Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động vượt qua đại dịch Covid-19
Tham luận tại Hội nghị, ông Dương Văn Hào cho biết, nằm trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam có diện tích 331.699 km2 với số dân trên 96 triệu người, trong đó lực lượng trong độ tuổi lao động là 49,34 triệu người; GDP bình quân đầu người trên 2.700 USD/người. Số người tham gia bảo hiểm xã hội hiện 15,89 triệu người chiếm 32,2% lực lượng lao động; số người tham gia bảo hiểm y tế là 87,05 triệu người, đạt tỷ lệ bao phủ 90,1% dân số.
Các đại biểu tham dự Hội nghị trực tuyến Ban Chấp hành Hiệp hội An sinh xã hội ASEAN lần thứ 37 theo hình thức trực tuyến tại điểm cầu Việt Nam |
Là cơ quan trực thuộc Chính phủ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam có chức năng tổ chức thực hiện chính sách là thu, quản lý quỹ và chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Thực hiện 7/9 nội dung về an sinh xã hội, bao gồm: Chế độ ốm đau; Chế độ thai sản; Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Chế độ hưu trí; Chế độ tử tuất; Chế độ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế; Trợ cấp thất nghiệp.
Trước những ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng của đại dịch Covid-19 đến kinh tế - xã hội, đặc biệt gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thực hiện an sinh xã hội nói chung, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp nói riêng, ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã tích cực triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.
Ông Hào cho biết: Ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 khiến tăng số nợ bảo hiểm xã hội do hoạt động sản xuất kinh doanh khó khăn; giảm lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp do lao động mất việc làm; số doanh nghiệp thành lập mới không tăng... Điều này gây áp lực đến mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện do phải thực hiện giãn cách xã hội, khó khăn trong công tác tuyên truyền vận động…
Bằng chứng là nếu như tháng 12/2019 số người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là 15.200.000 người; thì tháng 5/2020 con số này chỉ còn 14.404.000 người, giảm 796 nghìn người; số nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tăng lên trên 5% so với kế hoạch thu vào tháng 4/2020. Điểm sáng duy nhất là bảo hiểm xã hội tự nguyện đến tháng 5/2020 có tăng trưởng 26.730 người tham gia.
Nếu như tháng 4/2020, có 538 doanh nghiệp, đơn vị, tạm dừng đóng quỹ hưu trí và tử tuất với 54.873 lao động với số tiền là 221 tỷ đồng thì đến tháng 5/2020, có 1.158 doanh nghiệp, đơn vị, tạm dừng đóng quỹ hưu trí và tử tuất với 105.929 lao động với số tiền là 391 tỷ đồng; xác nhận danh sách lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ không lương là 79.936 lao động; số người lao động ngừng việc là 111 người; lũy kế đến tháng 11/2020 có 634 doanh nghiệp, đơn vị, tạm dừng đóng quỹ hưu trí và tử tuất với 74.339 lao động với số tiền là 325 tỷ đồng; xác nhận danh sách người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ không lương là 168.163 lao động; số người lao động ngừng việc là 585 người.
Đại diện cho Việt Nam, ông Dương Văn Hào - Trưởng ban Quản lý Thu-Sổ, thẻ Bảo hiểm xã hội Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm đảm bảo an sinh xã hội cho người dân và doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch Covid-19 |
Trước thực tế trên, bám sát tình hình, chỉ đạo của Chính phủ, ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã nghiêm túc chấp hành, chủ động, kịp thời tổ chức thực hiện theo đúng tinh thần, chủ trương, chính sách, chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch. Báo cáo kịp thời, thường xuyên tình hình và tham gia với Chính phủ, các Bộ ngành về tình hình triển khai thực hiện nhiệm vụ và đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ổn định cuộc sống người lao động, đảm bảo an sinh xã hội; xây dựng các kịch bản, theo dõi sát tình hình thực tiễn để có các giải pháp phù hợp.
Ngành đã tập trung phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình. Theo dõi thường xuyên tình hình các đơn vị, triển khai các hỗ trợ cần thiết; hướng dẫn doanh nghiệp đăng ký đóng bảo hiểm xã hội kịp thời khi người lao động quay trở lại làm việc…
Bên cạnh đó, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục hành chính, giao dịch điện tử; duy trì đôn đốc, hướng dẫn, thông báo, thông tin đến đơn vị, doanh nghiệp, người tham gia; tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tự nguyện qua phương tiện truyền thông điện tử, ứng dụng mạng xã hội (Zalo, facebook)…
Kết quả, tính đến hết ngày 30/11/2020, số người tham gia bảo hiểm xã hội khoảng 15,886 triệu người, đạt tỷ lệ 32,3% so với lực lượng lao động trong độ tuổi; trong đó: Bảo hiểm xã hội bắt buộc là 14,940 triệu người; bảo hiểm xã hội tự nguyện là trên 970 nghìn người (tăng 418 nghìn người so với năm 2019); số người tham gia bảo hiểm y tế là 86.888 nghìn người, đạt tỷ lệ bao phủ 90,1% dân số.
Tính đến tháng 11/2020, toàn quốc đã giải quyết cho trên 716.000 người hưởng bảo hiểm xã hội một lần; trên 6.664.000 lượt hưởng chế độ ốm đau; trên 1.662.000 lượt hưởng chế độ thai sản. Trong 4 tháng đầu năm 2020, giai đoạn Việt Nam công bố dịch trên cả nước, có giai đoạn phải thực hiện giãn cách xã hội toàn quốc, Quỹ bảo hiểm y tế vẫn đảm bảo đã chi trả cho 45 triệu lượt khám chữa bệnh, bằng khoảng 80% số lượt khám chữa bệnh của 4 tháng đầu năm 2019. Trong 11 tháng của năm 2020, quỹ bảo hiểm y tế cũng đã đảm bảo chi trả chi phí khám chữa bệnh cho hơn 151 triệu lượt khám chữa bệnh của người tham gia bảo hiểm y tế, bằng 90% so với cùng kì của năm 2019.
"Đồng hành với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành địa phương, các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã tích cực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và thiên tai, bão lũ. Thời gian tới, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tiếp tục tích cực phối hợp và hỗ trợ tốt nhất để thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đến với cộng đồng doanh nghiệp và người dân", ông Dương Văn Hào cho biết.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Dự kiến mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2025
Chính sách 02/11/2024 06:22
Đề xuất hai mức quà tặng người có công dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
Chính sách 27/10/2024 12:56
Chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo thông qua hệ thống chức danh
Chính sách 25/10/2024 12:14
Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Thủ đô
Chính sách 23/10/2024 07:05
Hướng dẫn phụ huynh tra cứu thời hạn thẻ BHYT và đăng ký tài khoản VssID cho con
Chính sách 19/10/2024 22:52
Người lao động đi làm ngày lễ, Tết được hưởng ít nhất 300% lương
Chính sách 19/10/2024 18:59
Điều chỉnh cách tính lương hưu của khu vực Nhà nước
Chính sách 13/10/2024 06:59
Năm 2025, cách tính tuổi nghỉ hưu và tỷ lệ hưởng lương hưu có nhiều thay đổi
Chính sách 12/10/2024 19:24
Mở rộng quyền lợi người tham gia bảo hiểm y tế
Chính sách 03/10/2024 10:52
Lương của nhà giáo sẽ được ưu tiên xếp cao nhất
Chính sách 01/10/2024 09:57