Xét xử 38 bị cáo trong vụ "đại án" Việt Á
Áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với 29 bị can vụ Việt Á, tạm giữ 1.700 tỷ đồng Trong quý II/2023, Bộ Công an sẽ có kết luận điều tra vụ Việt Á Năm 2024 tiếp tục xét xử một số đại án |
Tại vụ án này, 38 bị cáo bị Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao truy tố về các tội: "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng"; "Vi phạm quy định về quản lý tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí"; "Đưa hối lộ"; "Nhận hối lộ"; "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ"; "Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi".
Trong đó 6 bị cáo bị truy tố về tội "Nhận hối lộ" gồm: Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long; Nguyễn Huỳnh, nguyên thư ký của Nguyễn Thanh Long; Phạm Duy Tuyến, nguyên Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hải Dương; Trịnh Thanh Hùng, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ; Nguyễn Minh Tuấn, nguyên Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế, Bộ Y tế; Nguyễn Nam Liên, nguyên Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ Y tế.
Bị cáo Phan Quốc Việt (Tổng Giám đốc Công ty Việt Á) và Vũ Đình Hiệp (Phó Giám đốc Công ty Việt Á) bị truy tố về tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" và "Đưa hối lộ".
Các bị cáo khác gồm nhiều vụ trưởng, vụ phó cơ quan cấp bộ; cán bộ UBND hoặc tỉnh ủy; lãnh đạo cấp sở, nhân viên y tế, cán bộ CDC của 24 tỉnh, thành phố.
Toàn cảnh phiên toà. |
Phiên tòa diễn ra trong 20 ngày từ ngày 3/1/2024 (bao gồm cả ngày nghỉ). Hội đồng xét xử gồm 5 thành viên, trong đó có 2 thẩm phán, 3 hội thẩm nhân dân và do Thẩm phán Trần Nam Hà làm Chủ tọa phiên tòa. Ngoài ra, còn 2 thẩm phán và 3 hội thẩm nhân dân dự khuyết.
Theo thông báo của Chủ tọa phiên toà, tại phiên tòa hôm nay vắng mặt bị cáo Trần Thị Hồng (nhân viên Công ty Việt Á) do sinh con nhỏ. Tuy nhiên, xét thấy bị cáo này đã có đầy đủ lời khai trong hồ sơ vụ án và sự vắng mặt sẽ không ảnh hưởng tới phiên toà nên phiên tòa vẫn tiếp tục được diễn ra.
Tại phiên tòa, có 72 luật sư đăng ký tham gia bào chữa cho 38 bị cáo; 24 nguyên đơn dân sự; 139 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan… được triệu tập tới tòa. Trong số 24 nguyên đơn dân sự, có 17 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) của 17 tỉnh, thành phố và đại diện 2 Sở Y tế tỉnh, 5 Bệnh viện đa khoa.
Theo cáo trạng truy tố, khi Covid-19 bùng phát, lợi dụng chủ trương của Nhà nước về việc giao các đơn vị chủ động nghiên cứu, chế tạo sinh phẩm phục vụ công tác phòng, chống dịch... với mục đích được sản xuất, bán test xét nghiệm thu lời bất chính, Phan Quốc Việt - Tổng Giám đốc Công ty Việt Á đã tiếp tục cấu kết với Trịnh Thanh Hùng, Nguyễn Thanh Long và nhiều bị cáo khác thực hiện nhiều hành vi sai phạm giúp Công ty Việt Á được kiểm định test xét nghiệm; được nghiệm thu giai đoạn 1 của Đề tài để lập hồ sơ gửi Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành tạm thời, chính thức, biến test xét nghiệm từ sản phẩm thuộc sở hữu của Nhà nước thành sản phẩm thuộc sở hữu của Công ty Việt Á.
Để thuận lợi cho việc bán sản phẩm test xét nghiệm trên cả nước, Việt cấu kết với các bị cáo thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ để được đề nghị tặng Bằng khen đánh bóng hình ảnh, thương hiệu cho test xét nghiệm. Cấu kết với các bị cáo thuộc Bộ Y tế để được hiệp thương theo giá đã được nâng khống, chậm kiểm tra giá hiệp thương để tạo mặt bằng giá test xét nghiệm. Giới thiệu với các lãnh đạo tỉnh, thành phố để bán thương mại test xét nghiệm thu lời bất chính.
Để được các đồng phạm can thiệp, giúp đỡ như nêu trên, Phan Quốc Việt đã thỏa thuận ăn chia, đưa tiền hối lộ, tiền cảm ơn nhiều lần, với tổng số tiền 3,45 triệu USD và 4 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, với mục đích để Công ty Việt Á được thuận lợi trong việc tiêu thụ kit test, thu lời bất chính, Phan Quốc Việt trực tiếp hoặc chỉ đạo 7 nhân viên phụ trách vùng của Công ty Việt Á liên hệ làm việc và thỏa thuận, thống nhất với lãnh đạo, cán bộ các công ty trung gian hoặc lãnh đạo, cán bộ các đơn vị, cơ sở y tế để Công ty Việt Á giao kit test và các thiết bị, vật tư y tế khác cho các đơn vị, cơ sở y tế sử dụng trước.
Sau đó thông đồng hợp thức hồ sơ đấu thầu, ký hợp đồng để đơn vị, cơ sở y tế thanh quyết toán, chuyển tiền cho Công ty Việt Á hoặc công ty trung gian theo đơn giá họ đưa ra.
Vụ việc được xác định gây thiệt hại tổng cộng hơn 1.200 tỷ đồng của Nhà nước, cơ quan, tổ chức khác, trong đó thiệt hại Nhà nước là hơn 400 tỷ đồng.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Tin khác
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Pháp đình 22/11/2024 19:00
Chiêu lừa giả mạo bán vé máy bay Tết 2025 để chiếm đoạt tài sản
Pháp luật 20/11/2024 07:07
Xét xử nữ giám đốc lừa tiền của nhiều người lao động
Pháp đình 20/11/2024 06:39
Xét xử vụ án “Cố ý gây thương tích” tại huyện Thanh Oai: Có bỏ lọt tội phạm?
Pháp đình 15/11/2024 22:30
Tống tiền cựu Phó chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo 389, chủ doanh nghiệp lĩnh án 12 năm tù
Pháp đình 15/11/2024 21:20
Giả mạo tập đoàn công nghệ Open AI để chiếm đoạt tài khoản ngân hàng
Pháp luật 06/11/2024 14:19
Cảnh giác 3 thủ đoạn lừa đảo đánh cắp thông tin, chiếm đoạt tài sản của người dân
Pháp luật 04/11/2024 12:09
"Nhận hối lộ", cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh lĩnh án 54 tháng tù
Pháp đình 01/11/2024 20:10
Đề nghị mức án đối với cựu Chủ tịch, Bí thư tỉnh Bắc Ninh
Pháp đình 30/10/2024 14:20
Xét xử cựu Chủ tịch và Bí thư tỉnh Bắc Ninh về tội "Nhận hối lộ"
Pháp đình 29/10/2024 12:58