Xúc động hình ảnh người phụ nữ với đôi chân khập khiễng đến viếng nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu
Bước ra từ Nhà tang lễ Quốc gia (số 5, Trần Thánh Tông, Hà Nội), dưới cơn mưa ngày càng nặng hạt, bà Thành phải nhờ một chiến sĩ công an dìu đi bởi đôi chân bà vẫn còn đau nhức sau đợt phẫu thuật thay khớp gối cách đây chưa đầy hai tháng.
Từ 4 giờ sáng, bà đã có mặt tại nhà riêng của nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu và cùng gia quyến đưa linh cữu đến Nhà tang lễ. Đến quá giờ trưa, bà mới ra về.
Bà Thành được một chiến sĩ cảnh sát dìu đi bởi đôi chân bà vẫn còn đau nhức sau đợt phẫu thuật thay khớp gối cách đây chưa đầy hai tháng. (Ảnh Mai Quý) |
Sự ra đi của nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu khiến bà Thành và những người thân trong gia đình không khỏi bàng hoàng, tiếc thương. Với bà, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu không chỉ là người thủ trưởng mẫu mực mà còn là người có ân nghĩa với gia đình bà. "Nếu không có bác Phiêu, gia đình tôi sẽ không có ngày hôm nay" - bà Thành xúc động nói.
Theo lời bà Thành, quê bà ở Phong Điền, Thừa Thiên Huế, năm 16 tuổi bà đã tiếp bước cha anh, vượt vùng địch hậu theo các anh, các chú đi đánh giặc. Với sự nhanh nhẹn, tháo vát của mình, bà được tổ chức phân công nhiệm vụ thu mua quân lương, gạo, muối, thuốc men từ đồng bằng lên cho Cục Chính trị Quân khu Trị - Thiên (đóng tại Khe Sanh, Quảng Trị).
Sau đó, bà được phân công nhiệm vụ nấu cơm, phục vụ các thủ trưởng của Cục Chính trị Quân khu Trị - Thiên, trong đó có thủ trưởng Lê Khả Phiêu khi đó là Phó Chủ nhiệm Chính trị. Đây là khoảng thời gian quý giá bà được gần gũi, trò chuyện và hiểu hơn về những người thủ trưởng của mình.
Bà Thành kể: "Các thủ trưởng dễ tính lắm, nấu như thế nào cũng ăn, chả bao giờ chê. Riêng bác Phiêu thì rất thích ăn cơm rang với mỡ cừu. Hôm nào bác đi công tác về muộn, cận vệ kiếm đâu được ít mỡ cừu, tôi lấy cơm nguội rang lên, bác ăn rất ngon miệng".
Khi Quảng Trị được giải phóng, bà Thành được các thủ trưởng thông báo cho đi học y tá. Nhưng vốn là người xốc vác, quen việc chân tay, nghĩ đến việc đi học là cả một vấn đề nên bà đã xin ở lại để tiếp tục phục vụ cơm nước cho các thủ trưởng.
Bà Thành kể về những kỷ niệm với nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu. (Ảnh Mai Quý) |
Trước lời đề nghị của tôi, bác Phiêu ân cần nói: "Đi học khó, nhưng khó cũng phải học. Em còn trẻ, phải học để kiếm lấy cái nghề, hay sau này về làm xã viên, đi nhặt cỏ? Đánh giặc Mỹ khó thế chúng ta còn làm được, chẳng lẽ có mấy con chữ lại không “đánh” được?” - bà Thành nhớ lại.
Nghe lời khuyên, lời khích lệ, động viên của thủ trưởng, bà Thành quyết tâm đi học. Chính trong quãng thời gian này, bà đã gặp được một nửa của đời mình là một bác sĩ và được Cục Chính trị Quân khu Trị - Thiên thay mặt gia đình đứng ra tổ chức đám cưới.
Chiến tranh kết thúc bà Thành theo chồng ra Bắc công tác. Tại Thủ đô Hà Nội, bà đã được gặp lại người thủ trưởng Lê Khả Phiêu đáng kính của mình. "Gặp tôi, bác xoa đầu như xoa đầu đứa em gái nhỏ, hỏi làm gì mà đen thế? Tôi vừa mừng, vừa tủi kể cho bác nghe về cuộc sống của mình. Sau này, cũng nhờ sự giúp đỡ của bác mà gia đình tôi mới ổn định cuộc sống, yên tâm công tác" - bà Thành chia sẻ.
"Với tôi, dù ở bất kỳ cương vị nào, dù ở thời chiến hay thời bình, bác Phiêu vẫn luôn là người sâu sắc, luôn quan tâm đến đời sống và hết lòng lo lắng cho chiến sĩ của mình và luôn nặng ân nghĩa" - bà Thành nói về nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu với niềm thành kính và biết ơn.
Hiện nay, mặc dù đã nghỉ hưu nhưng bà Thành vẫn tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Bà hiện là Chi hội trưởng Chi hội hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam của quận Hoàng Mai, Hà Nội.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Tin khác
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Cộng đồng 23/11/2024 08:12
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Đượm nồng bếp củi mùa đông
Cộng đồng 21/11/2024 11:00
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh
Cộng đồng 21/11/2024 07:43
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Cộng đồng 18/11/2024 19:34
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024
Cộng đồng 16/11/2024 13:19
Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024
Cộng đồng 15/11/2024 17:21
Cô gái khuyết tật và hành trình mang tri thức đến với các em nhỏ
Cộng đồng 15/11/2024 06:39