Xây dựng “lá chắn” an toàn cho trẻ em trên không gian mạng
Cần có các biện pháp phòng ngừa tội phạm trên không gian mạng Xử lý nghiêm các trường hợp đăng tải tin giả, thông tin xấu độc trên mạng “Đánh” mạnh tội phạm cá độ mùa World Cup |
Công nghệ số đã tạo ra những thay đổi đáng kể cho trẻ em, mang lại cho các em những cơ hội mới để học tập, phát triển bản thân, giao lưu xã hội... Tuy nhiên, Internet cũng có nhiều cạm bẫy khó lường đối với trẻ em bởi các em vốn chưa có đầy đủ nhận thức và kỹ năng để tự bảo vệ bản thân trên môi trường mạng.
Trẻ em cần được trang bị kỹ năng, nâng cao nhận thức về sử dụng Internet là biện pháp hiệu quả, bảo đảm an toàn cho các em khi tham gia môi trường mạng. (Ảnh: Minh hoạ - N. Hoa) |
Trẻ phải đối mặt với việc bị mất thông tin cá nhân, bị lừa đảo trên mạng, thậm chí là bị quấy rối hay bị xâm hại trên môi trường mạng. Những rủi ro này vô cùng đa dạng, phức tạp có thể ảnh hưởng tới thể chất, tinh thần và sự phát triển toàn diện của trẻ.
Thống kê tình hình sử dụng Internet ở trẻ em Việt Nam năm 2020 theo khảo sát của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), 82% trẻ em Việt Nam trong độ tuổi 12 - 13 tuổi có sử dụng Internet và con số này tăng lên 93% đối với trẻ từ 14 - 15 tuổi; 97% ở nhóm tuổi từ 16 - 17.
Điều này cho thấy mức độ tham gia các hoạt động trên không gian mạng của trẻ em ở Việt Nam là rất lớn. Việc tham gia hoạt động trên mạng sẽ khiến trẻ em phải đối mặt với nhiều rủi ro như tiếp cận với nội dung độc hại, bị phát tán thông tin riêng tư, nhạy cảm; bị bắt nạt trực tuyến hoặc rơi vào tình trạng nghiện Internet.
Chia sẻ tại hội thảo “Thực tiễn và giải pháp bảo vệ trẻ em trên không gian mạng” do Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam phối hợp với Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông) tổ chức mới đây, ông Vũ Quốc Khánh, Phó Chủ tịch Hiệp hội An toàn thông tin cho biết: Việt Nam đã sớm có chính sách quan tâm mạnh mẽ đến việc bảo vệ trẻ em trước những nguy cơ ngày càng nhiều trên không gian mạng. Chính sách này được hình thành và đang được hoàn thiện dần trong các bộ Luật An toàn thông tin mạng năm 2015, Luật Trẻ em năm 2016, Luật An ninh mạng năm 2018.
Tuy nhiên để chính sách đi vào cuộc sống phải trải qua một chặng đường dài, đòi hỏi sự nỗ lực chung tay của của tất cả các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cả cộng đồng.
Để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, ngày 1/6/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định phê duyệt Chương trình “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên mỗi trường mạng giai đoạn 2021 - 2025”. Chương trình hướng tới mục tiêu bảo vệ thông tin, bí mật riêng tư của trẻ, xử lý các hành vi lợi dụng môi trường mạng để xâm hại trẻ em; trang bị kiến thức, kỹ năng số cho trẻ em theo từng độ tuổi để biết tự bảo vệ và tương tác an toàn.
Cùng với đó là hình thành và phổ cập hệ sinh thái các sản phẩm, ứng dụng của Việt Nam đáp ứng nhu cầu học tập, giải trí lành mạnh, sáng tạo.
Bên cạnh đó, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã xây dựng trang web “Mạng lưới, ứng cứu bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng” tại địa chỉ website“vn-cop.vn”. Theo đó, bên cạnh Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111, tại website “vn-cop.vn”, người dân, tổ chức khi phát hiện, nghi ngờ các hành vi, nội dung xâm hại trẻ em trên môi trường mạng có thể trực tiếp báo cáo với mạng lưới. Sau khi tiếp nhận thông tin mạng lưới triển khai biện pháp xác minh để hỗ trợ, ứng cứu kịp thời nhằm giảm thiểu rủi ro.
Cùng đó, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam đã tổ chức cuộc thi “Học sinh với an toàn thông tin”. Các cuộc thi đã cung cấp kiến thức, kỹ năng sử dụng Internet an toàn cho các em học sinh, giúp các em nhận diện và phòng, tránh các nguy cơ mất an toàn trên môi trường mạng...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Văn hóa 04/11/2024 22:00
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Xã hội 04/11/2024 19:26
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy
Giáo dục 04/11/2024 13:59
Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe
Giáo dục 04/11/2024 12:26
Phú Quốc quyết liệt xử lý lấn chiếm lòng đường, lấy lại cảnh quan
Xã hội 03/11/2024 22:29
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam trưng bày 4 bảo vật quốc gia
Du lịch 03/11/2024 16:46
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Văn hóa 02/11/2024 20:28
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50