Xem xét nâng tuổi nghỉ hưu: Nên lắng nghe ý kiến các tầng lớp lao động
Điều chỉnh tuổi nghỉ hưu tránh gây sốc thị trường lao động | |
Nâng tuổi nghỉ hưu và làm thêm giờ: Không nên đánh đồng | |
Đề xuất nâng tuổi hưu phải có lộ trình, tránh gây sốc |
Nên lắng nghe ý kiến của người lao động
Thảo luận về vấn đề nâng tuổi nghỉ hưu được đề cập đến trong Dự thảo luật, đại biểu Bùi Văn Phương (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình) cho rằng, Ban soạn thảo nên tiếp cận kiến nghị của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Bởi vì, kiến nghị này trên cơ sở lắng nghe ý kiến các tầng lớp lao động.
Lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội lắng nghe ý kiến thợ mỏ góp ý Dự thảo Bộ luật lao động (sửa đổi). Ảnh: V.Duẩn |
Theo đại biểu Bùi Văn Phương, những lý do chúng ta đưa ra cho việc nâng tuổi nghỉ hưu sức thuyết phục chưa thật cao. Ví dụ, chúng ta nói lo ngại chuyện thiếu lao động trong tương lai do già hóa dân số. Hiện tại, một năm có 1,2 triệu người bước vào tuổi lao động, nhưng số thất nghiệp cũng đang tương đối cao. Xu hướng xã hội trong thời gian tới là thời kỳ công nghiệp 4.0, trí tuệ nhân tạo, những công việc cần con người trực tiếp, sẽ giảm rất nhiều.
Chúng ta nói chuyện nâng tuổi lên để đảm bảo bình đẳng giới, tôi lắng nghe tất cả chị em phụ nữ nói là phụ nữ không đòi bình đẳng giới theo kiểu nam lên 62 thì nữ cũng tương tự như vậy. Lâu nay phụ nữ nghỉ hưu trước nam giới, đó chính là sự chia sẻ của xã hội đối với chị em phụ nữ về những sự vất vả trong quá trình thực hiện thiên chức làm mẹ, đó cũng là ưu việt của chế độ ta.
Từ phân tích trên, đại biểu Bùi Văn Phương cho rằng: “Đề nghị của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là công chức và một bộ phận viên chức có thể làm đến 60 tuổi đối với nữ và 62 tuổi đối với nam, còn lại phần đông những người lao động trực tiếp nặng nhọc thì nên nghỉ hưu theo quy định hiện hành là phù hợp, nhưng đối với nữ có thể lên đến 58 tuổi. Tôi nghĩ kiến nghị của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là có cơ sở và đây cũng là ý nguyện của số đông người lao động thông qua các cuộc tiếp xúc cử tri, qua lấy ý kiến”.
Trao đổi về chủ đề này, đại biểu Đỗ Thị Lan (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh) bày tỏ đồng thuận với phương án 2 và đề nghị Chính phủ quy định lộ trình phù hợp đối với từng đối tượng lao động sau khi đã được rà soát. Theo đại biểu Đỗ Thị Lan, tại khoản 3 Điều 169 có quy định đối với trường hợp được nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn, đối với các trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao động, người lao động làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và người lao động làm việc ở nơi có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Ở đây, chỉ có quy định 3 trường hợp được nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn và quy định nghỉ hưu tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 năm so với quy định tại khoản 2 điều này, có nghĩa là không quá 5 năm so với nam ở tuổi 62 và nữ ở tuổi 60. Theo đại biểu Đỗ Thị Lan, quy định như vậy có điểm chưa thuyết phục, chưa phù hợp với các quy định hiện hành, cũng như chính sách đối với một số trường hợp cụ thể.
Cụ thể, tuổi nghỉ hưu đối với lao động làm việc trong điều kiện đặc biệt độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm thì sẽ nghỉ hưu ở 57 tuổi đối với nam và 55 tuổi đối với nữ. Nếu như chúng ta quy định nghỉ không quá 5 năm, như vậy sẽ cao hơn quy định của Luật Bảo hiểm xã hội hiện nay và cũng cao hơn so với Thông tư 59 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định đối với trường hợp lao động nặng nhọc, đặc biệt nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại, như trường hợp khai thác than ở hầm lò chẳng hạn thì nam cũng chỉ làm việc đến năm 55 tuổi. Nếu chúng ta quy định 57 tuổi đối với nam và 55 tuổi đối với nữ cao hơn so với quy định hiện hành.
“Chúng tôi đề nghị Chính phủ cho rà soát, khảo sát thực tế và tổ chức hội thảo để lắng nghe ý kiến của người lao động. Vừa qua, nhiều doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam đã tiến hành lấy ý kiến của người lao động, hầu hết người lao động đều không đồng ý với dự thảo luật như hiện nay là nghỉ sớm 5 năm. Phần lớn các ý kiến đều đề nghị là được thực hiện như Nghị định số 59 là người lao động làm việc trong điều kiện đặc biệt nặng nhọc, độc hại, trong đó có khai thác than dưới hầm lò sẽ được nghỉ hưu ở tuổi 55 đối với nam và 50 đối với nữ. Đề nghị cần phải có những chính sách phù hợp cho những trường hợp này được hưởng các ưu đãi đặc biệt hơn để cải thiện điều kiện cũng như tư tưởng đối với người lao động làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại”, đại biểu Đỗ Thị Lan kiến nghị.
Cũng theo đại biểu Đỗ Thị Lan, trong Luật Bảo hiểm xã hội đã quy định đối với trường hợp suy giảm sức khoẻ tới 81% có thể được nghỉ hưu nam ở tuổi 50 và nữ ở tuổi 45. Như vậy khoản 3 Điều 169 chỉ quy định đối với 3 trường hợp như vậy là chưa hết. Do đó, cần phải rà soát để quy định đủ đối với các đối tượng làm việc trong điều kiện đặc biệt nặng nhọc, độc hại và suy giảm sức khỏe ở các mức khác nhau để đảm bảo quy định hết các chế độ và tuổi nghỉ hưu cho phù hợp.
85,97% lao động được hỏi không tán thành tăng tuổi nghỉ hưu
“Tôi đề nghị Ban soạn thảo cần tiếp tục nghiên cứu quy định trong Bộ luật Lao động theo hướng: Đối với lao động phổ thông, lao động làm việc trong điều kiện đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm… nên giữ như Bộ luật Lao động hiện hành. Đối với lao động trí óc, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt, tuỳ theo lĩnh vực cụ thể, phù hợp với nhu cầu sức khoẻ mà quy định tuổi nghỉ hưu phù hợp là nam 62 tuổi, nữ 58 tuổi hoặc cao hơn”, đại biểu Y Khút Niê đề xuất. |
Đại biểu Y Khút Niê (Ama Sa Ly - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk) cho rằng, việc tăng tuổi nghỉ hưu là cần thiết, phù hợp với xu thế tuổi thọ của người Việt Nam ngày càng nâng cao, đồng thời tiếp tục phát huy kinh nghiệm trong lao động công tác, sự cống hiến của người lao động đối với sự nghiệp phát triển đất nước. Tuy nhiên, đại biểu Y Khút Niê nhấn mạnh: Việc tăng tuổi nghỉ hưu áp dụng chung cho các đối tượng, các lĩnh vực ngành nghề là không phù hợp. Bởi mỗi ngành nghề, mỗi lĩnh vực khác nhau đều có tính chất đặc thù khác nhau và nhu cầu sức khoẻ để làm việc đạt hiệu quả khác nhau.
Nếu tuổi nghỉ hưu áp dụng chung là nam 62 tuổi và nữ 60 tuổi để làm căn cứ tính bảo hiểm xã hội thì người lao động bị suy giảm khả năng lao động, làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại nguy hiểm, làm việc trong các điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn sẽ bị trừ tỷ lệ % lương hưu tương ứng, vì phải nghỉ trước 5 tuổi, như vậy, sẽ rất thiệt thòi quyền lợi đối với người lao động.
Đại biểu Y Khút Niê dẫn chứng: Kết quả khảo sát thực tế tại tỉnh Đắk Lắk với trên 3.955 lao động trên địa bàn tỉnh, có 3.400 phiếu, chiếm 85,97% không đồng ý tán thành với tuổi nghỉ hưu tăng thêm và đề nghị giữ như Bộ luật hiện hành. Đồng thời, người lao động cũng đề nghị giảm tuổi nghỉ hưu đối với giáo viên mầm non, công nhân lao động ở ngành cao su, cà phê… Còn lại 555 lao động, chiếm 14,03% đồng ý tăng tuổi nghỉ hưu, nhưng đề nghị tăng trong một số lĩnh vực cụ thể trong Bộ luật này.
Mặt khác, tăng tuổi nghỉ hưu chúng ta cần tính toán, xem xét kỹ lưỡng đến việc lao động trẻ, sinh viên mới ra trường cần bố trí việc làm sớm để ổn định cuộc sống. Nếu cơ hội tìm kiếm việc làm sớm của giới trẻ bị mất đi thì nguy cơ thất nghiệp ngày càng cao, sự hài hòa, ổn định trật tự lao động trước nhu cầu việc làm có thể xuất hiện những bất ổn khó lường.
“Tôi đề nghị Ban soạn thảo cần tiếp tục nghiên cứu quy định trong Bộ luật Lao động theo hướng: Đối với lao động phổ thông, lao động làm việc trong điều kiện đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm… nên giữ như Bộ luật Lao động hiện hành. Đối với lao động trí óc, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt, tuỳ theo lĩnh vực cụ thể, phù hợp với nhu cầu sức khoẻ mà quy định tuổi nghỉ hưu phù hợp là nam 62 tuổi, nữ 58 tuổi hoặc cao hơn”, đại biểu Y Khút Niê đề xuất.
Bảo Duy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31