Xông tinh dầu đuổi muỗi: Thận trọng khi sử dụng
Dùng tinh dầu để đuổi muỗi, con dao hai lưỡi Tác dụng chống ruồi, muỗi của tinh dầu sả |
Nhập viện vì ngộ độc tinh dầu đuổi muỗi
Thời điểm giao mùa, các loại côn trùng đặc biệt là muỗi phát triển nhanh chóng cũng là lúc các hộ gia đình tìm “trăm phương nghìn kế” để diệt muỗi.Việc sử dụng đèn xông tinh dầu là một trong những giải pháp chống muỗi đáp ứng được nhu cầu của người dân, đồng thời tạo hương thơm dễ chịu cho ngôi nhà. Tuy nhiên, việc sử dụng tinh dầu vẫn tiềm ẩn những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ khi sử dụng không đúng cách.
Hai bệnh nhân là vợ chồng (ở Kim Bôi, Hòa Bình) điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai do ngộ độc tinh dầu đuổi muỗi. Ảnh: Mai Thanh |
Thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai cho biết, mới đây, Trung tâm chống độc tiếp nhận hai bệnh nhân là vợ chồng (ở Kim Bôi, Hòa Bình) nhập viện với biểu hiện đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, giảm khứu giác sau khi sử dụng tinh dầu đuổi muỗi. Được biết, khoảng cuối tháng 3/2021, gia đình bệnh nhân mua 1 bộ máy xông tinh dầu đuổi muỗi có nhãn hiệu ghi bằng chữ Hàn Quốc về đặt ở chỗ bán hàng tại tầng 1. Loại tinh dầu này quảng cáo là: "Lọ tinh dầu xông muỗi, thân thiện với môi trường và không gây hại cho trẻ nhỏ". Ít ngày sau, gia đình mang máy xông tinh dầu này cắm trong phòng ngủ ở tầng 2 ngôi nhà. Sáng hôm sau ngủ dậy, 4 thành viên trong gia đình đều có dấu hiệu mệt mỏi, đau đầu và nôn.
Ngay sau đó, các bệnh nhân được đưa lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình cấp cứu vào ngày 9/4. Ba ngày sau khi điều trị, hai cháu nhỏ (một cháu 3 tuổi, một cháu 8 tuổi) đã ổn định sức khỏe, được gia đình theo dõi và chăm sóc ở nhà. Riêng bố mẹ vẫn phải điều trị trong bệnh viện dù các triệu chứng ngộ độc đã giảm. Tuy nhiên, đến ngày 12/4, hai bệnh nhân này xuất hiện những biểu hiện nặng hơn như triệu chứng giảm khả năng khứu giác phải đưa đến Bệnh viện Bạch Mai để điều trị.
Theo Tiến sĩ – Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, trong mẫu hóa chất do gia đình gửi tới xét nghiệm tại Viện Pháp y Quốc gia có phát hiện chất cypermethrine - hóa chất diệt sâu, diệt muỗi, diệt côn trùng nói chung, có thể dùng để diệt và đuổi muỗi. Tuy nhiên chúng ta chưa biết được trong đó có thêm các dung môi khác hay không, cần phải kiểm tra tiếp bởi nhiều sản phẩm hiện nay thường được trộn thêm một số dung môi mà độc tính có khi còn cao hơn một số chất chính. Khi hít vào sẽ dễ có độc tính trên thần kinh, tác động lên não.
Cũng theo bác sĩ Nguyên, đây là trường hợp đầu tiên ghi nhận người dân sử dụng hóa chất xông hơi trong gia đình bị nhiễm độc. “Trước đây, Trung tâm Chống độc cũng tiếp nhận một số trường hợp khác hít một số dạng hương đốt cháy hoặc tinh dầu do mục đích khác nhau. Có một số người trẻ lạm dụng hít hương liệu này vào để tạo cảm giác phê, hưng phấn. Đây là một xu hướng mới mà mọi người cũng nên cảnh giác”, bác sĩ Nguyên chia sẻ.
Cảnh giác khi sử dụng
Có thể nói, sử dụng tinh dầu là xu hướng được nhiều người quan tâm hiện nay. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, có nhiều loại tinh dầu được giới thiệu là có khả năng đuổi muỗi nên khi sử dụng mọi người cần phải thận trọng, đặc biệt là các loại tinh dầu không rõ nguồn gốc. Theo tìm hiểu của phóng viên, trên thị trường hiện nay đang bán rất nhiều loại tinh dầu, chất tạo mùi khác nhau. Không cần ra cửa hàng hay siêu thị, chỉ cần gõ vào google sẽ hiện ra vô số các website bán đèn xông tinh dầu, người dùng tha hồ lựa chọn chủng loại, mẫu mã đèn và tinh dầu. Không chỉ phong phú về các mẫu dáng thiết kế đèn xông mà hương tinh dầu cũng có hàng trăm loại, trong đó, phổ biến là tinh dầu sả, cam, chanh, bưởi, bạc hà, tràm, quế, oải hương, hoa hồng, hoa nhài, trầm, ngọc lan tây…
Phó Giáo sư – Tiến sĩ Trần Hồng Côn, Giảng viên khoa Hóa học, trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội cho biết, việc người dân sử dụng một số tinh dầu từ tự nhiên để đuổi muỗi đã có từ lâu. Tuy nhiên, nếu sử dụng trong phòng kín thì tinh dầu ấy sẽ bay hơi lên, tích lại. Do vậy, khi sử dụng tinh dầu để đuổi muỗi, người dân nên sử dụng tinh dầu chiết xuất từ tự nhiên, tương đối an toàn với sức khỏe. Chỉ nên sử dụng những tinh dầu đã có trong danh mục được sử dụng, lưu ý là nếu để trong phòng kín thì sẽ nguy hiểm vì nồng độ tích lũy cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe. |
Giá thành các loại này dao động từ vài trăm nghìn đến cả triệu đồng nếu nhập khẩu từ Đông Á, châu Âu, Trung Đông. Xuất xứ các sản phẩm này cũng đa dạng, từ Ấn Độ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Pháp… đến cả tinh dầu do các cơ sở sản xuất trong nước tự làm (handmade). Trên thực tế, việc chưng cất được tinh dầu trải qua nhiều bước như thu hái dược liệu, làm sạch, chưng cất, tinh chế… và cuối cùng là đóng gói, chuyển đi tiêu thụ. Việc tinh dầu có bị pha loãng hay trộn các chất khác hay không thì chỉ có người sản xuất mới biết.
Chị Phạm Thị Hồng (quận Bắc Từ Liêm) cho biết: “Vừa rồi, nghe quảng cáo, tôi mới đặt mua trên mạng đèn xông tinh dầu đuổi muỗi với giá 150 ngàn đồng. Thú thực, lúc mua tôi cũng không xem kĩ nguồn gốc sản xuất vì nghĩ rằng loại tinh dầu nào cũng tốt cho sức khỏe. Tôi thường cắm điện để đèn hoạt động khoảng từ 18 giờ đến 22 giờ. Tuy nhiên, những hôm quên tắt mà để đèn cả đêm thì buổi sáng khi thức dậy, tôi cảm thấy khá mệt mỏi và nhức đầu”.
Theo Giám đốc Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, để phòng tránh nguy cơ ngộ độc từ hóa chất đuổi muỗi, diệt muỗi, người dân nên mua sản phẩm có rõ nguồn gốc xuất xứ, được kiểm soát bởi cơ quan có thẩm quyền. Nếu là sản phẩm nước ngoài cần có hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt một cách rõ ràng.
Bên cạnh đó, việc sử dụng các hóa chất tại gia đình, đặc biệt là dạng xông hơi, phát tán rộng sẽ có nhiều rủi ro nên hạn chế sử dụng, chỉ sử dụng khi phun diệt muỗi lên tường, sau đó mở cửa cho thoáng khí. “Chúng ta không nên vừa ở trong phòng đóng kín cửa, vừa sử dụng máy xông đuổi muỗi. Nếu làm như vậy, chúng ta sẽ hít toàn bộ hóa chất đó, bởi muỗi bay đi còn người thì ở lại. Khi hít phải hóa chất độc trong nhiều ngày, nhiều giờ liền thì sẽ gây độc cho chúng ta. Ban đầu dùng một lần có thể ít độc nhưng nếu chúng ta dùng trong nhiều ngày liên tục thì nguy cơ ngộ độc sẽ rất cao, kể cả những hóa chất có độc tính thấp”, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên khuyến cáo.
Đặc biệt, theo các chuyên gia, cách trị muỗi tốt nhất là nên vệ sinh sạch sẽ nhà cửa, phòng ngủ gọn gàng ngăn nắp; vận động khu dân cư quanh khu vực sống phải có ý thức dọn vệ sinh thường xuyên; buổi tối hoặc khi trời chập choạng, đóng cửa chính và cửa sổ để ngăn muỗi; đồng thời bật đèn, điều hòa hay quạt máy để đuổi muỗi, giăng mùng khi ngủ để phòng muỗi, phát quang bụi rậm, đậy kín lu vại chứa nước, lấp bỏ những ao tù đọng nước. Hoặc có thể trồng những loại cây có tác dụng đuổi muỗi quanh nhà hoặc trong nhà như: bông cúc vạn thọ, cây sả, cây hương thảo, tỏi, cây cúc ngải, cây hoa oải hương, húng lủi, húng quế, cây chanh...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Không khí Giáng sinh rộn ràng tại Nhà thờ Lớn Hà Nội
Hà Nội gỡ vướng một số dự án kéo dài, chậm đưa vào sử dụng
Hà Nội: Nhiều tuyến phố bị cấm dịp Giáng sinh
Bảng giá đất mới, giải phóng mặt bằng sẽ nhanh
Hai yếu tố tạo nên chất lượng “tiến vua” của Cam tươi FVF
Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
Phụ nữ Thủ đô sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới
Tin khác
Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
Giáo dục 24/12/2024 20:01
Giao lưu trực tuyến về lựa chọn thực phẩm, cân bằng dinh dưỡng cho gia đình
Cộng đồng 24/12/2024 17:46
Hà Nội: Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong khám chữa bệnh
Y tế 24/12/2024 16:35
Bộ Y tế tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả
Y tế 24/12/2024 16:01
Những lời chúc ngọt ngào và ý nghĩa nhất nhân dịp Giáng sinh 2024
Cộng đồng 24/12/2024 15:44
Nâng cao vai trò cộng đồng trong bảo tồn và phát huy giá trị Lễ hội đền Đồng Nhân
Văn hóa 24/12/2024 11:51
Học sinh Hà Nội nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 9 ngày
Giáo dục 24/12/2024 11:29
6.482 thí sinh dự thi học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 24/12/2024 11:27
Người phụ nữ giàu lòng nhân ái
Cộng đồng 24/12/2024 08:51
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
Y tế 24/12/2024 08:35