"Vượt nắng thắng mưa", thực hiện "3 ca 4 kíp" đảm bảo tiến độ triển khai Dự án đường Vành đai 4

(LĐTĐ) Tại Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh công việc thời gian tới còn rất lớn, các địa phương, đơn vị, nhà thầu phải "vượt nắng thắng mưa", thực hiện "3 ca 4 kíp", “làm hết việc chứ không hết giờ” để đảm bảo tiến độ.
Sau 1 năm 9 ngày, Hà Nội đạt trên 84% tiến độ giải phóng mặt bằng Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Người dân phấn khởi Dự án đường Vành đai 4 sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển

Sáng 25/6, Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội diễn ra tại 4 điểm trên địa bàn thành phố Hà Nội và 2 điểm tại tỉnh Hưng Yên và tỉnh Bắc Ninh.

Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội được khởi công sáng nay cùng lúc với Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu giai đoạn 1.

Đây là hai dự án công trình giao thông trọng điểm quốc gia được khởi công cùng giờ, cùng ngày và cùng hướng đến mục tiêu đưa vào vận hành vào năm 2027.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi Lễ.
Các địa phương vào cuộc tích cực, gỡ vướng kịp thời

Phát biểu chỉ đạo tại buổi Lễ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội và Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp) - An Hữu (tỉnh Tiền Giang) có ý nghĩa hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của các vùng liên quan và cả nước. Đây cũng chính là việc thực hiện một trong ba nhiệm vụ đột phá chiến lược đã được xác định trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Thủ tướng cho biết, từ đầu năm tới nay, cả nước đã hoàn thành 566 km đường cao tốc, nâng tổng số đường cao tốc của cả nước lên 1.729km. Từ đầu năm 2023 cùng với các dự án đang thực hiện và 1.406km dự án khởi công mới, cả nước đã và đang thi công khởi công khoảng 3.470km

"Nếu quyết tâm, thực hiện có trọng điểm, trọng tâm đến năm 2025, cả nước sẽ đạt được mục tiêu trên 3.000 km đường cao tốc, phấn đấu năm 2030 sẽ đạt được mốc son về hạ tầng, trong đó có hạ tầng về cao tốc", Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cùng các đại biểu bấm nút khởi công dự án.

Riêng với dự án đường Vành đai 4, Thủ tướng Phạm Minh Chính biểu dương, đánh giá cao những kết quả trong công tác giải phóng mặt bằng của các tỉnh, Thành phố có hệ thống đường cao tốc đi qua. Đặc biệt là sự chủ động để vận dụng linh hoạt các cơ chế đã được tạo điều kiện trong triển khai, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.

Với kết quả Lễ khởi công hôm nay, Thủ tướng nhấn mạnh, đây mới là thắng lợi bước đầu, công việc thời gian tới còn rất lớn. Thủ tướng cũng lưu ý, việc thi công với khối lượng lớn, các địa phương, đơn vị, nhà thầu, phải "vượt nắng thắng mưa", thực hiện "3 ca 4 kíp", “làm hết việc chứ không hết giờ” để đảm bảo tiến độ.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu, các cấp ủy Đảng, UBND các tỉnh, thành phố triển khai công tác giải phóng mặt bằng, di dời hạ tầng kỹ thuật bảo đảm bàn giao 100% diện tích mặt bằng trong quý III năm 2023.

Từ kinh nghiệm triển khai các dự án cao tốc trước đây, Thủ tướng lưu ý cần coi trọng kiểm tra giám sát, xử lý công việc phát sinh, không để xảy ra tham nhũng. Các Bộ, ngành bám sát thực hiện các công việc còn lại, đảm bảo tiến độ, vệ sinh môi trường... Các nhà tư vấn, thiết kế, giám sát nâng cao chất lượng, tiến độ, đảm bảo an toàn, không vì lợi ích cá nhân làm ảnh hưởng đến dự án.

Để triển khai thành công các dự án, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh 2 vấn đề có tính chất quan trọng là: Bố trí vốn đầy đủ và mặt bằng đủ điều kiện thi công và 6 yêu cầu phải nghiêm túc quán triệt để dễ thực hiện, dễ kiểm tra. Đó là: Bảo đảm chất lượng; bảo đảm tiến độ; bảo đảm an toàn, kỹ thuật, mỹ thuật, môi trường vệ sinh và an toàn lao động; không được đội vốn bất hợp lý, không chia nhỏ gói thầu; chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm từ khâu xây dựng dự án, phê duyệt, thi công, giám sát, kiểm tra, nghiệm thu…; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, người dân, doanh nghiệp; kiểm tra nơi ở mới của người dân để ít nhất phải bằng và tốt hơn nơi ở cũ, quan tâm kiểm tra đời sống của người dân sau tái định cư, ấm no của người dân là mục tiêu cuối cùng.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh báo cáo quá trình triển khai thực hiện Dự án.

Trong quá trình thi công thực hiện dự án sẽ còn nhiều khó khăn, thách thức, Thủ tướng đề nghị các đồng chí phải quyết tâm cao, nỗ lực lớn; hành động quyết liệt, trọng tâm trọng điểm; đã nói là phải làm, đã cam kết là phải thực hiện vì thành công của dự án, vì hạnh phúc, ấm no của nhân dân. Nhấn mạnh “muốn hoàn thành nhiệm vụ nặng nề, tất cả đều phải vào cuộc”, Thủ tướng kêu gọi người dân với ý thức trách nhiệm của mình tham gia cùng chính quyền trong suốt quá trình triển khi dự án…

Công tác giải phóng mặt bằng của Hà Nội đạt trên 84%

Báo cáo quá trình triển khai thực hiện Dự án, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, Phó Trưởng ban Chỉ đạo thực hiện Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, Trưởng ban Chỉ đạo thực hiện Dự án đường Vành đai 4 tại thành phố Hà Nội cho biết, ngay sau khi dự án được phê duyệt chủ trương đầu tư, thành phố Hà Nội cùng các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh đã tập trung quyết liệt triển khai thực hiện nhiệm vụ với nhiều giải pháp sáng tạo, linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tiễn tại các địa phương.

Thành phố Hà Nội đã chủ động báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và chủ trì làm việc với các địa phương để thành lập ngay Ban Chỉ đạo thực hiện Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội. Trong đó, đồng chí Bí thư Thành ủy Hà Nội làm Trưởng ban, các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên, Bắc Ninh và đồng chí Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội làm Phó Trưởng ban Chỉ đạo; đại diện lãnh đạo các Bộ: Giao thông Vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường tham gia Ban Chỉ đạo.

Đồng thời, 3 tỉnh, thành phố đã thành lập Ban Chỉ đạo riêng để thực hiện nhiệm vụ trên địa bàn. UBND thành phố Hà Nội đã phối hợp với UBND các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh ban hành kế hoạch tổng thể tổ chức thực hiện dự án, khớp nối các nhiệm vụ và tiến độ từng hạng mục công việc, bảo đảm tính liên kết, đồng bộ trong quá trình triển khai, làm cơ sở thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện nhiệm vụ.

Phương tiện, máy móc sẵn sàng thi công Dự án.

“Với quyết tâm và sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cả hệ thống chính trị các cấp, sự đồng lòng, ủng hộ của nhân dân các địa phương, đến nay, sau 1 năm 9 ngày, dự án đã bảo đảm toàn bộ các điều kiện để khởi công, đáp ứng đúng tiến độ đề ra (trước ngày 30/6/2023). Đặc biệt, công tác giải phóng mặt bằng toàn tuyến đã hoàn thành trên 80%, trong đó thành phố Hà Nội đạt trên 84% (cao hơn mức kế hoạch đề ra là 70%)”, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội nêu rõ.

Chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình chuẩn bị và triển khai Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô để đi đến lễ khởi công ngày hôm nay, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh khẳng định, đó là phát huy vai trò người đứng đầu, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, tạo sự đồng thuận, ủng hộ của nhân dân; tăng cường phân cấp, ủy quyền cho cơ sở, đặc biệt là cấp quận, huyện, xã, phường; tách công tác giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập.

Từ kinh nghiệm thực tế triển khai các dự án trên địa bàn, thành phố Hà Nội xác định công tác giải phóng mặt bằng là khâu “trọng điểm của trọng điểm”. Ngay từ khâu chuẩn bị hồ sơ xây dựng dự án, Thành phố đã đề xuất thực hiện tách công tác giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập. Từ đó công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư không còn phụ thuộc vào các yếu tố kỹ thuật chuyên ngành của công trình, đồng thời thực hiện giải phóng mặt bằng ngay sau khi chỉ giới đường đỏ được phê duyệt.

Là đơn vị được lựa chọn thực hiện gói thầu có chiều dài lớn nhất của dự án, chiều dài khoảng 23 km (từ Km 13 + 17,92 đến Km 36 + 166,74), ông Đào Ngọc Thanh, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam Vinaconex cho biết: Gói thầu số 09/TP2-XL (thuộc Dự án thành phần 2.1) đoạn trên địa bàn huyện Đan Phượng và huyện Hoài Đức và là một trong 4 gói thầu xây lắp của dự án đường song hành trên địa phận thành phố Hà Nội thuộc Dự án đầu tư đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô. Giá trị trúng thầu 1.816 tỷ đồng, thời gian thực hiện 1.080 ngày.

"Với năng lực, kinh nghiệm, sự tâm huyết, chúng tôi cam kết sẽ huy động tối đa các nguồn lực về nhân sự, tài chính, trang thiết bị máy móc, áp dụng các biện pháp thi công hiện đại nhất để hoàn thành phần việc được giao. Triển khai dự án đảm bảo chất lượng, mỹ quan, an toàn và vượt tiến độ hợp đồng, phấn đấu hoàn thành công trình trong năm 2025 để đưa vào khai thác sử dụng kịp thời nhằm góp phần phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô Hà Nội - Vùng Thủ đô”, ông Đào Ngọc Thanh cho hay.

Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội là dự án quan trọng quốc gia đầu tiên triển khai thực hiện theo quy định của Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Dự án có tổng chiều dài khoảng 112,8 km, đi qua địa bàn 3 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh). Tổng khối lượng giải phóng mặt bằng khoảng 1.386 héc ta, trên tuyến xây dựng 3 cầu lớn vượt sông Hồng, sông Đuống và 8 nút giao khác mức; Tổng mức đầu tư là 85.813 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương là 28.173 tỷ đồng, ngân sách địa phương 28.193 tỷ đồng, vốn Nhà đầu tư BOT là 29.447 tỷ đồng.

Dự án bao gồm 7 dự án thành phần do thành phố Hà Nội, tỉnh Hưng Yên và tỉnh Bắc Ninh là cơ quan chủ quản. Trong đó 3 dự án giải phóng mặt bằng và 3 dự án đầu tư xây dựng đường song hành được thực hiện theo hình thức đầu tư công, riêng dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc thực hiện theo phương thức đối tác công tư (PPP), loại hợp đồng BOT.

Ngân Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phấn đấu 100% người dân Thủ đô biết, cài đặt, tạo tài khoản cá nhân trên ứng dụng iHaNoi

Phấn đấu 100% người dân Thủ đô biết, cài đặt, tạo tài khoản cá nhân trên ứng dụng iHaNoi

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hà Nội vừa có Công điện về việc Tăng cường phương thức tương tác trực tuyến trên môi trường số giữa công dân, doanh nghiệp với chính quyền các cấp qua nền tảng "Công dân Thủ đô số" - iHaNoi.
30/30 quận, huyện, thị xã đã tổ chức thành công Đại hội Mặt trận nhiệm kỳ 2024 - 2029

30/30 quận, huyện, thị xã đã tổ chức thành công Đại hội Mặt trận nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Đến nay, 30/30 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam quận, huyện, thị xã đã tổ chức thành công Đại hội Mặt trận nhiệm kỳ 2024 - 2029 đảm bảo thời gian theo quy định.
Nóng: Thêm 1 đối tượng ra đầu thú trong vụ cô gái 22 tuổi bị bắn ở Long Biên

Nóng: Thêm 1 đối tượng ra đầu thú trong vụ cô gái 22 tuổi bị bắn ở Long Biên

(LĐTĐ) Tối 5/7, Công an thành phố Hà Nội cho biết, đối tượng Nguyễn Xuân Đạt (sinh năm 1991; trú tại Cửa Đông, Hoàn Kiếm, Hà Nội) - 1 trong 3 đối tượng tham gia vụ nổ súng làm một cô gái trẻ tử vong tại quận Long Biên, đã đến Phòng Cảnh sát hình sự đầu thú.
Dự đoán tỉ số Anh và Thụy sĩ - Euro 2024:  "Tam sư" sẽ dừng cuộc chơi?

Dự đoán tỉ số Anh và Thụy sĩ - Euro 2024: "Tam sư" sẽ dừng cuộc chơi?

(LĐTĐ) Vào lúc 23h00 ngày 6/7 (theo giờ Việt Nam) Anh và Thụy Sĩ sẽ so tài ở tứ kết Euro 2024. Đội tuyển Anh đang nuôi mộng vô địch tại giải năm nay khi lần thứ tư liên tiếp góp mặt ở vòng tứ kết. Tuy nhiên, họ sẽ phải đối mặt với thử thách không hề dễ dàng mang tên Thụy Sĩ - "ngựa ô" của giải đấu.
Công đoàn Y tế Việt Nam ký quy chế phối hợp với 6 LĐLĐ tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ

Công đoàn Y tế Việt Nam ký quy chế phối hợp với 6 LĐLĐ tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ

(LĐTĐ) Sáng 5/7, tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Công đoàn Y tế Việt Nam và các Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ đã ký kết Quy chế phối hợp hoạt động giai đoạn 2024 - 2028. Tham dự Lễ ký kết có đồng chí Nguyễn Xuân Hùng, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam.
Cơ hội để Hà Nội ban hành cơ chế đặc thù thúc đẩy bảo tồn và phát triển làng nghề

Cơ hội để Hà Nội ban hành cơ chế đặc thù thúc đẩy bảo tồn và phát triển làng nghề

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, hiện nay Hà Nội đang tập trung triển khai thực hiện Luật Thủ đô sửa đổi. Đây là cơ hội để ban hành những cơ chế, chính sách đặc thù, đủ mạnh của Thành phố để thúc đẩy bảo tồn và phát triển làng nghề trên địa bàn Thủ đô bền vững.
Công an Hà Nội truy bắt các đối tượng trong vụ cô gái trẻ bị bắn tử vong tại quận Long Biên

Công an Hà Nội truy bắt các đối tượng trong vụ cô gái trẻ bị bắn tử vong tại quận Long Biên

(LĐTĐ) Công an thành phố Hà Nội đang khẩn trương điều tra, truy bắt các đối tượng nổ súng làm một cô gái trẻ tử vong tại quận Long Biên.

Tin khác

Phấn đấu 100% người dân Thủ đô biết, cài đặt, tạo tài khoản cá nhân trên ứng dụng iHaNoi

Phấn đấu 100% người dân Thủ đô biết, cài đặt, tạo tài khoản cá nhân trên ứng dụng iHaNoi

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hà Nội vừa có Công điện về việc Tăng cường phương thức tương tác trực tuyến trên môi trường số giữa công dân, doanh nghiệp với chính quyền các cấp qua nền tảng "Công dân Thủ đô số" - iHaNoi.
Cơ hội để Hà Nội ban hành cơ chế đặc thù thúc đẩy bảo tồn và phát triển làng nghề

Cơ hội để Hà Nội ban hành cơ chế đặc thù thúc đẩy bảo tồn và phát triển làng nghề

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, hiện nay Hà Nội đang tập trung triển khai thực hiện Luật Thủ đô sửa đổi. Đây là cơ hội để ban hành những cơ chế, chính sách đặc thù, đủ mạnh của Thành phố để thúc đẩy bảo tồn và phát triển làng nghề trên địa bàn Thủ đô bền vững.
Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở giúp Hà Nội không phát sinh “điểm nóng”

Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở giúp Hà Nội không phát sinh “điểm nóng”

(LĐTĐ) Các đơn vị, địa phương của Hà Nội đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo trong việc thực hành Quy chế dân chủ ở cơ sở, giúp nâng cao nhận thức của người dân về thực hiện dân chủ ở cơ sở; nhờ đó, trên địa bàn thành phố không phát sinh các “điểm nóng”, đặc biệt liên quan đến giải phóng mặt bằng, triển khai các dự án.
Hà Nội điều chỉnh đầu tư công và các dự án sử dụng vốn đầu tư công

Hà Nội điều chỉnh đầu tư công và các dự án sử dụng vốn đầu tư công

(LĐTĐ) Sáng 4/7, tiếp tục chương trình Kỳ họp lần thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công cấp Thành phố năm 2024 và định hướng Kế hoạch đầu tư công năm 2025 của thành phố Hà Nội; cập nhật, điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021 - 2025 cấp Thành phố.
Thông qua kết quả giám sát về trách nhiệm thực thi công vụ

Thông qua kết quả giám sát về trách nhiệm thực thi công vụ

(LĐTĐ) Sáng 4/7, tại Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết kết quả giám sát của HĐND Thành phố về việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm trong thực thi công vụ của các cơ quan Nhà nước thuộc thành phố Hà Nội.
Triển khai các nhiệm vụ để Luật Thủ đô sớm đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả

Triển khai các nhiệm vụ để Luật Thủ đô sớm đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả

(LĐTĐ) Sáng 4/7, sau 3,5 ngày làm việc nghiêm túc, khẩn trương, khoa học, dân chủ và trách nhiệm cao, Kỳ họp thứ 17 Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI đã thành công tốt đẹp, hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra và tiến hành phiên họp bế mạc.
Ở đâu có dân, ở đó phải có phương án phòng cháy, chữa cháy

Ở đâu có dân, ở đó phải có phương án phòng cháy, chữa cháy

(LĐTĐ) Chỉ tiêu thành phố Hà Nội giao trong năm 2024 hoàn thành khắc phục ít nhất 70% các cơ sở không đảm bảo phòng cháy, chữa cháy (tương ứng với 2.086 cơ sở). Giám đốc Công an thành phố Hà Nội đánh giá, khả năng lớn trong năm 2024, các đơn vị sẽ không hoàn thành chỉ tiêu được giao.
Sẽ thay ngay cán bộ không đủ năng lực, thiếu tâm thế phục vụ nhân dân và doanh nghiệp

Sẽ thay ngay cán bộ không đủ năng lực, thiếu tâm thế phục vụ nhân dân và doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 24-CT/TU, UBND Thành phố sẽ xử lý thay thế ngay các trường hợp vi phạm, không đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ, đặc biệt là không có tinh thần thái độ, tâm thế phục vụ người dân, doanh nghiệp…
Khẩn trương, nghiêm túc thực hiện cam kết, lời hứa của cử tri và nhân dân

Khẩn trương, nghiêm túc thực hiện cam kết, lời hứa của cử tri và nhân dân

(LĐTĐ) Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn yêu cầu ngay sau phiên chất vấn, UBND Thành phố, các cấp, các ngành khẩn trương chỉ đạo, phân công rõ trách nhiệm, lộ trình, tiến độ khắc phục các tồn tại, hạn chế, thực hiện nghiêm túc các cam kết, lời hứa, đáp ứng sự kỳ vọng của cử tri và nhân dân.
Cải cách hành chính chỉ thực sự hiệu quả khi chúng ta “đo, đếm” được

Cải cách hành chính chỉ thực sự hiệu quả khi chúng ta “đo, đếm” được

(LĐTĐ) Theo Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải các vấn đề tồn tại trong cải cách hành chính, thực thi công vụ, có nhiều nguyên nhân. Trong đó, có nguyên nhân rất quan trọng là con người (kiến thức, năng lực, kỹ năng, thái độ, tinh thần khi làm việc). Ngoài thượng tôn pháp luật, mỗi cán bộ, công chức phải luôn lắng nghe, thấu hiểu, làm việc bằng cả trái tim. Phải đo, đếm được kết quả cụ thể trong cải cách hành chính.
Xem thêm
Phiên bản di động