Vỉa hè và vấn đề xử lý hài hòa lợi ích

(LĐTĐ) Là một phần quan trọng trong cấu trúc không gian đô thị, vỉa hè có chức năng phục vụ chủ yếu cho người đi bộ và kết hợp là nơi bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị. Ở góc độ khác, vỉa hè cũng là nơi “sinh kế” của hàng triệu lao động Thủ đô, vì thế từ nhiều năm qua, bài toán quản lý vỉa hè vẫn loay hoay chưa tìm được lời giải thỏa đáng. Và giờ đây, cơ quan chức năng của Thủ đô đang tính đến phương án “cho thuê vỉa hè”.
Nâng cao chất lượng cải tạo và quản lý vỉa hè Lập đề án quản lý vỉa hè, đảm bảo hài hòa an ninh trật tự với phát triển kinh tế

Thay đổi cách tiếp cận

Từ năm 1995, khi lập quy hoạch khu phố cổ và năm 1999, thời điểm xây dựng quy chế tạm thời về quản lý bảo tồn và phát huy giá trị khu phố cổ, thành phố Hà Nội đã đặt vấn đề khai thác vỉa hè nhằm phát huy tối đa giá trị. Tới năm 2014, Hà Nội bắt đầu thực hiện“Năm trật tự văn minh đô thị”, từ đó đến nay vỉa hè Hà Nội liên tục được đặt trong các cao điểm lập lại trật tự. Tuy nhiên, cũng từng đó năm, vẫn chưa có một giải pháp cụ thể nào được đưa ra để xử lý dứt điểm bài toán trật tự đô thị.

Vỉa hè và vấn đề xử lý hài hòa lợi ích
Việc tuân thủ pháp luật sẽ góp phần khắc phục tình trạng lộn xộn, nhếch nhác ở vỉa hè Hà Nội. Ảnh: Minh Phương.

Thống kê 10 năm qua cho thấy, Hà Nội đã 5 lần phát động chiến dịch “giành lại vỉa hè cho người đi bộ” và cả 5 lần đó, lực lượng chức năng đều ra quân tuyên truyền, nhắc nhở, cảnh cáo, xử phạt, rồi rầm rộ tháo dỡ hàng quán lấn chiếm vỉa hè… nhưng chiến dịch vừa xong thì đâu lại vào đấy. Vỉa hè tiếp tục bị lấn chiếm, người đi bộ không có chỗ đi, hàng rong, giữ xe, quán xá đua nhau mọc lên chiếm dụng vỉa hè tạo nên bức tranh nhếch nhác cho các đô thị.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chính là tâm lý coi “vỉa hè là của mình” của một bộ phận người dân hằng ngày vẫn mưu sinh nơi hè phố. Với một số người dân, hàng quán vỉa hè không chỉ thuận tiện mà quan trọng hơn là không mất hoặc mất rất ít phí thuê mặt bằng. Những lợi ích này đã đẩy vỉa hè vào cuộc chiến “giằng co” giữa các bên liên quan. Chúng ta chưa có một nghiên cứu cụ thể nào về đóng góp của kinh tế vỉa hè, nhưng vào năm 2017, một báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy, hoạt động kinh doanh của các hộ cá thể trên vỉa hè chiếm 11-13% GDP. Vì thế, bên cạnh việc ra quân lập lại trật tự, đề xuất thí điểm cho thuê vỉa hè cũng đã được triển khai thí điểm từ năm 2022, đơn cử như một phần vỉa hè phố Lý Thường Kiệt, Hà Nội hiện đang được cho thuê với mức giá 45.000 đồng/m2/tháng.

Theo KTS. Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội, vỉa hè cần được quản lý chặt chẽ bởi chúng gắn với kiến trúc không gian hai bên, là đặc thù của từng tuyến phố, từng đô thị. “Trước hết cần phải hiểu vỉa hè là không gian dành cho người đi bộ nhưng nó cũng là không gian chuyển tiếp từ giao thông công cộng sang nhà dân, ở Hà Nội vỉa hè còn là không gian cảnh quan với nhiều cây xanh mang đặc thù của Hà Nội. Bên cạnh đó, vỉa hè còn là nơi lắp đặt nhiều hệ thống hạ tầng kỹ thuật gồm điện, nước, cáp viễn thông…”, KTS Đào Ngọc Nghiêm nhấn mạnh.

Cũng theo ông Nghiêm, Luật Đất đai (sửa đổi) có rất nhiều quy định về quyền của người sử dụng đất, trong đó có đất công cộng, đất vỉa hè và đất của những người là chủ sở hữu các ngôi nhà liền kề vỉa hè. Vì vậy, cho thuê lòng đường, hè phố là một giải pháp đề xuất nhưng cần phải nghiên cứu những quy định của Luật Đất đai (sửa đổi). “Hà Nội đã thí điểm đề án trên ở một số nơi tại quận Hoàn Kiếm, tiêu biểu là phố Lý Thường Kiệt. Cơ quan triển khai đề án cần thực hiện theo ý dân chứ không được tự quyết. Bởi đề án cho thuê lòng đường, hè phố có thể giúp khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên về đất đai, tăng thêm nguồn thu. Tuy nhiên, điểm bất lợi đó là không chỉ ảnh hưởng đến đời sống của người dân ở từng khu vực mà còn tăng thêm áp lực về mặt giao thông”, KTS Đào Ngọc Nghiêm chia sẻ.

Lợi ích đi kèm thách thức

Là một Thành phố đang trên đà hội nhập và phát triển, việc để xảy ra những “lộn xộn” xung quanh câu chuyện quản lý đô thị là điều đáng tiếc nói chung của thành phố Hà Nội. Chính vì vậy, trong nhiều năm qua, Thành phố đã nỗ lực đẩy mạnh công tác tuyên truyền về những vấn đề liên quan; Luật Thủ đô có quy định nghiêm cấm lấn chiếm, sử dụng vỉa hè, lòng đường trái quy định. Điều 4 trong Quy tắc ứng xử nơi công cộng cũng quy định 3 điều nên làm và 4 điều không nên làm để giữ gìn không gian vỉa hè nơi đô thị. Trong Chương trình số 03-CTr/TU về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025” nhiều vấn đề cũng đã được đưa ra nhằm bảo đảm tính bền vững của quá trình đô thị hóa, giải quyết những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển đô thị… và giờ đây, Thành phố cũng đang nghiên cứu thí điểm mở rộng đề án cho thuê vỉa hè.

Theo dự kiến, một số tuyến phố trên 5 mét, sau khi chừa lại 1,5 mét cho người đi bộ, sẽ được thí điểm để cho thuê. Thành phố Hà Nội sẽ nghiên cứu mô hình các nước để đưa ra nhiều giải pháp khác nhau, kể cả giải pháp cho thuê thu phí theo giờ. Tuy nhiên, một số người dân lại không đồng tình. Các ý kiến lo ngại cho rằng vỉa hè theo luật, theo đúng chức năng là dành cho người đi bộ. Việc cho thuê vỉa hè sẽ gây ra nhiều vấn đề khác như gây ô nhiễm, tắc nghẽn giao thông và ảnh hưởng đến mĩ quan đô thị… Những quan ngại này là có cơ sở khi tình trạng lấn chiếm, sử dụng vỉa hè sai mục đích, sai công năng diễn ra tràn lan ở hầu khắp tuyến đường, ngõ phố khiến chính quyền cơ sở rất vất vả trong xử lý do lực lượng nhân sự mỏng. Tuy nhiên, đây cũng chính là những lý do để tin tưởng đề án “cho thuê vỉa hè” sẽ thu được kết quả nhất định.

Trước hết, việc cho thuê vỉa hè sẽ gắn được trách nhiệm của người sử dụng vỉa hè. Họ, những người sử dụng vỉa hè sẽ được “tạo điều kiện” để kinh doanh nhưng họ cũng sẽ phải có trách nhiệm giữ gìn trật tự đô thị. Thứ hai, việc cho thuê vỉa hè sẽ đóng góp một phần vào ngân sách chung của Thành phố, từ đó tạo thêm nguồn lực cho công tác chỉnh trang đô thị.

Nhiều ý kiến cho rằng, để hiện thực hóa được quan điểm này, chắc chắn cần có thời gian để nghiên cứu, thống kê tình trạng, đặc điểm các vỉa hè của từng tuyến phố. Bởi vỉa hè của Hà Nội có điểm khác biệt là không nơi nào giống nơi nào. Có những tuyến phố vỉa hè rất rộng, thoáng, nhưng có những tuyến phố vỉa hè rất nhỏ, hẹp. Vì vậy, chính quyền địa phương cần thống kê chi tiết, đầy đủ tình trạng mỗi tuyến đường để lên danh sách các tuyến phố có vỉa hè đủ điều kiện cho thuê. Cùng trong các quận nội đô nhưng vỉa hè mỗi tuyến đường, phố lại có mức độ sầm uất khác nhau, do đó mức giá cho thuê cũng cần tính toán cho phù hợp. Ngoài ra, việc quản lý và giám sát việc cho thuê vỉa hè để kinh doanh cũng đòi hỏi chính quyền phải có giải pháp phù hợp và chặt chẽ bởi điều quan trọng nhất, vỉa hè cho thuê nhưng không làm cản trở người bộ hành, nếu người bộ hành phải xuống lòng đường, coi như chính sách thất bại.

Tại hội nghị giao ban của thành phố mới đây, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã yêu cầu các đơn vị liên quan nghiên cứu phương án cho thuê, thu phí vỉa hè theo giờ và bố trí điểm đỗ xe trên lòng đường ở những điểm phù hợp. Dư luận đang trông đợi cơ quan quản lý sớm nghiên cứu, đưa ra giải pháp tổng thể, toàn diện và lâu dài để quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường theo hướng công khai, minh bạch.

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tủ sách Công đoàn góp phần nâng cao đời sống văn hóa cho công nhân lao động

Tủ sách Công đoàn góp phần nâng cao đời sống văn hóa cho công nhân lao động

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm đã tổ chức lễ ra mắt Tủ sách Công đoàn tại Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Hà Nội.
Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

(LĐTĐ) Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia 1400, Nền tảng thiện nguyện MB và các cơ quan, đơn vị phối hợp thực hiện chương trình kêu gọi đồng bào, chiến sĩ cả nước, với trách nhiệm, nghĩa tình hãy đồng hành, ủng hộ Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”.
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (TP. Hồ Chí Minh) vừa công bố điểm chất lượng của 120 bệnh viện, trong đó Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh ở vị trí thứ 7. Đây là năm thứ 3 liên tiếp bệnh viện này có mặt trong top 10 của bảng xếp hạng.
Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội đặt ra yêu cầu, 100% Ủy ban nhân dân (UBND) các quận, huyện, thị xã ban hành kế hoạch chỉ đạo và tổ chức các hoạt động vui Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua có nhiều thay đổi nhằm đảm bảo chính sách an sinh xã hội, tăng độ bao phủ toàn dân, trong đó đáng chú ý là quy định điều kiện hưởng lương hưu, điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, và tăng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.
Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.

Tin khác

Thời tiết ngày 16/7/2024: Hà Nội mưa to và dông, trời mát

Thời tiết ngày 16/7/2024: Hà Nội mưa to và dông, trời mát

(LĐTĐ) Dự báo ngày 16/7, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, có mưa vừa, mưa to và dông, gió đông nam cấp 2-3.
Tăng cường công tác tuyên truyền phòng cháy, chữa cháy cho người dân Thủ đô

Tăng cường công tác tuyên truyền phòng cháy, chữa cháy cho người dân Thủ đô

(LĐTĐ) Nhằm nâng cao nhận thức cho người dân Thủ đô về công tác đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy (PCCC), ngày 12/7 vừa qua, tại quận Cầu Giấy (Hà Nội), Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) đã tổ chức tuyên truyền kỹ năng PCCC đến người dân trên địa bàn Thành phố.
Hà Nội: Đăng ký mới trên 64.000 phương tiện giao thông trong 6 tháng

Hà Nội: Đăng ký mới trên 64.000 phương tiện giao thông trong 6 tháng

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội), trong 6 tháng đầu năm, lực lượng cảnh sát giao thông đăng ký mới trên 64.000 phương tiện; nâng tổng số đang quản lý lên 8,1 triệu phương tiện, trong đó có 1,14 triệu ôtô; 6,95 triệu môtô,...
Hà Nội: Hướng dẫn người dân 3 phương án đổi giấy phép lái xe

Hà Nội: Hướng dẫn người dân 3 phương án đổi giấy phép lái xe

(LĐTĐ) Để thuận tiện nhất cho người dân, phục vụ tốt nhu cầu đổi giấy phép lái xe, Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội thông tin, người dân có thể thực hiện 3 phương án, đặc biệt, có phương án người dân chỉ cần ra khỏi nhà 1 lần để khám sức khỏe, các nội dung còn lại có thể xử lý qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia.
Cháy tại quán kinh doanh chân gà nướng trên phố Đê La Thành

Cháy tại quán kinh doanh chân gà nướng trên phố Đê La Thành

(LĐTĐ) Vụ cháy xảy ra vào 9h30 ngày 15/7 tại cơ sở kinh doanh chân gà nướng số 683 Đê La Thành (phường Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội). Lực lượng chức năng đã khẩn trương đến hiện trường thực hiện các biện pháp chữa cháy...
Thời tiết ngày 15/7: Khu vực Hà Nội có mưa dông

Thời tiết ngày 15/7: Khu vực Hà Nội có mưa dông

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết ngày 15/7, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, có mưa, mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to, gió đông nam cấp 2-3.
Vẫn còn nhiều khó khăn trong kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm tại Hà Nội

Vẫn còn nhiều khó khăn trong kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm tại Hà Nội

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhằm đảm bảo nguồn cung thịt gia súc, gia cầm an toàn cho người dân Thủ đô, việc giám sát chặt chẽ hoạt động giết mổ theo đúng quy định, các cấp, các ngành của thành phố Hà Nội đã vào cuộc quyết liệt và sát sao. Tuy nhiên, do tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ, mạnh mún còn khá phổ biến, khiến cho việc kiểm soát giết mổ tại các cơ sở giết mổ trên địa bàn Thành phố vẫn còn gặp không ít khó khăn.
Thời tiết ngày 14/7: Khu vực Hà Nội ngày nắng, chiều tối có nơi mưa rào

Thời tiết ngày 14/7: Khu vực Hà Nội ngày nắng, chiều tối có nơi mưa rào

(LĐTĐ) Dự báo ngày 14/7, khu vực Hà Nội nhiều mây, ngày nắng, chiều tối có lúc có mưa rào và dông, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Xe khách bị đất vùi lấp ở Hà Giang, nhiều người thương vong

Xe khách bị đất vùi lấp ở Hà Giang, nhiều người thương vong

(LĐTĐ) Trong lúc di chuyển qua đoạn đường bị sạt lở ở Hà Giang, chiếc xe khách 15 chỗ bất ngờ bị đất đá vùi lấp. Đã có thi thể 7 nạn nhân được xác định tử vong trong vụ tai nạn.
Liên tục xảy ra động đất, chuyên gia nói gì?

Liên tục xảy ra động đất, chuyên gia nói gì?

(LĐTĐ) Theo thống kê, trong khoảng thời gian từ 1/1 đến ngày 10/7, đã có 142 trận động đất có độ lớn dao động trong khoảng từ 2,5 đến 4,1 độ richter theo thang Mô men trên lãnh thổ và vùng biển Việt Nam. Trong đó, có 24 trận động đất có độ lớn M ≥ 3,5 đã được thông báo đầy đủ trên các phương tiện thông tin. Đặc biệt, ngày 25/3/2024, trận động đất có độ lớn 4 độ richter đã xảy ra tại ở khu vực huyện Mỹ Đức (Hà Nội).
Xem thêm
Phiên bản di động