HĐND TP Hà Nội giám sát việc chấp hành pháp luật pháp của cơ quan, đơn vị

Việc chấp hành phải đi vào nề nếp

Ban Pháp chế HĐND thành phố Hà Nội (TP) vừa tiến hành giám sát việc chấp hành pháp luật về một số lĩnh vực trong hoạt động bổ trợ tư pháp của cơ quan, đơn vị trên địa bàn TP Hà Nội. Kết quả giám sát cho thấy, công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật thường xuyên được quan tâm; nội dung hình thức phổ biến phong phú, phù hợp với từng đối tượng, có trọng tâm trọng điểm. Tuy nhiên Ban Pháp chế HĐND TP cũng chỉ rõ một số hạn chế như việc triển khai phổ biến, giáo dục pháp luật ở một số nơi còn mang tính hình thức, chưa thực sự sâu rộng đến người dân; một số hình thức tuyên truyền không còn phù hợp với thực tế…
viec chap hanh phai di vao ne nep Kiến nghị nhiều vấn đề bức xúc
viec chap hanh phai di vao ne nep Mỗi điển hình tiên tiến là hạt nhân nòng cốt, góp phần xây dựng Thủ đô

Văn bản pháp luật mới được phổ biến kịp thời

Theo Trưởng ban Pháp chế HĐND TP Nguyễn Hoài Nam, Ban Pháp chế thực hiện giám sát qua báo cáo của UBND quận, huyện, thị xã và các Sở Tư pháp, Công an Thành phố, Sở Y tế, Sở Tài chính; trong đó giám sát trực tiếp tại 3 quận, huyện: Long Biên, Ứng Hòa, Sóc Sơn, Sở Tư pháp và tại 2 đơn vị trực thuộc Sở là Phòng Kỹ thuật hình sự, Trung tâm Pháp y Hà Nội.

Qua giám sát cho thấy, hoạt động bổ trợ tư pháp là căn cứ quan trọng giúp các cơ quan điều tra, kiểm sát, xét xử, thi hành án thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình trong thiết lập, củng cố hồ sơ, chứng cứ được thuận lợi, nhanh chóng và chính xác; đồng thời cung cấp dịch vụ pháp lý giúp các cá nhân, tổ chức thực hiện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.

viec chap hanh phai di vao ne nep
Ban Pháp chế HĐND TP giám sát việc chấp hành pháp luật về một số lĩnh vực trong hoạt động bổ trợ tư pháp tại huyện Ứng Hòa.

Năm 2016 và 2017 công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn TP Hà Nội thường xuyên được quan tâm, tập trung triển khai thực hiện đạt được những kết quả nhất định. Nội dung và hình thức phổ biến đa dạng, phong phú, ngày càng thiết thực, hiệu quả, phù hợp với từng đối tượng, có trọng tâm, trọng điểm; đổi mới kết hợp giữa tuyên truyền tìm hiểu kiến thức pháp luật với kiến thức kỹ năng sống.

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của TP đã phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của TP; phổ biến kịp thời các văn bản pháp luật mới có hiệu lực, trong đó chú trọng một số Luật liên quan đến hoạt động bổ trợ tư pháp. Đội ngũ báo cáo viên pháp luật TP và quận, huyện; tuyên truyền viên pháp luật xã, phường, thị trấn thường xuyên được củng cố, kiện toàn, hàng năm tổ chức lớp tập huấn các văn bản pháp luật mới giúp nâng cao kiến thức pháp luật. Một số đơn vị làm tốt công tác hòa giải, tỷ lệ hòa giải thành cao như: ba Đình đạt 93%, Long Biên đạt 92,5%, Cầu Giấy đạt 89,2%...

Cùng với đó công tác phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong công tác định giá tài sản được thực hiện chặt chẽ, thống nhất; kịp thời trao đổi khi có vướng mắc hoặc cần thiết bổ sung hồ sơ, tài liệu trong quá trình định giá tài sản. Vì vậy, số vụ việc yêu cầu định giá lại thuộc thẩm quyền cấp TP tỷ lệ thấp; các kết luận định giá tài sản đảm bảo khách quan, trung thực và chính xác, góp phần đẩy nhanh quá trình giải quyết vụ án của các cơ quan tiến hành tố tụng.

Cũng trong hai năm (2016, 2017) các tổ chức giám định tư pháp công lập trên địa bàn TP đã tiếp nhận và tổ chức giám định 26.778 vụ việc, trong đó Phòng Kỹ thuật hình sự thuộc Công an TP thực hiện 14.607 vụ; Trung tâm Pháp y thuộc Sở Y tế thực hiện 11.277 vụ. Quá trình tiếp nhận và tổ chức giám định đảm bảo thực hiện đúng các quy định của pháp luật; các kết luận giám định cơ bản đảm bảo chính xác, khách quan, trả lời đầy đủ, rõ ràng những nội dung theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng; thời gian giám định được đảm bảo phục vụ kịp thời, hiệu quả theo yêu cầu của công tác điều tra, truy tố và xét xử tội phạm.

Công tác phối hợp giữa các cơ quan giám định với cơ quan điều tra và các cơ quan tiến hành tố tụng đảm bảo thống nhất, kịp thời; qua giám định các vụ án liên quan đến ma túy, tiền giả hoặc những vụ việc có tính chất phức tạp giúp cơ quan điều tra có căn cứ ra lệnh bắt, khám xét, nhanh chóng làm rõ vụ án.

Hình thức tuyên truyền, giáo dục pháp luật còn chậm đổi mới

Bên cạnh kết quả đạt được, Ban Pháp chế cũng đã chỉ rõ các tồn tại, hạn chế như: Việc triển khai phổ biến, giáo dục pháp luật ở một số nơi còn mang tính hình thức, chưa thực sự sâu rộng đến người dân, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa trung tâm; một số hình thức tuyên truyền không còn phù hợp với thực tế.

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của TP đã phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của TP; phổ biến kịp thời các văn bản pháp luật mới có hiệu lực, trong đó chú trọng một số Luật liên quan đến hoạt động bổ trợ tư pháp. Đội ngũ báo cáo viên pháp luật TP và quận, huyện; tuyên truyền viên pháp luật xã, phường, thị trấn thường xuyên được củng cố, kiện toàn, hàng năm tổ chức lớp tập huấn các văn bản pháp luật mới giúp nâng cao kiến thức pháp luật. Một số đơn vị làm tốt công tác hòa giải, tỷ lệ hòa giải thành cao như: Ba Đình đạt 93%, Long Biên đạt 92,5%, Cầu Giấy đạt 89,2%...

Cùng với đó chất lượng nhiều tuyên truyền viên pháp luật tại cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu, năng lực và kỹ năng truyền đạt còn hạn chế, thiếu sáng tạo và đổi mới nên hiệu quả tuyên truyền, phổ biến pháp luật chưa cao; việc tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật trong khung giờ vàng trên báo, đài còn hạn chế. Việc luân chuyển đầu sách, khai thác, sử dụng tủ sách pháp luật ở một số nơi chưa có hiệu quả; việc thay thế tủ sách pháp luật bằng việc sử dụng tủ sách điện tử còn lúng túng trong việc tổ chức triển khai tại địa phương.

Một số lĩnh vực giám định còn gặp khó khăn do Phòng Kỹ thuật hình sự của Công an TP không có chức năng, đơn vị phải đi giám định ở nơi khác như: Trong lĩnh vực xây dựng, thuế, tài chính, cháy nổ, thuốc tân dược. Ngoài ra còn chưa có đủ các phương tiện kỹ thuật như: Dấu vết va chạm gây tai nạn giao thông, giám định tài liệu, giám định hóa chất cấm trong vệ sinh an toàn thực phẩm.

Về nguyên nhân tồn tại và khó khăn, ông Nguyễn Hoài Nam – Trưởng Ban Pháp chế cho rằng, cấp ủy, chính quyền một số địa phương chưa nhận thức đầy đủ về vị trí vai trò, tầm quan trọng của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nên chưa quan tâm tạo điều kiện đúng mực cho công tác này. Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm nên chưa dành nhiều thời gian cho công tác này dẫn đến phân công trách nhiệm không rõ ràng; chậm đổi mới các hình thức cho phù hợp với thực tiễn của địa phương.

Một trong những khó khăn tồn tại nữa theo ông Nguyễn Hoài Nam chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể đối với quy định tại Khoản 1, Điều 6 Nghị định số 26/2005/NĐ-CP quy định về thành phần Hội đồng định giá tài sản; chưa có văn bản hướng dẫn về tính giá trị khấu hao tài sản, các tác phẩm tài sản có giá trị văn hóa, cây cảnh (bonsai), cổ vật; công trình xây dựng: Đình, Đền, Chùa…Một số lĩnh vực phải thuê đơn vị tư vấn xác định giá trị như trong lĩnh vực công trình xây dựng, các tài sản có gía trị văn hóa rất khó khăn do không có đơn vị nhận tư vấn làm chậm trễ quá trình giải quyết vụ án…

Từ các tồn tại, hạn chế như trên, bên cạnh chỉ rõ các nguyên nhân khách quan, chủ quan, Ban Pháp chế cũng kiến nghị với cơ quan Trung ương, UBND Thành phố, các cơ quan chấp hành pháp luật một số biện pháp về một số lĩnh vực trong hoạt động bổ trợ tư pháp của cơ quan, đơn vị trên địa bàn TP Hà Nội đạt hiệu quả. Trong đó riêng đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, Ban Pháp chế kiến nghị TP tăng cường chỉ đạo các sơ, ban ngành, UBND các quận, huyện, thị xã triển khai thực hiện tốt các chương trình kế hoạch, đề án về phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn TP. Nâng cao chất lượng của Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó phân công rõ trách nhiệm của từng thành viên. Tăng cường mở các hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

TP cũng cần chỉ đạo UBND các quận, huyện, thị xã nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, chú trọng nội dung và hình thức tuyên truyền, đa dạng, hiệu quả, tuyên truyền sâu, rộng phù hợp với từng loại hình đối tượng; quan tâm bố trí kinh phí, cùng cố, kiện toàn Tổ hòa giải cơ sở, chất lượng tuyên truyền viên; mở rộng xã hội hóa, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đáp ứng tốt nhu cầu tìm hiểu pháp luật của người dân…

Trần Vũ

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

10 trường học tại quận Ba Đình đồng loạt triển khai “Cổng trường an toàn giao thông”

10 trường học tại quận Ba Đình đồng loạt triển khai “Cổng trường an toàn giao thông”

(LĐTĐ) Sáng 24/4, UBND quận Ba Đình, Công an quận Ba Đình, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) đồng loạt triển khai mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” tại 10 điểm trường tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn quận.
Quận Bắc Từ Liêm phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024

Quận Bắc Từ Liêm phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 24/4, Ủy ban nhân dân (UBND) và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm phối hợp tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024.
Giải bóng đá Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX - năm 2024: Đội nào sẽ lên ngôi vô địch?

Giải bóng đá Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX - năm 2024: Đội nào sẽ lên ngôi vô địch?

(LĐTĐ) Sáng 24/4, trên sân vận động Tây Hồ đã diễn ra vòng bán kết Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX - năm 2024.
Giá xăng có thể sẽ giảm vào ngày mai, 25/4

Giá xăng có thể sẽ giảm vào ngày mai, 25/4

(LĐTĐ) Nhiều ý kiến dự báo giá xăng trong nước tại kỳ điều hành ngày mai 25/4 có thể giảm theo xu hướng trên thế giới.
Nhiều hoạt động thiết thực trong Tháng Công nhân năm 2024 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Nhiều hoạt động thiết thực trong Tháng Công nhân năm 2024 tại Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Tháng Công nhân lần thứ 16 - năm 2024 sẽ được Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố Hồ Chí Minh triển khai với nhiều hoạt động thiết thực.
Quận Cầu Giấy: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2024

Quận Cầu Giấy: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Tại Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024, Liên đoàn Lao động quận Cầu Giấy đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa như ký kết chương trình "Phúc lợi đoàn viên công đoàn", khám sức khỏe miễn phí và tặng quà cho đoàn viên vượt khó, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Càng số hóa mạnh mẽ, càng tăng cường công khai, minh bạch

Càng số hóa mạnh mẽ, càng tăng cường công khai, minh bạch

(LĐTĐ) Thủ tướng đề nghị các Bộ trưởng, trưởng ngành, Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp phải quyết tâm cao hơn, chỉ đạo quyết liệt trong triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia, chú trọng "3 tăng cường" và "5 đẩy mạnh".

Tin khác

Quận Ba Đình giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ

Quận Ba Đình giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ

(LĐTĐ) Chiều 23/4, Đoàn giám sát số 2 của Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội do Phó Chủ tịch HĐND Thành phố Phạm Quí Tiên làm trưởng đoàn đã làm việc với quận Ba Đình về việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm trong thực thi công vụ của các cơ quan nhà nước tại thành phố Hà Nội.
Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri thị xã Sơn Tây trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri thị xã Sơn Tây trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/4, tại hội trường Ủy ban nhân dân (UBND) xã Đường Lâm, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, đơn vị bầu cử số 7 đã tiếp xúc với hơn 100 cử tri thị xã Sơn Tây trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Cùng dự hội nghị có lãnh đạo một số sở, ngành Thành phố; lãnh đạo Thị xã.
Chi tiết 6 điểm bắn pháo hoa dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Chi tiết 6 điểm bắn pháo hoa dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Hà Nội sẽ bắn pháo hoa tại 6 điểm với 7 trận địa. Trong đó có điểm trước Bưu điện Hà Nội, vườn hoa Lạc Long Quân, công viên Thống Nhất...
Tập trung tháo gỡ khó khăn, không để dàn trải các công trình, dự án

Tập trung tháo gỡ khó khăn, không để dàn trải các công trình, dự án

(LĐTĐ) Sáng 23/4, Ban Chỉ đạo triển khai đầu tư, cải tạo trường học công lập đạt chuẩn quốc gia, nâng cấp hệ thống y tế và tu bổ, tôn tạo di tích trong giai đoạn 2022-2025 và các năm tiếp theo của thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị giao ban kiểm đếm công việc từ đầu năm 2024 đến nay và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm của Ban Chỉ đạo từ nay đến hết năm 2024.
HĐND các cấp đổi mới phương thức giám sát theo hướng đi sâu, đi sát đến tận cơ sở

HĐND các cấp đổi mới phương thức giám sát theo hướng đi sâu, đi sát đến tận cơ sở

(LĐTĐ) Trong thời gian qua, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố và các quận, huyện, thị xã có cách làm rất hay, sát thực tiễn, trong đó chú trọng thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa các cơ quan. Trong đó, phương thức giám sát tiếp tục được đổi mới theo hướng đi sâu vào những nội dung cụ thể, đi sát đến tận cơ sở.
Chọn quận Ba Đình và 3 khu chung cư cũ ưu tiên triển khai đợt 1

Chọn quận Ba Đình và 3 khu chung cư cũ ưu tiên triển khai đợt 1

(LĐTĐ) Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng yêu cầu, chọn quận Ba Đình và 3 khu chung cư cũ ưu tiên triển khai đợt 1 để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện, tạo bước đột phá trong triển khai Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn Thành phố.
Huyện Hoài Đức chủ động xây dựng phương án sắp xếp đơn vị hành chính, tạo đà lên quận

Huyện Hoài Đức chủ động xây dựng phương án sắp xếp đơn vị hành chính, tạo đà lên quận

(LĐTĐ) Nhằm chuẩn bị lên quận, bên cạnh việc đẩy mạnh hoàn thành các tiêu chí, huyện Hoài Đức đã chủ động xây dựng các kế hoạch, phương án sắp xếp các đơn vị hành chính theo đề án lên quận.
Huyện Phúc Thọ giải quyết kịp thời kiến nghị, đề xuất của nhân dân trong công tác quản lý đất đai

Huyện Phúc Thọ giải quyết kịp thời kiến nghị, đề xuất của nhân dân trong công tác quản lý đất đai

(LĐTĐ) Sáng 12/4, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn, Trưởng đoàn giám sát số 02 của Ban Thường vụ Thành ủy tiếp tục chủ trì giám sát việc thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TU ngày 2/3/2022 của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo trong công tác quản lý đất đai và quản lý, khai thác khoáng sản tại huyện Phúc Thọ.
Cần có quy định riêng về điều kiện xe chở trẻ em đến trường

Cần có quy định riêng về điều kiện xe chở trẻ em đến trường

(LĐTĐ) Sáng 11/4, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị góp ý vào Dự thảo Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Phạm Thị Thanh Mai chủ trì hội nghị. Tại Hội nghị nhiều đại biểu đề xuất cần có quy định riêng về điều kiện xe chở trẻ em đến trường.
Huyện Mê Linh đề xuất làm đường ven đê sông Hồng

Huyện Mê Linh đề xuất làm đường ven đê sông Hồng

(LĐTĐ) Để thực hiện tốt công tác quản lý đất đai vùng bãi sông Hồng, huyện Mê Linh kiến nghị Thành phố xây dựng và ban hành đề án thăm dò mỏ khoáng sản toàn bộ vùng đất bãi để định hướng quy hoạch phù hợp với phát triển du lịch; xây dựng quy chế phối hợp mới trong quản lý khoáng sản ở khu vực giáp ranh giữa các địa phương; đầu tư hạ tầng thiết yếu để thu hút đầu tư như tuyến mặt đê và đường gom 2 bên chân đê sông Hồng.
Xem thêm
Phiên bản di động