Xử lý nợ xấu của các ngân hàng: Nỗ lực khắc phục ảnh hưởng

Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của doanh nghiệp. Số doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động, giải thể hoặc bị gián đoạn chuỗi sản xuất, đứt gãy dòng tiền, không có nguồn thu để trả nợ do dịch Covid-19 gia tăng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc tỷ lệ nợ xấu ngân hàng tăng mạnh, do vậy, các cơ quan chức năng cùng hệ thống ngân hàng đang nỗ lực triển khai những giải pháp xử lý, khắc phục những ảnh hưởng.
Ngân hàng tăng sức “đề kháng” với nợ xấu Thí điểm xử lý nợ xấu tại các tổ chức tín dụng đạt nhiều kết quả khả quan
Xử lý nợ xấu của các ngân hàng: Nỗ lực khắc phục ảnh hưởng
Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh vượng (VPBank) tăng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 14,4% so với cùng kỳ năm 2020 để giảm tỷ lệ nợ xấu. Ảnh: Viết Thành

Nhiều doanh nghiệp không có nguồn thu để trả nợ

Dịch Covid-19 tác động tiêu cực đến nền kinh tế đã khiến tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng tăng mạnh. Theo thông tin mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ nợ xấu và nợ xấu tiềm ẩn hiện chiếm khoảng 8% tổng dư nợ, trong đó tỷ lệ nợ xấu nội bảng là 2%. Tổng nợ xấu nội bảng, nợ bán cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) chưa xử lý và các khoản tiềm ẩn thành nợ xấu tăng 2,8% so với cuối năm 2020, chiếm tỷ lệ 3,66% so với tổng dư nợ.

Báo cáo tài chính của nhiều ngân hàng thương mại công bố trong quý III-2021 cho thấy, có ngân hàng tỷ lệ nợ xấu tăng 30% so với quý trước. Thống kê của 17 ngân hàng thương mại niêm yết trên sàn chứng khoán vào cuối tháng 9-2021, nợ xấu là hơn 97.280 tỷ đồng, tăng 31% so với cuối năm 2019 và tỷ lệ nợ xấu tương đương 1,8% tổng tài sản. Áp lực nợ xấu buộc các ngân hàng phải dành nguồn vốn lớn cho trích lập dự phòng. Trong quý III-2021, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) tăng mạnh, lên 2.024 tỷ đồng. Lũy kế từ đầu năm 2021 đến nay, ngân hàng này đã trích tới 6.033 tỷ đồng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, tăng 25,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tương tự, Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh vượng (VPBank) tăng chi phí dự phòng 14,4% so với cùng kỳ năm 2020 (sau khi đã loại trừ khoản chi phí dự phòng cho VAMC). Còn Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đã tăng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng lên mức 2.200 tỷ đồng so với 605 tỷ đồng của năm 2020. Chi phí dự phòng rủi ro của ngân hàng phản ánh sự thận trọng, chủ động trong xử lý nợ xấu.

Theo Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú, đợt dịch Covid-19 kéo dài từ cuối tháng 4-2021 đến nay cùng với việc thực hiện giãn cách xã hội ở nhiều tỉnh, thành phố đã khiến các chuỗi cung ứng bị đứt gãy, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, không có nguồn thu để trả nợ, khiến nợ xấu phát sinh. 10 năm qua, việc xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng khá vất vả. Hệ thống ngân hàng chỉ bắt đầu bớt áp lực xử lý nợ xấu từ khi có Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (có hiệu lực từ ngày 15-8-2017). Nếu không xảy ra dịch Covid-19, mục tiêu kiểm soát tỷ lệ nợ xấu dưới 3% tổng dư nợ của cả hệ thống ngân hàng có thể đạt được. Song, với những tác động của dịch bệnh mục tiêu này là bất khả thi.

Xử lý nợ xấu của các ngân hàng: Nỗ lực khắc phục ảnh hưởng
Quang cảnh tọa đàm “Nợ xấu trong đại dịch Covid-19 - Giải pháp hỗ trợ ngành Ngân hàng và cộng đồng doanh nghiệp” do Báo Tiền phong phối hợp với Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) tổ chức. Ảnh: Như Ý

Vận hành sàn giao dịch nợ

Câu hỏi đặt ra là liệu nợ xấu có đáng ngại, có tác động tiêu cực đến hoạt động và kết quả kinh doanh của ngân hàng? Theo chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, tác động của nợ xấu phụ thuộc vào sự kết hợp của nhiều yếu tố. Đó là mức nợ xấu tiềm ẩn được ghi nhận; tỷ lệ nợ xấu mà Ngân hàng Nhà nước vẫn có thể kiểm soát; thời gian gia hạn việc phân loại nợ xấu; tốc độ phục hồi kinh tế để hỗ trợ tăng trưởng tín dụng. Nhiều chuyên gia cũng như đại diện các ngân hàng đều khẳng định, nợ xấu chắc chắn gây áp lực cho hệ thống ngân hàng và nền kinh tế, nhưng cũng không quá đáng ngại vì các ngân hàng đều tính toán “hy sinh” lợi nhuận để trích lập dự phòng rủi ro.

Về phía cơ quan quản lý, để xử lý nợ xấu, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các tổ chức tín dụng phải trích lập phần dự phòng rủi ro nhằm bổ sung vốn trong vòng 3 năm để có nguồn lực xử lý nợ xấu. Ngân hàng Nhà nước cũng khuyến khích trả cổ tức bằng cổ phiếu, hạn chế hoặc không chia cổ tức bằng tiền mặt để tăng vốn điều lệ, qua đó nâng cao năng lực tài chính và khả năng chống đỡ của ngân hàng.

Ngân hàng Nhà nước đang trình Chính phủ báo cáo Quốc hội đánh giá, tổng kết Nghị quyết số 42/2017/QH14, đề xuất tiếp tục kéo dài hoặc luật hóa nhằm tạo khuôn khổ pháp lý để xử lý nợ xấu. Qua đó giúp tổ chức tín dụng đẩy nhanh việc xử lý nợ xấu và quá trình tái cơ cấu, tránh các nguy cơ tiềm ẩn tác động đến nền kinh tế. "Nợ xấu liên quan đến hệ số tín nhiệm của nền kinh tế, đánh giá năng lực tài chính của ngân hàng. Vì vậy, xử lý nợ xấu là vấn đề thận trọng, không để tổ chức tín dụng che giấu nợ xấu. Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đúng bản chất khoản nợ", ông Đào Minh Tú khẳng định.

Mới đây, sàn giao dịch nợ VAMC cũng đã chính thức hoạt động. Theo Chủ tịch Hội đồng thành viên VAMC Nguyễn Tiến Đông, nhiệm vụ trọng tâm của sàn giao dịch nợ là cung cấp các dịch vụ tư vấn, môi giới mua, bán nợ và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu và làm trung gian, dàn xếp việc mua bán nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu giữa các bên. Nguồn hàng (nợ xấu) cung cấp cho thị trường được xác định từ các khoản nợ do VAMC mua theo giá thị trường và nợ xấu mua bằng trái phiếu đặc biệt.

Theo Hà Linh/hanoimoi.com.vn

https://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Kinh-te/1015340/xu-ly-no-xau-cua-cac-ngan-hang-no-luc-khac-phuc-anh-huong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khẳng định khát vọng và ý chí của dân tộc qua "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt"

Khẳng định khát vọng và ý chí của dân tộc qua "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt"

(LĐTĐ) Ngày 25/4, tại Hà Nội, đã diễn ra lễ khai mạc trưng bày chuyên đề "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt" do Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức. Đây là hoạt động hướng đến kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và ký Hiệp định Giơ-ne-vơ (21/7/1954 - 21/7/2024).
Nâng cao hiệu quả công tác chính trị và công tác cán bộ

Nâng cao hiệu quả công tác chính trị và công tác cán bộ

(LĐTĐ) Mới đây, Đoàn công tác của các đơn vị Phòng Công tác Đảng và công tác Chính trị và Phòng Tổ chức cán bộ - Công an thành phố Hà Nội đã giao lưu, học tập kinh nghiệm với các đơn vị Phòng Công tác Đảng và công tác Chính trị và Phòng Tổ chức cán bộ - Công an tỉnh Hà Giang
Khai mạc Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

Khai mạc Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

(LĐTĐ) Tối ngày 25/4, tại Bảo tàng Hà Nội, Sở Công Thương Hà Nội đã tổ chức khai mạc Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024 (Hanoi Great Souvenirs 2024). Hội chợ có quy mô 100 gian hàng thiết kế theo tiêu chuẩn của các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn thành phố Hà Nội và khu trưng bày sản phẩm có thiết kế mới quảng bá, giới thiệu và bán hàng lưu niệm thủ công mỹ nghệ như gốm sứ, sơn mài, lụa, sản phẩm OCOP…
Cầu Giấy: Khen thưởng kịp thời cho đội bóng đoạt giải Ba Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ IX

Cầu Giấy: Khen thưởng kịp thời cho đội bóng đoạt giải Ba Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ IX

(LĐTĐ) Ngày 25/4, Giải Bóng đá công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ IX năm 2024 đã bế mạc tại Sân vận động Tây Hồ (quận Tây Hồ, Hà Nội). Ngay sau khi đội nhà thắng trận tranh hạng Ba, Chủ tịch LĐLĐ quận Cầu Giấy Nguyễn Thị Thu Hà đã ký quyết định khen thưởng 17 cầu thủ tham gia Giải.
Nâng cao hiệu quả thông tin về hội nhập quốc tế UNESCO và ASEAN

Nâng cao hiệu quả thông tin về hội nhập quốc tế UNESCO và ASEAN

(LĐTĐ) Chiều 25/4, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập quốc tế, UNESCO và ASEAN cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên đến từ các cơ quan thông tấn báo chí.
Quận Hoàn Kiếm phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024

Quận Hoàn Kiếm phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 25/4, Ủy ban nhân dân (UBND) và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm phối hợp tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.
Quận Hà Đông phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ

Quận Hà Đông phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ

(LĐTĐ) Sáng 25/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận phối hợp với UBND quận Hà Đông tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ); biểu dương “Công nhân giỏi - Lao động giỏi” năm 2024.

Tin khác

VN-Index bứt phá, lấy lại mốc 1.200 điểm

VN-Index bứt phá, lấy lại mốc 1.200 điểm

(LĐTĐ) Sau chuỗi ngày lao dốc, thị trường chứng khoán hôm nay bất ngờ đảo chiều tăng mạnh, VN-Index quay trở lại ngưỡng hỗ trợ 1.200 điểm.
Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai

Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai

(LĐTĐ) Thời gian qua, chính sách thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã từng bước được thể chế hoá theo nguyên tắc thị trường, góp phần định hướng và khuyến khích thị trường bất động sản phát triển. Tuy nhiên, cũng qua quá trình thực hiện, các văn bản quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục.
Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá có diễn biến bất lợi

Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá có diễn biến bất lợi

(LĐTĐ) Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục bám sát diễn biến thị trường, tình hình kinh tế trong và ngoài nước để điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ và giải pháp chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối. Đồng thời, sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá có diễn biến bất lợi.
Sắp xếp, xử lý tài sản công: Tiếp tục gỡ vướng chính sách

Sắp xếp, xử lý tài sản công: Tiếp tục gỡ vướng chính sách

(LĐTĐ) Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính) vừa tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công (thay thế Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017, Nghị định số 67/2021/NĐ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ).
Tỉnh Nghệ An đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024

Tỉnh Nghệ An đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung vừa ký công điện yêu cầu người đứng đầu các sở, ban, ngành, địa phương, ban quản lý dự án và chủ đầu tư đề cao trách nhiệm, tập trung triển khai các nhiệm vụ, giải pháp về giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đồng bộ, kịp thời, hiệu quả và quyết liệt hơn nữa.
Kinh tế Việt Nam 2024: Nỗ lực phục hồi trong bối cảnh nhiều bất định

Kinh tế Việt Nam 2024: Nỗ lực phục hồi trong bối cảnh nhiều bất định

(LĐTĐ) Những “cơn gió ngược” từ kinh tế thế giới như xung đột chính trị, lạm phát và lãi suất tăng cao, nhu cầu tiêu dùng sụt giảm,… đã gây những tác động bất lợi, khiến kinh tế Việt Nam giảm đà tăng trưởng một cách đáng kể, có những lúc xuống mức thấp trong nhiều năm trở lại đây.
Ngân hàng nào đang có lãi suất huy động cao nhất?

Ngân hàng nào đang có lãi suất huy động cao nhất?

(LĐTĐ) Lãi suất huy động của các ngân hàng hiện vẫn duy trì ở mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây, vậy lãi suất ngân hàng nào cao nhất?
Vẫn tăng sốc, giá vàng nhẫn lên gần 79 triệu đồng/lượng

Vẫn tăng sốc, giá vàng nhẫn lên gần 79 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Mở cửa phiên giao dịch sáng 11/4, giá vàng miếng SJC tăng trở lại và neo ở mốc 84 triệu đồng/lượng, trong khi đó, giá vàng nhẫn tiếp tục tăng điên cuồng, tiến sát mốc 79 triệu đồng/lượng.
Nhiều ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất huy động

Nhiều ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất huy động

(LĐTĐ) Hôm nay (10/4), nhiều ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất huy động, trong đó có những ngân hàng lần thứ hai điều chỉnh tăng lãi suất.
TP.HCM: Triển khai nhiều giải pháp để cải thiện chỉ tiêu phát triển kinh tế

TP.HCM: Triển khai nhiều giải pháp để cải thiện chỉ tiêu phát triển kinh tế

(LĐTĐ) Mặc dù đã có nhiều cải thiện, nhưng một số chỉ tiêu kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) còn tăng trưởng thấp hoặc không đạt, cần phải có giải pháp khắc phục.
Xem thêm
Phiên bản di động