Xuân qua miền nhớ

(LĐTĐ) Khi ngồi máy tính để viết về chủ đề Tết năm tháng rất xa trong cái ồn ào của Thủ đô những ngày cuối năm, tôi phải bật và đắm chìm trong từng lời bài hát “Quê hương tuổi thơ tôi” để gợi nhớ về tuổi thơ, về những ngày Tết ấy…
Phố phường “thay áo mới” đón xuân Độc đáo các nghi lễ “Cung đình ngày xuân” tại Hoàng thành Thăng Long

Vậy là Tết đang về! Quất, đào, hoa đua nhau xuống phố, nhà nhà, người người tất bật sắm Tết. Trước Tết, ai cũng bảo ôi giời, giờ nhu cầu có nhiều đâu mà sắm với sang, nhưng cứ cận Tết thì chẳng ai không sắm. Dù trong tiềm thức, mỗi người có cách suy nghĩ riêng, song Tết vẫn cứ là Tết cổ truyền, không thể khác… chỉ khác Tết có thời kinh tế “đủ đầy” hương vị dường như cũng khác xưa nhiều lắm.

Xuân qua miền nhớ
Ảnh minh họa.

Tôi sinh ra ngôi làng nhỏ ven biển xứ Thanh, quê tôi nghèo lắm. Nghèo đến mức, khi học phổ thông trung học những năm 90 của thế kỷ trước, thầy giáo nói đùa: “Có lẽ ở Việt Nam nghèo nhất là tỉnh mình; ở tỉnh mình nghèo nhất là huyện mình và huyện mình nghèo nhất là xã mình. Chắc trên thế giới này chẳng đâu ăn cả củ chuối… thế mới biết nghèo thế nào!”. Bởi thế cứ mỗi khi Tết đến là háo hức lắm. Háo hức vì Tết không chỉ được ăn no, ăn ngon, được may áo mới mà còn được “hí hửng” đốt pháo vang trời, chơi những trò chơi mà những ngày bình thường không thể có.

Nhưng trước khi được ăn Tết, chơi Tết “lũ nhỏ” chúng tôi phải làm những công việc mà lớp trẻ bây giờ nằm mơ cũng không bao giờ thấy. Đầu tiên, phải ra ngoài bãi biển, đốn phi lao, vác về cưa thành khúc, mỗi khúc dài khoảng 70 cm, sau đó dùng búa bổ thành thanh nhỏ để phơi. Khi củi đã khô xếp thành hình vuông ngay ngắn khoảng 2- 3 chồng để trước sân. Đây gọi là củi để nấu ba ngày Tết. Tiếp đó, để có thời gian ăn Tết, phải chuẩn bị thức ăn cho trâu, bò... Vì không có điện, nên để Tết thêm bừng sáng, mỗi nhà phải chuẩn bị một ngọn đèn măng sông thật sáng để thắp mấy ngày Tết. Nhà nào đèn càng sáng, Tết càng hoành tráng. Ngoài việc nhà, thanh niên trai tráng phải đi đốn tre mang ra sân làng để làm cây đánh đu. Ngày Tết, thôn nào cũng phải có cây đu và trò chơi đánh đu như là một hoạt động văn hóa truyền thống không thể thiếu. Nhưng vui nhất, trông đợi nhất vẫn là thời điểm Tết để được may bộ quần, áo mới…

Tết thời bao cấp, hàng hóa chủ yếu là tự cung, tự cấp, vì vậy nói là đi chợ Tết nhưng thực ra cũng chỉ mua ít đồ dùng cho việc thờ cúng như câu đối, mía thờ, có lẽ thị trường hàng hóa chỉ có pháo Tết mà thôi. Khi bước vào những ngày 28-29 Tết, không khí thật rộn ràng, quất quê tôi không có, nhưng đào thì cũng chẳng phải ra chợ mua vì nhà ai cũng trồng một cây đào trước cửa nhà đón xuân. Các bà, các mẹ đi mua, đi hái lá chuối, lá dong, ngâm nếp để chuẩn bị gói bánh chưng. Các ông, các bác thì đi mổ lợn chia Tết. Thời bao cấp, muốn mổ lợn phải xin giấy của xã, nên mỗi khi Tết đến, khoảng 3- 4 nhà lại chung nhau mổ thịt một con lợn để chia, ngôn ngữ ở quê gọi là đánh động. Sáng sớm chưa mở mắt đã nghe thấy tiếng lợn kêu khắp làng. Phần lòng, thủ luộc cả mấy gia đình “đánh chén”, còn thịt chia đều cho các nhà về nấu đông… Khi phần liên hoan và chia thịt đã xong, các cụ, các bác nam về nhà gói bánh chưng và không quên dựng cây nêu trước nhà. Đêm Ba mươi Tết, hầu như nhà nào cũng quây quần bên nồi bánh chưng Tết để chờ đón giao thừa…

Tết, ăn Tết, chơi Tết, nói chuyện Tết… lòng miên man nhớ về những Tết của năm tháng rất xa… Trong ánh đèn nhấp nháy, sừng sững nhà cao tầng mọc lên sát sát, tiếng xe máy, tiếng ô tô chạy khắp nẻo đường quê còn trò chơi dân gian thưa bóng, cây đu cũng chẳng còn, mừng vì quê hương đổi mới, song thoáng chút ngậm ngùi. Nhấp một ly trà xuân, nghĩ về dòng chảy của mạch nguồn văn hóa, thầm nghĩ rằng một ngày không xa thế hệ con cháu sẽ “phục dựng” lại những nét đẹp truyền thống mà tổ tiên để lại…

Cuối cùng giờ giao thừa cũng đến, khi bố tất bật khói hương cúng tổ tiên, tôi cũng như lũ trẻ ở quê phiêu nhất là khoản đốt pháo. Nổi tiếng nhất vẫn là pháo Bình Đà (Hà Tây cũ), pháo Hà Sơn Bình.. đốt tiếng kêu vang trời. Xóm trên, xóm dưới đâu đâu cũng nghe tiếng pháo xuân rộn rã. Thời đó, dân số ít, đốt pháo chưa mấy nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng sau này, khi dân số đông, nhất là các đô thị, nên để đảm bảo an toàn, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định cấm đốt pháo từ năm 1996). Giao thừa xong, đám thanh niên trong làng túm rủ nhau đi hết nhà này, nhà kia chúc Tết, một vòng quanh làng tận sáng mùng Một mới lê bước về đến nhà…

Tết thời đó, phương tiện đi lại chủ yếu là xe đạp, nhà ai có người đi Tây về thì có chiếc xe máy Simson của Cộng hòa Dân chủ Đức, nên chơi xuân, du xuân chỉ chủ yếu loanh quanh trong làng, song tuyệt nhiên không có trò chơi đánh bài ăn tiền hay cờ bạc. Lũ trẻ chúng tôi đa số chơi trò đánh tiền xu ở sân, chơi phi tiêu ngoài ngõ và đặc biệt không quên ra cây đu ở sân làng. Để tiếp thêm phần không khí, Đoàn Thanh niên các thôn thường tổ chức thi đánh đu theo hình thức đôi (nam nữ). Đôi nam nữ làng này xếp đánh với đôi nam nữ làng khác. Cặp nào càng đánh được đu lên cao, càng được sự cổ vũ, hò reo của người xung quanh. Khí xuân, rượu xuân, men xuân thấm sâu trong lồng ngực của lứa tuổi xuân thì nên cặp nào cũng đánh đu rất hăng. Chân chạm chân… đánh đu xong mặt cô nào cũng ửng hồng vì ngượng ngùng. Chỉ có việc đánh đu Tết mà cũng khối đôi se duyên vợ chồng…

Nay về quê, xã đã lên phường, huyện lên thị xã, Tết vẫn là Tết nhưng “hương” của Tết đã thoảng đi nhiều. Không chỉ quê tôi mà hầu như mọi miền quê khác, trừ bà con đồng bào dân tộc, những truyền thống Tết xưa, trò chơi dân gian đã mai một rất nhiều. Đặc biệt là trò chơi đánh đu, hầu như không còn tồn tại. Có ai đó nói rằng, sự phát triển buộc Tết cũng phải thích nghi với hoàn cảnh mới. Đúng và thậm chí rất đúng. Nhưng vào dịp Tết, có thời gian lắng đọng để nghĩ suy thì vẫn còn đó niềm tin, hy vọng về một không khí Tết cổ truyền đúng nghĩa sẽ quay về. Vì sao, ngay như Nhật Bản, Hàn Quốc những cường quốc kinh tế thế giới và khu vực họ cũng có thời gian bị “Tết hóa” như hiện tại, nhưng khi nền kinh tế phát triển ở ngưỡng rất cao, yếu tố vật chất trong quan niệm giá trị văn hóa không còn, họ lại tìm về với nguồn cội, vì thế Tết xưa cũng thế theo về…

Lê Hà

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chủ tịch Quốc hội: Hoàn thiện thể chế, bảo đảm nguồn lực phát triển văn hóa

Chủ tịch Quốc hội: Hoàn thiện thể chế, bảo đảm nguồn lực phát triển văn hóa

(LĐTĐ) Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, để phát triển văn hoá thì phải bao gồm cả thể chế và nguồn lực, nhưng xét đến cùng, để có nguồn ...
Hà Nội: Nhiều biện pháp tăng hiệu quả giải quyết việc làm

Hà Nội: Nhiều biện pháp tăng hiệu quả giải quyết việc làm

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội sẽ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống sàn giao dịch việc làm Thành phố; ...
Ana Mandara Cam Ranh liên tiếp có tên trong nhiều đề cử tại các giải thưởng du lịch danh giá hàng đầu thế giới

Ana Mandara Cam Ranh liên tiếp có tên trong nhiều đề cử tại các giải thưởng du lịch danh giá hàng đầu thế giới

(LĐTĐ) Hai giải thưởng lớn World Travel Award hay tạp chí du lịch hàng đầu Travel + Leisure liên tiếp gọi tên nàng thơ bãi Dài Ana Mandara Cam Ranh cho ...
Yếu tố nào đưa ngân hàng Việt vào Top thương hiệu ngân hàng giá trị nhất thế giới?

Yếu tố nào đưa ngân hàng Việt vào Top thương hiệu ngân hàng giá trị nhất thế giới?

(LĐTĐ) Những ngân hàng mạnh về bán lẻ, tiên phong về số hóa sẽ thuận lợi hơn trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng những năm tới, từ đó cải ...
Prudential chi trả quyền lợi bảo hiểm 23 tỷ đồng cho một khách hàng tại Cần Thơ

Prudential chi trả quyền lợi bảo hiểm 23 tỷ đồng cho một khách hàng tại Cần Thơ

(LĐTĐ) Công ty Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam vừa thực hiện chi trả quyền lợi bảo hiểm cho một khách hàng tại Cần Thơ với tổng quyền lợi chi ...
Khai mạc Lễ hội bánh mì lần thứ nhất năm 2023

Khai mạc Lễ hội bánh mì lần thứ nhất năm 2023

(LĐTĐ) Lễ hội bánh mì lần thứ nhất năm 2023 đã chính thức khai mạc tại Nhà văn hóa Thanh Niên số 4 Phạm Ngọc Thạch quận 1 Thành Phố Hồ ...
Đại hội Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội lần thứ III, nhiệm kỳ 2023 - 2028 thành công tốt đẹp

Đại hội Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội lần thứ III, nhiệm kỳ 2023 - 2028 thành công tốt đẹp

(LĐTĐ) Sáng 31/3, tại Hội trường Thành ủy Hà Nội, Đại hội Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội lần thứ III, nhiệm kỳ 2023-2028 diễn ra trang trọng với ...

Tin khác

Khai mạc Lễ hội bánh mì lần thứ nhất năm 2023

Khai mạc Lễ hội bánh mì lần thứ nhất năm 2023

(LĐTĐ) Lễ hội bánh mì lần thứ nhất năm 2023 đã chính thức khai mạc tại Nhà văn hóa Thanh Niên số 4 Phạm Ngọc Thạch quận 1 Thành Phố Hồ Chí Minh. Sự kiện do Sở Du Lịch Thành phố Hồ Chí Minh, Hiệp Hội Du Lịch Thành Phố Hồ Chí Minh tổ chức với sự đồng hành của nhãn hàng MAGGI Professional thuộc Công ty Nestlé Việt Nam.
Xóa bỏ các định kiến về giới trong gia đình và cộng đồng

Xóa bỏ các định kiến về giới trong gia đình và cộng đồng

(LĐTĐ) Ngày 30/3, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội đã khai mạc Hội nghị triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em” trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn I: cuối năm 2022 - 2025. Hội nghị diễn ra trong 2 ngày 30 và 31/3.
Chống lại biến đổi khí hậu, vì mục tiêu phát triển bền vững

Chống lại biến đổi khí hậu, vì mục tiêu phát triển bền vững

(LĐTĐ) Ngày 29/3, Nestlé Việt Nam đồng hành cùng người tiêu dùng triển khai các chuyến đi trồng rừng tại Vườn Quốc gia Cúc Phương, Khu Bảo tồn thiên nhiên Văn Hóa Đồng Nai và tham quan vườn cà phê canh tác bền vững thuộc dự án NESCAFÉ Plan tại Buôn Ma Thuột. Tính đến nay, thông qua chuỗi hoạt động này của Nestlé Việt Nam, hơn 15,126 cây xanh đã được trồng tại các rừng phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường và thúc đẩy một tương lai bền vững cho người dân Việt Nam.
Hàng trăm người tham gia hiến máu “Ngày thứ 7 sẻ chia” tại dự án The Terra - An Hưng

Hàng trăm người tham gia hiến máu “Ngày thứ 7 sẻ chia” tại dự án The Terra - An Hưng

(LĐTĐ) Ngày 25/3 vừa qua, Văn Phú - Invest đã phối hợp cùng Bệnh viện Nhi Trung ương tổ chức chương trình hiến máu nhân đạo tại dự án The Terra - An Hưng, Hà Đông với sự tham gia của hàng trăm tình nguyện viên, thu về 300 đơn vị máu.
Sôi nổi hoạt động trong “Ngày Đoàn viên” năm 2023

Sôi nổi hoạt động trong “Ngày Đoàn viên” năm 2023

(LĐTĐ) "Ngày Đoàn viên" năm 2023 là một trong những hoạt động ý nghĩa của Tuổi trẻ Thủ đô nhân dịp kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản (TNCS) Hồ Chí Minh nhằm phát huy vai trò của tổ chức đoàn đối với đoàn viên, là dịp phát huy vai trò trách nhiệm nêu gương của cán bộ đoàn các cấp.
Thái Nguyên: Tuyên dương 113 nữ thanh niên tiêu biểu và sinh viên 5 tốt

Thái Nguyên: Tuyên dương 113 nữ thanh niên tiêu biểu và sinh viên 5 tốt

(LĐTĐ) Hôm qua (25/3), Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh phối hợp với Tỉnh đoàn Thái Nguyên tổ chức Chương trình “Hương sắc Thái Nguyên; tuyên dương nữ thanh niên tiêu biểu và sinh viên 5 tốt”.
Phát huy vai trò xung kích, sáng tạo trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Phát huy vai trò xung kích, sáng tạo trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

(LĐTĐ) Phát huy tinh thần xung kích của tuổi trẻ, thời gian qua, Đoàn Thanh niên phường Trà Cổ (thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh) đã triển khai nhiều hoạt động, phần việc cụ thể, thiết thực, góp sức cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện hiệu quả trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hội Chữ thập đỏ huyện Ứng Hoà đồng hành, chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn

Hội Chữ thập đỏ huyện Ứng Hoà đồng hành, chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Ngày 24/3, Hội Chữ thập đỏ huyện Ứng Hoà đã phối hợp với Bệnh viện Đa khoa Vân Đình tổ chức chương trình ký kết hỗ trợ hoạt động nhân đạo từ thiện năm 2023. Chương trình phối hợp thiết thực chào mừng ngày Công tác xã hội Việt Nam 25/3.
Người khiếm thị quận Thanh Xuân với cuộc vận động “2 vượt, 4 rèn, 5 phấn đấu”

Người khiếm thị quận Thanh Xuân với cuộc vận động “2 vượt, 4 rèn, 5 phấn đấu”

(LĐTĐ) Nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa của cuộc vận động “2 vượt, 4 rèn, 5 phấn đấu” đối với người khiếm thị, trong suốt 20 năm qua, Hội người mù quận Thanh Xuân đã tập trung triển khai hiệu quả cuộc vận động này. Qua đó, đã góp phần nâng cao vị thế của Hội người mù cũng như của người khiếm thị.
Thăm, tặng quà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn

Thăm, tặng quà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Vừa qua, Đoàn Thanh niên huyện Phú Xuyên (Hà Nội) phối hợp cùng Đoàn Thanh niên Công ty Điện lực huyện Phú Xuyên, đã tổ chức chương trình thăm, tặng quà sẻ chia cùng người bệnh tại Bệnh viện Đa khoa huyện Phú Xuyên.
Xem thêm
Phiên bản di động