Xứ Nghệ quặn lòng đón 4 người con
Về đi các anh ơi, xếp hàng cùng đồng đội Hướng về miền Trung! Huế ơi đừng mưa nữa |
Bữa cơm sống và chai mắm mưa rừng
Chúng tôi Nghệ An trong tâm trang xót thương 13 cán bộ, sĩ quan hi sinh ở Thủy điện Rào Trăng. Trời xứ Nghệ không mưa nhưng u uất. Gặp ai cũng cũng nghe họ nói về những người tử nạn.
Con đường chưa ráo hẳn sau cơn mưa tầm tã lúc nửa đêm là đường vào nhà Thiếu tá Nguyễn Cảnh Cường, Đại đội trưởng, Đại đội 6, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Thông tin 80, một trong 13 cán bộ, chiến sỹ hy sinh trong quá trình cứu hộ tại thủy điện Rào Trăng 3 - huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế). Xóm 18, xã Nghi Liên, thành phố Vinh xứ Nghệ như chìm trong tang tóc đau thương.
Bà Đinh Thị Thu, mẹ của Cường năm nay đã gần 70 tuổi nhiều lần ngất rồi tỉnh lại. Bà không còn hơi để khóc. Mỗi lần có ai đến thăm, bà lại gào lên, gọi tên “Con ơi, Cường ơi” trong tiếc nấc nghẹn ngào. Đôi mắt già nua đờ đẫn, bà nói với chúng tôi: “Cường ơi, con bảo mẹ chuẩn bị sức khỏe để bế cháu cho con. Mà con sao nỡ dối mẹ Cường ơi. Trời ơi, nó còn quá trẻ”. Thêm một lần nữa bà Thu ngất lịm trên tay người con dâu chít khăn trắng trên đầu.
Người dân xóm Liên Mậu 3, xã Kim Liên đã đội mưa đứng rất đông ngoài cổng nhà liệt sỹ Lê Tất Thắng trở về .Ảnh Thúy Tình |
Nghe tin chồng hi sinh, chị Nguyễn Thị Thu Hà chạy từ bệnh viện về hỏi thực hư thế nào. Khi biết chắc chồng không còn nữa, chị Thu gục đầu vào tấm ảnh cưới gọi tên chồng. “Chúng em cưới nhau đươc một năm nhưng chưa có con. Lần anh Cường về phép, anh bảo tới đây ra Hà Nội khám xem có phải hiếm muộn không. Thuốc bác sĩ cho anh vẫn còn để trong hộc giường”, chị Hà nói trong nước mắt.
Lật dở cuốn Album ngày cưới, chị Hà cho chúng tôi xem tấm ảnh lúc anh Cường mặc áo lính, còn chị mặc áo blu trắng. “Trước khi anh Cường đi, anh còn bảo với em, anh ấy sẽ có quà 20/10 cho em. Em hỏi quà gì? Anh cười bảo “bí mật”. Vậy mà giờ chẳng thấy anh đâu nữa”.
Từ khi biết con trai hi sinh, ông Nguyễn Cảnh Anh luôn nhìn lên bàn thờ tổ tiên. Ông không muốn trên đó thêm một bát hương nữa. Nhưng phép nhiệm màu ấy không thành hiện thực. “Trước khi vô Huế, nó còn dặn tui ở nhà lo cho mẹ. Bà nhà tui bị bệnh tim. Nhà có 3 đứa con, nó là người chăm lo cho bố mẹ nhiều nhất. Bản thân tui là lính thời chiến trận, nhưng chưa lần nào đau như lần này”- ông Anh chia sẻ.
Đồng đội đến viếng liệt sĩ Nguyễn Tiến Dũng, ảnh Đức Thọ. |
Chúng tôi gọi điện cho Đại úy Lê Xuân Sơn - Chính trị viên Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Thông tin 80 để biết thêm thông tin về anh Cường. Nghe rõ tiếng thét gào của gió mưa, giọng Đại úy Sơn khan đặc sẻ chia về đồng đội của mình: “Trước ngày ra đi công tác ở Huế mặc dù gần tới bữa cơm nhưng Cường và anh em trong đoàn công tác chưa kịp ăn. Khi hành quân vào đến Trạm kiểm lâm 67 thì đã khuya. Mọi người tìm mãi mới được ít gạo và cái nồi nhỏ đem vào nấu nhưng do củi ướt cơm không thể chín. Nồi cơm sống ấy các anh chia nhau ăn cùng với chai mắm vơi hơn phân nửa của kiểm lâm để lại. Vừa ăn, vừa nhìn trời mưa. Đó là bữa ăn cuối cùng của anh Cường”. Tôi nghe tiếng nấc nghèn nghẹn của Đại úy Sơn từ máy điện thoại.
Mẹ ơi sao bố chưa về
Rời xã Nghi Liên thành phố Vinh, chúng tôi về phường Bến Thủy - nơi mà Thượng úy Đinh Văn Trung trở về sau những ngày dài huấn luyện trong đơn vị.
Chị Nguyễn Thị Anh, vợ của Thượng úy Trung ngất lịm khi nghe chồng hi sinh tại Rào Trăng. Chị không đủ sức để ngồi dậy vì nỗi đau đột ngột quá lớn. Hai con nhỏ, một đứa lên bốn, đứa em gần 1 tuổi chưa hiểu tại sao mẹ khóc. Thấy mẹ gọi tên bố, thằng anh bám vào vai mẹ hỏi “mẹ ơi sao bố chưa về”. Tất cả chúng tôi không cầm được nước mắt.
Thượng úy Đinh Văn Trung (ngoài cùng bên trái) luôn bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt trong mọi nhiệm vụ. Ảnh: Ngọc Thăng |
Trên khuôn mặt phờ phạc của người cha mất con, ông Đinh Văn Đống (73 tuổi) nhìn trân trân lên di ảnh con trai. Ông Đống nói với chúng tôi nghe đứt từng khúc ruột: “Thằng Trung hiếu thảo lắm. Nó chịu thiệt thòi. Năm nó lên 7 tuổi thì bà nhà tui mất. Tui nuôi nó đến lúc đi bộ đội. Gia đình cũng không khấm khá gì. Vợ nó làm ở nhà máy in, thu nhập 3 triệu một tháng. Phần lớn là nhờ vào tiền lương của nó”- ông Đống trải lòng
Sau những phút giây nghẹn nghẹn đắng lòng chứng kiến nỗi đau không gì bù đắp được của thân nhân gia đình Thượng úy Đinh Văn Trung, chúng tôi trở ra đường lộ lớn. Trời thành Vinh mưa dày hạt. Con ngõ nhỏ sâu vào nhà Trung trùm không khí tang thương. Bà con lối xóm đến chia buồn, tất cả đều không cầm được nước mắt, tất cả đang chờ ngóng thi thể các anh từ Huế trở về.
Vinh rơi nước mắt trời tuôn mưa
Sáng nay 19/10, toàn tỉnh Nghệ An đổ mưa như trút nước nhưng không ngăn được bước chân của hàng ngàn người đổ ra từng ngõ nhỏ, đầu đường đón bốn thi thể bốn liệt sĩ từ Huế trở về.
Bà Nguyễn Thị Mai ở xóm Liên Mậu 3, xã Kim Liên huyện Nam Đàn, cho hay, cả đêm qua cả xóm Liên mậu hầu như không ngủ. “Chúng tôi ngồi kể chuyện, xót xa và chờ các anh trở về. Sáng nay trời mưa quá, nhưng chúng tôi đến rất sớm. Đến đón liệt sĩ Lê Tất Thắng trở về . Chẳng nỗi đau nào hơn thế này”- bà Mai nói mắt rưng rưng.
Trong cuộc sống thường ngày, anh Nguyễn Tiến Dũng luôn quan tâm, thăm hỏi anh em chiến sỹ. Ảnh: Ngọc Thăng |
Ghi nhận từ Nghĩa Trang liệt sĩ Thành phố Vinh, đồng nghiệp của chúng tôi cho biết, mặt dù mưa rất to, nhưng hàng ngàn bà con nhân dân xếp hàng hai bên đường đón thi thể các liệt sĩ.
Trong phút đau buồn, chị Lê Thị Bích Hằng - vợ liệt sĩ Thượng tá Nguyễn Tiến Dũng, chia sẻ: “Trước ngày anh đi công tác, anh còn dặn em ở nhà cố gắng giữ gìn sức khỏe. Hai vợ chồng còn dự định cuối năm nay vay mượn thêm để sửa lại ngôi nhà cấp 4 này”. Còn cháu Nguyễn Thị Hà Phương, con gái của anh khóc nghẹn: “Bố hứa con cố gắng học giỏi cuối năm nay bố sẽ có phần thưởng cho con! Bố ơi, bố đi rồi ai sẽ là người trao thưởng cho con đây?”
Hàng nghìn người chen chúc dưới mưa ở bên ngoài khu vực an táng để tiễn biệt các liệt sĩ. Ảnh: Đức Anh |
Trong số 13 liệt sĩ hy sinh khi làm nhiệm vụ cứu nạn ở Thủy điện Rào Trăng 3, có 4 liệt sĩ quê Nghệ An gồm: Thiếu tá Nguyễn Cảnh Cường (30 tuổi, quê xã Cao Sơn, huyện Anh Sơn, Nghệ An) - Đại đội trưởng Đại đội 6, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn 80, Quân khu 4; Thượng tá Nguyễn Tiến Dũng (42 tuổi, quê xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc, Nghệ An) - Phó trưởng phòng Tác chiến, Bộ Tham mưu, Quân khu 4; Thượng tá Lê Tất Thắng (43 tuổi, quê quán xã Hồng Long, huyện Nam Đàn, Nghệ An) - Phó lữ đoàn trưởng, Tham mưu trưởng Lữ đoàn 80, Quân khu 4; Đại úy Đinh Văn Trung (37 tuổi, trú phường Bến Thủy, TP Vinh, Nghệ An), Đài trưởng 15W, Đại đội 6, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn 80, Quân khu 4.
Xét về tính chất nhiệm vụ và sự anh dũng hi sinh, ngày 16/10, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình ký Quyết định về việc cấp bằng “Tổ quốc ghi công” cho 13 liệt sĩ thuộc Bộ Quốc phòng và tỉnh Thừa Thiên – Huế. Đây là đạo lý uống nước nhớ nguồn, thể hiện sự quan tâm của Đảng, nhà nước, chính phủ Việt Nam đối với những người đã hi sinh vì nhân dân, vì Tổ quốc.
Người thân liệt sĩ Đinh Văn Trung nhiều lần khóc lịm trong đám tang. Trước ánh mắt của những đứa con còn rất nhỏ của các liệt sĩ, nhiều người dự đám tang cũng không kìm được nước mắt. Ảnh: Đức Anh |
Cùng với đó, ngày 17/10, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã ký quyết định truy thăng quân hàm từ Đại tá lên thiếu tướng cho đồng chí Nguyễn Hữu Bằng, Phó cục trưởng cục Cứu hộ cứu nạn Bộ Tổng tham mưu; tặng Huân chương bảo vệ Tổ quốc cho 11 đồng chí vì đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ cứu hộ cứu nạn đợt mưa lũ và bão tại Thủy điện Rào Trăng 3; truy tặng Huân chương Dũng cảm cho ông Nguyễn Văn Bình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Phong Điền và ông Phạm Văn Hướng, Trưởng phòng Thông tin – Tuyên truyền (Cổng thông tin điện tử tỉnh Thừa Thiên – Huế). Ban chấp hành Trung ương Đoàn có quyết định truy tặng huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm cho Thiếu tá Tôn Thất Bảo Phúc, Trưởng ban Công binh (Phòng Tham mưu, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên - Huế) và Thiếu tá Nguyễn Cảnh Cường, Đại đội trưởng Đại đội 6 (Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn 80, Quân khu 4). Hai liệt sĩ này cũng đã được thăng cấp hàm từ Đại úy lên Thiếu tá. Ngoài ra, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên – Huế Phan Ngọc Thọ cũng ký quyết định về việc truy tặng Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cho 13 cá nhân đã có hành động dũng cảm trong công tác cứu hộ cứu nạn tại Thủy điện Rào Trăng 3 (xã Phong Xuân, huyện Phong Điền).
Mai Thắng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31