Xử lý chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra với kiểm tra, kiểm toán
Hà Nội tổ chức rà soát, kiểm tra 100% cơ sở kinh doanh karaoke, quán bar, vũ trường xong trước ngày 20/9 Tăng cường thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu |
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản tán thành các nội dung của dự thảo Luật đã được các cơ quan thống nhất tiếp thu, chỉnh lý, báo cáo tại phiên họp, cụ thể như: Quy định hệ thống cơ quan thanh tra theo cấp hành chính; Thành lập cơ quan thanh tra chuyên ngành tại Tổng cục, Cục thuộc Bộ đáp ứng các tiêu chí luật định; đồng thời, phân định rạch ròi thẩm quyền với Thanh tra Bộ, bảo đảm không chồng chéo, trùng lặp trong thực hiện thanh tra chuyên ngành; Bổ sung, hoàn chỉnh các quy định về cơ chế phối hợp, xử lý chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra với hoạt động kiểm tra, kiểm toán...
![]() |
Ảnh minh họa. (ảnh: VGP) |
Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao Thường trực Ủy ban Pháp luật tiếp tục phối hợp với Thanh tra Chính phủ và các cơ quan có liên quan nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để hoàn thiện dự thảo Luật; phối hợp với Viện Nghiên cứu lập pháp tổ chức hội nghị, tọa đàm, lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, cán bộ làm công tác thực tiễn, đại biểu Quốc hội và các Bộ, ngành, địa phương.
Trong đó, cần lưu ý làm rõ và quy định chặt chẽ trách nhiệm, thẩm quyền, quan hệ công tác giữa Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thanh tra và Đoàn thanh tra; quy định cụ thể các khâu của quy trình thanh tra, việc ban hành và thực hiện kết luận thanh tra, bảo đảm tính độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ của Đoàn thanh tra, hoạt động thanh tra tuân thủ đúng pháp luật, không chịu sự tác động, can thiệp trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Đồng thời, tránh khoảng trống pháp luật đối với hoạt động thanh tra; rà soát quy định về kinh phí hoạt động của cơ quan thanh tra; tiếp tục rà soát quy định của các luật có liên quan để kiến nghị sửa đổi, bổ sung đồng bộ.
Dự thảo Luật sau khi được tiếp thu, chỉnh lý cần gửi xin ý kiến các Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, lấy ý kiến chính thức của Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các cơ quan có liên quan.
Sau đó, tiếp thu, hoàn chỉnh dự thảo Luật và Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý để gửi xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội bằng văn bản trước khi trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022).
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Loạt chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ công đoàn

Công đoàn Trường THCS Đông Sơn tích cực xây dựng đơn vị đạt chuẩn văn hóa

Lấy ý kiến về việc kéo dài tuổi nghỉ hưu với công chức ở một số lĩnh vực

Cựu Tổng Giám đốc Công ty Chè Việt Nam nhận sai khi bán đất chưa qua đấu giá

Khuyến nghị xét nâng ngạch cho công chức

Để kinh tế tư nhân là động lực tăng trưởng quan trọng của đất nước
Tin khác

Chuyển đổi số và lợi thế vốn là chìa khóa để doanh nghiệp Nhà nước bứt tốc
Tin mới 15/04/2025 16:15

Ban Bí thư chỉ định ông Trần Quang Lâm tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM nhiệm kỳ 2020 - 2025
Tin mới 15/04/2025 16:04

Chi tiết diện tích và quy mô dân số của 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập
Tin mới 15/04/2025 14:39

Doanh nghiệp Nhà nước cần phải lớn mạnh hơn nữa để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Tin mới 15/04/2025 11:30

Bộ Chính trị hướng dẫn cách chọn nhân sự cấp tỉnh và xã khi sáp nhập
Tin mới 15/04/2025 09:45

Kế hoạch sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp
Tin mới 15/04/2025 00:14

Sớm trình Bộ Chính trị Đề án phát triển kinh tế tư nhân
Tin mới 14/04/2025 23:15

Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị mới về đại hội đảng bộ các cấp
Tin mới 14/04/2025 23:14

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình
Tin mới 14/04/2025 22:07

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính
Tin mới 14/04/2025 22:01