Xuất khẩu nông sản: Cần đưa công nghệ truy xuất nguồn gốc vào từng khâu
Trong bối cảnh khách hàng ngày càng cần sự minh bạch đối với sản phẩm, hàng hóa và đặc biệt là nông sản, thì truy xuất nguồn gốc được xem như một giải pháp ưu việt, và một xu thế tất yếu cho hàng hóa Việt Nam. Truy xuất nguồn gốc cho phép người tiêu dùng có đầy đủ thông tin ngược dòng, từ sản phẩm cuối cùng về nơi sản xuất ban đầu, rà soát từng công đoạn trong chế biến và phân phối.
Sử dụng công nghệ thông tin và các thiết bị điện tử sẽ giúp cho việc cập nhật thông tin, quản lý dữ liệu và truy xuất nguồn gốc sản phẩm được thuận lợi. Doanh nghiệp sản xuất có thể đưa thông tin lên hệ thống từ những khâu đầu của chuỗi sản xuất cho đến khâu đóng gói sản phẩm. Bên cạnh việc minh bạch về nguồn gốc, để tìm cơ hội ở thị trường EU, doanh nghiệp cũng cần tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại và đáp ứng các tiêu chí về xuất xứ sản phẩm.
Tại Hội thảo “Đánh giá hai năm thực thi Hiệp định EVFTA tại Việt Nam từ góc nhìn doanh nghiệp”, tiến sĩ Lê Xuân Sang - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, nông sản Việt Nam phải có bước chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng, áp dụng phương thức trồng trọt theo các tiêu chuẩn như VietGAP, Global GAP.
Xuất xứ nông sản sẽ tạo niềm tin cho người tiêu dùng (ảnh minh họa: Bảo Thoa) |
Người nông dân hiện chưa am hiểu sâu về các kỹ thuật tiến bộ để nâng cao nâng suất và chất lượng sản phẩm, cũng như còn nhiều hạn chế trong việc tiếp cận với công nghệ trong việc xây dựng quy trình truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Vì vậy, cần phải liên kết giữa người nông dân với các doanh nghiệp, tập đoàn hoặc tập hợp thành mô hình hợp tác xã để dễ dàng áp dụng kỹ thuật công nghệ vào quá trình trồng trọt và thu hoạch. Các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất nông sản cần chú trọng đến việc xây dựng hệ thống bảo quản, chế biến sau thu hoạch, đặc biệt là chế biến sâu.
Cùng với đó, doanh nghiệp xuất khẩu nông sản cần tích cực tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại với sự tham gia của đối tác EU để tìm kiếm nguồn nguyên liệu cũng như bạn hàng mới, mở rộng chuỗi cung ứng nguyên liệu trong khu vực Hiệp định EVFTA. Chú trọng vào việc phát triển và khai thác các vùng trồng nguyên liệu trong nước, tăng cường khả năng chế biến sâu để có thể đáp ứng tiêu chí xuất xứ thuần tuý cũng như các quy định về xuất xứ hàng hoá của Hiệp định EVFTA.
Đối với xuất khẩu nông sản, nhà nước cần thúc đẩy phát triển các mối liên kết giữa người sản xuất - vận chuyển - chế biến - tiêu thụ; giữa doanh nghiệp cung ứng nguyên phụ liệu với doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cuối; giữa nhà nông - nhà nước - nhà khoa học - doanh nghiệp nông nghiệp.
Đẩy mạnh sản xuất nông sản theo hướng chất lượng cao bằng cách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, trong đó ưu tiên đầu tư đổi mới và nâng cao chất lượng máy móc, thiết bị, công nghệ sản xuất theo hướng sản xuất nông sản sạch, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế;
Hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp tranh thủ nhu cầu khi các nước EU cắt giảm sản xuất đối với một số mặt hàng công nghiệp nặng, hóa chất, phân bón, thép (nhiều nước hạn chế xuất khẩu lương thực để ổn định trong nước) để đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng này.
Do yêu cầu khắt khe cho các mặt hàng nhập khẩu của một số nước phát triển trên thế giới, và yêu cầu về hàng hóa được đảm bảo chất lượng, nguồn gốc xuất xứ của người tiêu dùng trong nước ngày càng cao, nên các doanh nghiệp, hàng hóa muốn tồn tại và phát triển trên thị trường bắt buộc phải quan tâm và áp dụng việc truy xuất nguồn gốc hàng hóa, từ đó nâng cao chất lượng và kỹ thuật để đáp ứng các tiêu chí của thị trường trong nước và thị trường quốc tế.
Việc truy xuất nguồn gốc diễn ra trên thế giới cũng như ở Việt Nam là xu thế tất yếu và cũng là những thách thức lớn cho các doanh nghiệp trong việc đổi mới, áp dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc và cải tiến chất lượng để cạnh tranh trong chính thị trường nội địa, và phát triển xuất khẩu sang thị trường thế giới.
Đối với xuất khẩu, việc rõ ràng nguồn gốc xuất xứ, ngoài cung cấp thông tin cho người tiêu dùng còn đảm bảo tính cam kết về sự minh bạch cũng như chịu trách nhiệm về thông tin của nhà sản xuất công bố trên nội dung mã truy xuất nguồn gốc. Các thông tin về truy xuất hàng hóa sẽ giúp xóa đi mặc cảm của người tiêu dùng trong nước và quốc tế về dòng sản phẩm Việt Nam có chất lượng chưa cao, hay chưa tiếp cận các tiêu chuẩn quốc tế.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới
Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ phục vụ dịp Tết Ất Tỵ 2025
Vạn Phúc City mở ra cơ hội sở hữu những căn biệt thự, nhà phố “cuối cùng”
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Tin khác
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm
Thị trường 22/11/2024 07:16
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do
Thị trường 22/11/2024 06:34
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"
Thị trường 22/11/2024 06:08
Tỷ giá USD hôm nay 21/11: Giá USD trên thị trường tự do vẫn tiếp đà tăng
Thị trường 21/11/2024 07:02
Giá vàng hôm nay 21/11: Giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce
Thị trường 21/11/2024 07:01
Giá xăng dầu hôm nay (21/11): Giá dầu thế giới quay đầu giảm
Thị trường 21/11/2024 06:27
Giá xăng dầu hôm nay (20/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng
Thị trường 20/11/2024 07:08
Tỷ giá USD hôm nay 20/11: Giao dịch giữ mức 25.507 đồng/USD
Thị trường 20/11/2024 07:05
Giá vàng hôm nay (20/11): Tăng không ngừng
Thị trường 20/11/2024 06:18
Giá xăng dầu hôm nay (19/11): Giá dầu thế giới quay đầu bật tăng
Thị trường 19/11/2024 08:48