Xây dựng kế hoạch, chuẩn bị điều kiện thi hành Luật Thủ đô 2024
Luật Thủ đô 2024: Thúc đẩy chuyển đổi số của Hà Nội nhanh hơn Hội đồng nhân dân Thành phố tổ chức 2 kỳ họp chuyên đề để cụ thể hóa Luật Thủ đô |
Giao cho HĐND Thành phố nhiều thẩm quyền mới
Thành viên Tổ Biên tập Luật Thủ đô (sửa đổi), Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Nguyễn Công Anh cho biết, quy định về áp dụng Luật Thủ đô là quy định hoàn toàn mới và khác với quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Vì Luật Thủ đô là luật đặc thù từ phân cấp, phân quyền, cơ chế, chính sách, khác với các luật khác.
Theo ông Nguyễn Công Anh, một trong những chính sách cơ bản và chủ chốt của Luật Thủ đô 2024 là quy định về tổ chức chính quyền đô thị - được quy định một chương trong Luật (Chương 2). Trong đó, quy định về tổ chức chính quyền đô thị từ Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) và các cơ quan chuyên môn của Thành phố cũng như các quận, huyện.
Chính quyền đô thị tại Luật Thủ đô 2024 có rất nhiều điểm mới. Trong đó, số lượng đại biểu HĐND Thành phố được bầu tăng từ 95 lên 125 người. Số lượng đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách ít nhất là 25% tổng số đại biểu HĐND.
Cùng đó, HĐND Thành phố được tăng các ban chuyên trách tối đa thêm 2 ban, HĐND Thành phố được xây dựng cơ chế làm việc để phát huy hiệu quả các chính sách.
Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Nguyễn Công Anh. |
Luật cũng giao cho HĐND Thành phố rất nhiều thẩm quyền như quyết định số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách; quyết định số lượng, tên gọi, phạm vi lĩnh vực phụ trách của các Ban của HĐND Thành phố; quy định tiêu chí thành lập, tổ chức các Ban của HĐND quận, thị xã, thành phố thuộc Thành phố;
Quyết định việc thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND Thành phố chưa được quy định hoặc khác với quy định trong văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; quyết định thay đổi tên gọi, điều chỉnh chức năng của các cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính hiện có.
Đồng thời, HĐND Thành phố cũng quy định về việc thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc Thành phố chưa được quy định hoặc khác với quy định trong văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên.
Bên cạnh đó, HĐND Thành phố cũng sẽ xác định số lượng biên chế cán bộ, công chức, số lượng viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước do Thành phố quản lý, căn cứ vào danh mục vị trí việc làm, quy mô dân số, thực trạng khối lượng công việc, đặc điểm an ninh, chính trị, an toàn xã hội trên địa bàn và khả năng cân đối ngân sách của Thành phố, bảo đảm tỷ lệ giữa tổng số biên chế so với tổng số dân không vượt mức tỷ lệ trung bình của cả nước trình cấp có thẩm quyền quyết định…
Tuyên truyền để cán bộ, công chức, viên chức, người dân hiểu rõ Luật
Về việc chuẩn bị điều kiện để triển khai thi hành Luật, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội cho biết, Sở Tư pháp là cơ quan được UBND Thành phố giao tham mưu, đề xuất và tổng hợp các nội dung về Luật Thủ đô. Ngay từ khi diễn ra Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Sở Tư pháp đã xây dựng kế hoạch chi tiết và gửi lấy ý kiến các sở, ngành.
Đoàn Đại biểu Quốc hội, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố tổ chức hội nghị thống nhất kế hoạch triển khai thi hành Luật Thủ đô. |
Trong kế hoạch có các nội dung lớn như: Quán triệt các cơ quan nhà nước trên địa bàn Thủ đô, công chức của Thủ đô hiểu cặn kẽ các quy định của Luật Thủ đô và người dân hiểu các quy định của Luật Thủ đô, từ đó nỗ lực cùng nhau chung tay góp sức để hiện thực hóa vào các chương trình của Thành phố.
Việc thể chế hóa các nội dung Luật Thủ đô được giao cho Chính phủ, các bộ, HĐND, UBND thành phố Hà Nội. Cụ thể, nội dung giao cho Chính phủ quy định chi tiết trong các Nghị định là 6 nội dung, giao thành phố Hà Nội 52 nội dung và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.
Trong đó, trước mắt có 30 nội dung của HĐND Thành phố và 12 nội dung thuộc UBND Thành phố; cùng với đó là rất nhiều đề án, các quyết định cụ thể, dự án, đề án… để triển khai cụ thể Luật Thủ đô năm 2024.
Về rà soát các văn bản của thành phố Hà Nội ban hành trước khi thi hành Luật Thủ đô 2024, ông Nguyễn Công Anh cho biết, tất cả các sở, ngành phải rà soát, nếu chưa phù hợp phải điều chỉnh ngay hoặc ban hành mới. Khi các văn bản được ban hành rồi triển khai thực hiện thì hằng năm phải đánh giá, theo dõi thi hành pháp luật để kịp thời điều chỉnh, làm sao các quy định của Luật Thủ đô đi vào cuộc sống...
Quy định về áp dụng Luật Thủ đô là quy định hoàn toàn mới
Ông Nguyễn Công Anh cũng cho rằng, quy định về áp dụng Luật Thủ đô là quy định hoàn toàn mới và khác với quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Vì Luật Thủ đô là luật đặc thù từ phân cấp, phân quyền, đặc thù từ cơ chế, chính sách, khác với các luật khác.
Điều 4 quy định về áp dụng Luật Thủ đô nêu rõ trường hợp có quy định khác nhau giữa Luật Thủ đô và luật, nghị quyết khác của Quốc hội về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của Luật Thủ đô.
Trường hợp luật, nghị quyết của Quốc hội ban hành sau ngày Luật Thủ đô có hiệu lực thi hành có quy định khác với quy định của Luật Thủ đô về cùng một vấn đề mà cần áp dụng, thì phải quy định cụ thể ngay về việc áp dụng pháp luật trong luật, nghị quyết đó.
Trường hợp chưa có quy định cụ thể về việc áp dụng pháp luật và việc áp dụng quy định đó cần thiết cho việc xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc áp dụng theo đề nghị của Chính phủ và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Đồng thời, văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết các nội dung của Luật Thủ đô, văn bản quy phạm pháp luật được ban hành để thực hiện thẩm quyền được giao trong Luật Thủ đô được áp dụng trong trường hợp có nhiều văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Đưa nông sản OCOP Hà Giang đến người tiêu dùng Thủ đô
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam
Tin khác
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:41
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:23
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 16:44
Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 13:51
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng
Tôi yêu Hà Nội 20/11/2024 16:19
Xử lý dứt điểm vướng mắc để hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết Nguyên đán
Chỉ đạo - Điều hành 20/11/2024 15:56
Hà Nội công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí
Chỉ đạo - Điều hành 20/11/2024 10:57
Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại với nông dân trong tháng 12/2024
Chỉ đạo - Điều hành 20/11/2024 09:57