Xây dựng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp bảo đảm thận trọng, kỹ lưỡng
Từng bước tạo sự hài lòng của người dân khi giải quyết thủ tục hành chính Lấy hài lòng của người dân là thước đo cải cách hành chính |
Cuộc cách mạng cải cách trong toàn hệ thống chính trị
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh công tác cải cách hành chính đã đạt được nhiều tiến bộ mới và ghi nhận một số đột phá đáng kể.
Về cải cách thể chế, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết Chính phủ và Thủ tướng đặc biệt quan tâm đến việc đổi mới tư duy trong xây dựng pháp luật, đề cao chức năng kiến tạo, hỗ trợ bên cạnh chức năng quản lý của pháp luật và thúc đẩy phân cấp, phân quyền.
Cải cách tổ chức bộ máy, theo Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà, thực sự là một cuộc cách mạng trong toàn hệ thống chính trị. Nhấn mạnh kết quả tích cực đã đạt được, Bộ trưởng cho biết cả nước hiện chỉ còn 17 bộ và cơ quan ngang bộ (giảm 5 bộ và 3 cơ quan thuộc Chính phủ).
Đồng thời, tổ chức bên trong của các bộ và cơ quan ngang bộ đã được tinh gọn đáng kể. Cụ thể, đã giảm 13/13 tổng cục và tương đương; giảm 519 cục và tổ chức tương đương (giảm khoảng 77,6%); giảm 219 vụ và tương đương (giảm 54,1%); giảm 3.303 chi cục và tương đương (giảm khoảng 91,7%).
![]() |
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ về cải cách hành chính - Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Đối với các địa phương, theo chỉ đạo chung của Chính phủ, 63 tỉnh và thành phố đã giảm 343 cơ quan chuyên môn và tương đương thuộc UBND cấp tỉnh, đạt tỉ lệ 29%, cùng với 1.454 cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện (giảm 17,5%).
Bên cạnh đó, số lượng đơn vị sự nghiệp công lập của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ cũng như chính quyền địa phương đã giảm rất rõ rệt.
Điểm sáng tiếp theo được Bộ trưởng đề cập liên quan công tác chuyển đổi số và xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số.
Dù đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận, theo Bộ trưởng, công tác cải cách hành chính vẫn còn một số hạn chế, trong đó còn tình trạng chậm trễ trong giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính; việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở một số nơi còn mang tính hình thức; việc kết nối và chia sẻ dữ liệu chưa thông suốt, hiệu quả.
Tập trung triển khai sắp xếp chính quyền địa phương 2 cấp
Về nhiệm vụ cải cách hành chính từ nay đến hết năm 2025, Bộ trưởng Nội vụ nêu 8 đề xuất của Tiểu ban Cải cách hành chính.
Thứ nhất, tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện nghiêm túc, toàn diện, đồng bộ và hiệu quả Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030.
Các bộ, ngành, địa phương cần xây dựng kế hoạch, giải pháp cụ thể, thiết thực để đẩy mạnh nhiệm vụ cải cách hành chính năm 2025 nhằm hoàn thành và vượt các chỉ tiêu của giai đoạn 2021-2025 trong Chương trình cải cách tổng thể hướng tới năm 2030.
Thứ hai, đẩy mạnh cải cách thể chế để bảo đảm yêu cầu xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật kiến tạo, phát triển và tăng trưởng; kịp thời việc phân cấp, phân quyền đáp ứng yêu cầu "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm".
Bên cạnh đó, tập trung tháo gỡ những nút thắt thể chế, trọng tâm là các thể chế đang gây lực cản cho tăng trưởng; đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển.
Vừa qua, Quốc hội đã ban hành hai luật sửa đổi, gồm Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), trong đó quy định rất cụ thể, rõ ràng về phân cấp, phân quyền. Quốc hội đã giao Chính phủ ban hành các nghị định để sửa đổi các luật chuyên ngành.
Tuy nhiên, hiện nay, các luật chuyên ngành vẫn còn tình trạng chồng chéo, chưa đảm bảo mục tiêu phân cấp, phân quyền. Ví dụ, có tới 177 luật chuyên ngành quy định về thẩm quyền của bộ trưởng, gây khó khăn trong việc thực hiện; 154 luật chuyên ngành quy định cụ thể các vấn đề thuộc thẩm quyền của Thủ tướng; 92 luật chuyên ngành quy định thẩm quyền của HĐND và UBND.
![]() |
Toàn cảnh phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Vì thế, Bộ trưởng nhấn mạnh cách làm tới đây cần thực hiện đúng phương châm "địa phương quyết định, địa phương thực hiện và chịu trách nhiệm", đồng thời "cởi trói" cho cán bộ, tạo điều kiện thuận lợi hơn trong công tác quản lý, điều hành.
Thứ ba, Bộ Nội vụ sẽ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổ chức sơ kết Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2025, đề ra các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm để tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2026-2030.
Bộ sẽ hoàn thành việc xác định Chỉ số cải cách hành chính năm 2024 và Chỉ số hài lòng của người dân về sự phục vụ của hành chính công. Nội dung này sẽ được báo cáo với Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, dự kiến đưa vào hội nghị định kỳ đầu tháng 4 của Chính phủ để công khai thông tin và báo cáo trước nhân dân.
Nhiệm vụ thứ tư là tập trung triển khai thực hiện việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp bảo đảm thận trọng, kỹ lưỡng, chất lượng.
Bộ trưởng nhấn mạnh đây là yêu cầu đáp ứng chỉ đạo chung của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, Chính phủ và Thủ tướng, là một nhiệm vụ hết sức hệ trọng và cấp bách. Do đó mong muốn nhận được sự phối hợp chặt chẽ từ tất cả các bộ, ngành liên quan để kịp thời hướng dẫn địa phương thực hiện nhiệm vụ quan trọng này một cách hiệu quả.
Nhiệm vụ thứ năm là đẩy mạnh cải cách và đơn giản hóa thủ tục hành chính; rà soát, kiến nghị bãi bỏ các thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh không cần thiết, không phù hợp.
Đi kèm với đó, Bộ trưởng Nội vụ nhấn mạnh cần tăng cường nguyên tắc minh bạch trong giải quyết thủ tục hành chính; nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông.
Đồng thời, Bộ trưởng đề nghị tổ chức triển khai mở rộng thí điểm mô hình Trung tâm Phục vụ hành chính công một cấp trực thuộc UBND cấp tỉnh tại một số địa phương.
Thứ sáu là tăng cường thực thi pháp luật, kỷ cương hành chính; tổ chức triển khai nghiêm túc, hiệu quả các cơ chế, chính sách mới trong quản lý cán bộ, công chức, viên chức.
Thứ bảy là đẩy mạnh thực hiện các giải pháp đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công; hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật để thúc đẩy tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập và xã hội hóa dịch vụ công.
Thứ tám là cần tập trung triển khai thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số; tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị quyết 03 ngày 9/1/2025 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Nỗ lực đồng hành cùng người lao động

Trình Chủ tịch nước tặng quà cho người có công dịp lễ 30/4 và Quốc khánh 2/9

Nhiều tồn tại, hạn chế 3 Chi nhánh PVcomBank tại TP.HCM

Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội biểu dương nhiều gương điển hình

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội
Tin khác

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM
Tin mới 19/04/2025 21:15

Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội
Infographic 19/04/2025 17:21

Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường
Tin mới 19/04/2025 10:17

Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ kinh doanh hiệu quả, bền vững tại Việt Nam
Tin mới 18/04/2025 20:03

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không có lý do gì gây phiền hà với người kinh doanh, tạo sinh kế cho dân
Tin mới 18/04/2025 17:52

Phát động hai đợt thi đua trong công tác GPMB trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh
Tin mới 18/04/2025 15:02

Khẩn trương làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Bình Dương
Tin mới 18/04/2025 14:12

Thúc đẩy tương lai xanh hơn, bền vững hơn cho các thế hệ mai sau
Tin mới 18/04/2025 06:24

Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh điều tra vụ sữa giả, thuốc giả
Tin mới 17/04/2025 20:51

Tổng Bí thư Tô Lâm: “Thủ đô không thể để mất an toàn thực phẩm”
Tin mới 17/04/2025 15:43