịnh Xuân. Chỉ trong khoảng cách 1 thốn đột nhiên phát ra lực cực lớn, đánh bay đối thủ. Diệp Vấn là sư phụ quan trọng nhất của Lý Tiểu Long. Ông mất năm 1972.
Đệ tam sư phụ Trần Hưởng
Trần Hưởng là đại sư Thái Lý Phật quyền. Trong phim Tạp gia tiểu tử, Nguyên Bưu đã biểu diễn Thái Lý Phật quyền. Môn quyền này đã có hơn 100 năm lịch sử. Người sáng lập nó cũng tên là Trần Hưởng, kết hợp Thái gia quyền, Lý gia quyền, Phật gia quyền để tạo ra môn này. Thái Lý Phật quyền thời đó danh tiếng ngang với Vịnh Xuân quyền ở Hong Kong. Lý Tiểu Long chú trọng thực chiến, trong khi học Vịnh Xuân cũng đồng thời học Thái Lý Phật quyền.
Đệ tứ sư phụ Lương Tử Bằng
Bản ý của Lý Hải Tuyền khi dạy Lý Tiểu Long Thái cực là để ông tu tâm dưỡng tính, đồng thời không để ông đánh lộn. Sau cùng ông tìm được Thái cực nội gia quyền của Lương Tử Bằng để dạy Lý Tiểu Long. Lương Tử Bằng biết những việc đánh lộn sai trái của Lý Tiểu Long nhưng năm đó Lý Hải Tuyền thể diện lớn, cũng là diễn viên nổi tiếng, không dễ từ chối cho nên chỉ còn cách thu nhận Lý Tiểu Long làm đệ tử. Làm môn hạ Lương Tử Bằng, Lý Tiểu Long học được lý luận và thực chiến chân chính của Thái cực, những điều này, ông chưa từng được học qua từ phụ thân.
Đệ ngũ sư phụ Thiệu Hán Sinh
Thiệu Hán Sinh là sư phụ võ công bắc phái của Lý Tiểu Long. Năm 1959, trước khi Lý Tiểu Long đi Mỹ mới học Tiết quyền của Thiệu Hán Sinh. Thiệu Hán Sinh cũng cùng đi Mỹ với Lý Tiểu Long. Khi luyện võ ở Mỹ, Hán Sinh đã chỉ bảo Lý Tiểu Long rất nhiều, trong sinh hoạt ở Mỹ, Hán Sinh cũng giúp đỡ Lý Tiểu Long rất nhiều. Thiệu Hán Sinh mất năm 1994.
Đệ lục sư phụ Nghiêm Kính Hải
Sau khi đến Mỹ, Lý Tiểu Long kết bạn với Nghiêm Kính Hải. Giúp đỡ của Kính Hải đối với Lý Tiểu Long không phải trên lĩnh vực võ thuật mà là trong lĩnh vực huấn luyện thể hình. Nghiêm Kính Hải là huấn luyện viên thể hình có tiếng, ông đã đem phương pháp huấn luyện thể hình đặc biệt để dạy Lý Tiểu Long. Trong suốt cuộc đời, Lý Tiểu Long không ngừng rèn luyện tố chất thân thể. Cho nên cơ bắp và thể hình của ông đã đạt tới cảnh giới khiến mọi người kinh ngạc.
Đệ thất sư phụ Dan Inosanto
Ông này là quán quân môn côn thuật của Philippines, là đại sư môn song tiết côn. Những kỹ năng song tiết côn của Lý Tiểu Long đều là học từ Dan Inosanto. Lý Tiểu Long còn luyện võ Philippines. Có thuyết nói hai người thường tỉ võ cho nên vừa là sư phụ vừa là bạn bè. Bởi thế, Lý Tiểu Long đem Thái Cực quyền, Vịnh Xuân quyền, võ công bắc phái, nhu thuật, không thủ đạo, Taekwondo, võ Philippines, song tiết côn tổng hợp lại để năm 1967 sáng lập ra Triệt Quyền đạo.
Đệ cửu sư phụ Lý Tuấn Cửu
Lý Tuấn Cửu được mệnh danh là cha đẻ của Taekwondo Hoa Kỳ. Năm 1964, Lý Tiểu Long và Lý Tuấn Cửu gặp nhau. Lúc đó võ thuật của Lý Tiểu Long đã có trình độ nhất định và hai người đều là khách mời biểu diễn trong dịp đại hội thi đấu Karatedo. Võ thuật tuyệt vời của Lý Tiểu Long đã khiến Lý Tuấn Cửu ấn tượng cho nên từ đó hai người trở thành bạn bè thân, giúp đỡ nhau luyện võ, vừa là sư phụ vừa là bạn của nhau. Những cú đá cao của Lý Tuấn Cửu khiến Lý Tiểu Long được học hỏi rất nhiều. Ngoài ra còn những đòn lăng không phi cước. Taekwondo đã làm phong phú thêm hệ thống võ thuật của Lý Tiểu Long.
Đệ thập sư phụ Ed Parker
Ed Parker được gọi là cha đẻ của Karatedo ở Mỹ. Karate chú trọng phát lực và kỹ xảo chiến đấu. Ed Parker là đại sư thành danh nhất của Karatedo ở Mỹ, ông rất đánh giá cao tài hoa và võ thuật Trung Hoa của Lý Tiểu Long. Hai người quen biết sau đó trở thành vừa là sư phụ vừa là bạn. Ed Parker đã đem tinh hoa Karate mà ông nghiên cứu nhiều năm ra dạy Lý Tiểu Long. Ông cũng là người đã ủng hộ việc sáng lập Triệt quyền đạo của Lý Tiểu Long cũng như hỗ trợ để Lý Tiểu Long trở thành một nhà võ thuật vĩ đại.
Theo danviet.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40