10 sự kiện tiêu biểu của ngành công thương năm 2015
Hà Nội tích cực đẩy mạnh tiêu thụ xăng sinh học E5 | |
Hội chợ Công thương đồng bằng sông Hồng - Hà Nam 2015 | |
4/12: Ngày mua sắm trực tuyến lớn nhất Việt Nam |
1. Công nghiệp phục hồi và tăng trưởng mạnh: Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng xấp xỉ 10% (cao nhất so với mức tăng trong 5 năm 2011-2015). Trong đó, ngành sản xuất và phân phối điện và ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có mức tăng lần lượt là 11,5% và 10%. Các ngành có chỉ số tiêu thụ tăng trưởng khá so với cùng kỳ: Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 53,8%; sản xuất xe có động cơ tăng 27,6%; sản xuất kim loại tăng 23,2%, v.v...
2. Ký kết các Hiệp định thương mại tự do với Liên minh kinh tế Á – Âu, Hàn Quốc; Ký Hiệp định thương mại biên giới với Lào; Kết thúc đàm phán Hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu. Các Hiệp định thương mại tự do Liên minh kinh tế sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, như với sản phẩm dệt - may – mặt hàng ước tính xuất khẩu khoảng 160-180 triệu USD vào khu vực này. Có tới 82% tổng số dòng thuế cam kết cắt, giảm; 42% xoá bỏ hoàn toàn, có lộ trình tối đa trong 10 năm.
Bộ trưởng Thương mại các nước tham gia đàm phán TPP |
3. Kết thúc đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP): Hiệp định TPP được coi là hình mẫu cho hợp tác kinh tế khu vực trong những năm đầu của thế kỷ 21, được kỳ vọng sẽ tạo nên cú hích toàn diện cho nền kinh tế Việt Nam. Hiệp định bao gồm 30 chương, đề cập không chỉ các lĩnh vực truyền thống như hàng hóa, dịch vụ, đầu tư mà còn cả các vấn đề mới như thương mại điện tử, tạo thuận lợi cho dây chuyền cung ứng, doanh nghiệp nhà nước v..v.
4. Phát điện tổ máy số 1 Nhà máy Thủy điện Lai Châu, sớm hơn 3 tháng so với tiến độ. Ngày 23/12, tổ máy số 1 Nhà máy thủy điện Lai Châu chính thức phát điện, rút ngắn tiến độ toàn dự án khoảng một năm. Đây là công trình thủy điện lớn thứ ba được xây dựng trên sông Đà và gắn liền với thủy điện Sơn La, thủy điện Hòa Bình. Đây cũng là thủy điện lớn cuối cùng (công suất 1200MW) có thể xây dựng trên dòng sông Đà cũng như trên cả nước. Việc đưa nhà máy vào vận hành sớm 3 tháng giúp tạo ra doanh thu 150 triệu USD, tiết kiệm hơn 1 triệu tấn than để sản xuất ra lượng điện năng tương đương.
5. Khánh thành Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 Lào Cai. Sáng 7/11, Nhà máy sản xuất phân bón Diamon Phốt-Phát (DAP) số 2, công suất 330.000 tấn/năm, đã được khánh thành tại KCN Tằng Loỏng (tỉnh Lào Cai). Dự án có tổng mức đầu tư gần 5.200 tỉ đồng. Năng lực sản xuất hằng năm 330.000 tấn phân bón diamon phốt phát và các sản phẩm khác (gồm 420.000 tấn axit sulfuric đậm đặc và 162.000 tấn axit photphoric). Nhà máy DAP số 2 đi vào hoạt động sẽ cùng Nhà máy số 1 ở Đình Vũ - Hải Phòng đáp ứng 2/3 nhu cầu DAP của cả nước, giảm lượng nhập khẩu phân bón từ nước ngoài, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
6. Năm đầu tiên thực hiện thành công Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 3.9.2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu. Theo nghị định, thương nhân đầu mối được quyền quyết định giá bán buôn. Thương nhân đầu mối và thương nhân phân phối xăng dầu được điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu theo nguyên tắc, trình tự quy định. Không hạn chế mức giảm và số lần giảm giá. Bộ Công Thương có trách nhiệm công bố trên trang thông tin điện tử của mình về: Giá thế giới, giá cơ sở, giá bán lẻ xăng dầu hiện hành; thời điểm sử dụng, số trích lập, số sử dụng và số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu hàng quý; các biện pháp điều hành khác. Bộ Tài chính có trách nhiệm giám sát việc điều hành giá xăng dầu; giám sát việc trích lập, mức sử dụng Quỹ bình ổn giá của thương nhân đầu mối.
7. Dòng dầu thương mại đầu tiên tại mỏ Bir-Seba lô 433a-416b ở Algeria . Sau hơn 10 năm chờ đợi, vào lúc 11 giờ 10 ngày 12/8 giờ Algeria (17 giờ 10 - giờ Việt Nam), Hệ thống xử lý trung tâm (CPF) - Dự án phát triển khai thác mỏ Bir Seba (BRS) lô 433a-416b của Nhà điều hành GBRS (Algeria) - đã chính thức tiếp nhận dòng dầu của 4 giếng khai thác đầu tiên (BRS-6bis, BRS-9, BRS-12 và BRS-14) và ngọn lửa Flare đã chính thức rực cháy trên sa mạc Sahara, miền Nam Algeria. Sự kiện này có một ý nghĩa vô cùng to lớn, bởi là mỏ dầu thương mại nước ngoài đầu tiên do Tổng Công ty thăm dò khai thác dầu khí Việt Nam trực tiếp điều hành suốt giai đoạn tìm kiếm thăm dò và khai thác.
8. Tổ chức thành công Đại hội Thi đua yêu nước ngành Công Thương lần thứ 2. Trong 5 năm qua, toàn ngành đã có trên 100.000 sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, làm lợi hơn 20.000 tỉ đổng; nhiều sáng kiến giải pháp không tính được bằng tiền, nhưng có ý nghĩa lớn về mặt xã hội. Thành công trong gần 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XI là đã duy trì được tốc độ tăng trưởng cao liên tục trong các lĩnh vực công nghiệp và thương mại, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội của đất nước.
9. Hạ thuỷ giàn khoan Tam Đảo 05 - công trình trọng điểm nhà nước về cơ khí. Lễ hạ thủy diễn ra ngày 13/12 tại bãi chế tạo cảng hạ lưu PTSC (TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu). Giàn khoan tự nâng Tam Đảo 05 được thiết kế theo mẫu JU-2000E của Friede Goldman (Hoa Kỳ) với tổng trọng lượng 18.000 tấn có khả năng khoan tới mỏ dầu khí có độ sâu 9.000 mét và là giàn khoan lớn nhất từ trước tới nay. Kích thước thân giàn 70,4m x 76,2m x 9,4m với chiều dài thân giàn 167m, có khả năng chất tải tới gần 3.000 tấn và hoạt động an toàn trong điều kiện bão trên cấp 12. Tam Đảo 05 có tổng giá trị 230 triệu USD được khởi công chế tạo từ 25/3/2014. Giàn sẽ được tiếp tục hoàn thiện nhằm sau 9 tháng tới, bàn giao cho chủ đầu tư là Liên doanh Việt-Nga Vietsovpetro đưa vào sản xuất, giảm bớt chi phí thuê giàn khoan từ nước ngoài.
10. Cơ bản kết thúc cổ phần hoá các Tổng công ty, Công ty thuộc ngành Công Thương. Tính đến tháng 12/2015, Bộ Công Thương đã hoàn thành công tác cổ phần hóa và chuyển đổi 8 DNNN thành công ty cổ phần hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, gồm: Tập đoàn Dệt - May Việt Nam, TCT Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam, Cty TNHH MTV Giao nhận kho vận ngoại thương, Cty TNHH MTV Điện máy, Công ty TNHH MTV Du lịch và Xúc tiến thương mại, Cty TNHH MTV Viện máy và Dụng cụ công nghiệp IMI; Cty TNHH MTV Caric, Cty TNHH MTV Cơ khí Duyên Hải. Hiện tổng số vốn Nhà nước còn nắm giữ ở 8 DN nêu trên đạt hơn 3.600 tỷ đồng. Như vậy, trong giai đoạn 2011 – 2015, Bộ Công Thương hoàn thành công tác sắp xếp, cổ phần hóa 15 DN theo chỉ đạo của Chính phủ.
P.Linh (Tổng hợp)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Sự kiện 04/11/2024 22:07
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Sự kiện 04/11/2024 21:44
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Sự kiện 04/11/2024 21:37
Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất
Sự kiện 04/11/2024 16:33
Đại biểu đề xuất quan tâm đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động
Sự kiện 04/11/2024 16:19
Đại biểu Quốc hội: Không tăng lương khu vực công, nhưng phải tăng lương hưu và trợ cấp cho người có công
Sự kiện 04/11/2024 15:06
Đại biểu Quốc hội: Cần cơ chế đặc thù cho các địa phương bị thiệt hại do bão lũ
Sự kiện 04/11/2024 13:25
Đại biểu đề nghị xử lý nghiêm các vụ lừa đảo, đánh cắp thông tin cá nhân trên mạng
Sự kiện 04/11/2024 10:40
37 tỉnh, thành giảm 7 đơn vị hành chính cấp huyện, 373 đơn vị cấp xã sau sắp xếp
Sự kiện 01/11/2024 21:41
Luân chuyển, chỉ định Phó Bí thư Huyện ủy các huyện Yên Thành, Quế Phong
Sự kiện 01/11/2024 21:39