Vì sao Việt Nam nhập khẩu gạo?

Thông tin Việt Nam mới nhập khẩu một lô gạo từ Ấn Độ được hãng tin Reuters đưa mới đây đã nhận được sự quan tâm rất lớn từ dư luận. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước, điều này là bình thường trong thương mại quốc tế và hoàn toàn không đáng lo ngại.
Singapore sẽ nhập khẩu gạo Việt Nam ổn định và lâu dài Bangladesh mở gói mời thầu quốc tế nhập khẩu 50.000 tấn gạo

Nhập khẩu gạo phẩm cấp thấp để chế biến

Ngày 4-1, trong bài viết Việt Nam lần đầu mua gạo Ấn Độ sau nhiều thập kỷ, Reuters dẫn lời ông B.V.Krishna Rao, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà xuất khẩu gạo Ấn Độ cho biết, đây là lần đầu tiên Ấn Độ xuất khẩu gạo sang Việt Nam. Là một trong những cường quốc xuất khẩu gạo của thế giới, việc Việt Nam nhập khẩu gạo từ đối thủ lớn như Ấn Độ gây không ít bất ngờ. Thậm chí nhiều ý kiến lo ngại liệu việc nhập khẩu này có phải do Việt Nam thiếu gạo hay không?

Vì sao Việt Nam nhập khẩu gạo?
Sản lượng tăng, Việt Nam có đủ nguồn cung gạo cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa.

Trao đổi với phóng viên, chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy nhấn mạnh: “Việc xuất nhập khẩu gạo trong giao thương quốc tế là việc hết sức bình thường!”.

Ông Hoàng Trọng Thủy phân tích, năm 2020, gạo Việt Nam đã đạt thành tích tốt trong xuất khẩu. Đáng chú ý, nhờ chuyển dịch hiệu quả cơ cấu gạo sang các sản phẩm chất lượng cao nên giá gạo đã được cải thiện và tăng khá cao, có thời điểm lên đến 505 USD/tấn, vượt gạo Thái Lan, đưa giá gạo Việt Nam lên ngôi đầu thế giới. Trong khi đó, nhu cầu trong nước với các sản phẩm gạo phẩm cấp thấp hơn để làm nguyên liệu sản xuất các sản phẩm chế biến như bún, phở, thức ăn chăn nuôi… vẫn tương đối nhiều.

“Việc ta dùng gạo chất lượng cao, giá trị cao để xuất khẩu và một phần tiêu dùng nội địa; còn nhập về gạo chất lượng thấp để làm nguyên liệu chế biến là việc rất bình thường, không có gì đáng ngại. Chưa kể, với dự báo của ngành nông nghiệp, năm nay hay năm tới ta cũng không thiếu gạo để sử dụng và xuất khẩu nên việc nhập khẩu này không hề liên quan đến việc ta thiếu gạo nên mới phải nhập. Chỉ đơn giản ta có nhu cầu sản phẩm đó thì nhập khẩu về”, ông Hoàng Trọng Thủy phân tích.

Thực tế, theo ước tính của Bộ Công thương, cơ cấu gạo xuất khẩu của Việt Nam đang tiếp tục chuyển dịch sang các loại gạo thơm, gạo chất lượng cao với giá bán và giá trị gia tăng cao hơn. Cùng với đó, người nông dân và các thương nhân xuất khẩu gạo cũng ngày càng quan tâm hơn tới việc nâng cao chất lượng, truy xuất nguồn gốc và hướng tới đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của các thị trường khó tính như EU, Hàn Quốc, Hoa Kỳ.

Nhờ đó, xuất khẩu gạo năm 2020 có thể đạt đến 6,15 triệu tấn, trị giá đạt khoảng 3,07 tỷ USD. Mặc dù lượng gạo xuất khẩu giảm khoảng 3,5% so với năm 2019, chủ yếu vì mục tiêu bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, nhưng trị giá xuất khẩu lại tăng tới 9,3%. Giá xuất khẩu bình quân cả năm ước đạt 499 USD/tấn, tăng 13,3% so với năm 2019. Đây là mức giá bình quân năm cao nhất trong những năm gần đây, mang lại lợi ích to lớn cho người dân trồng lúa.

Đồng ý kiến, ông Phạm Thái Bình, Giám đốc Công ty CP nông nghiệp công nghệ cao Trung An thì cho biết, việc Việt Nam nhập khẩu gạo giá rẻ từ Ấn Độ là chuyện bình thường trong quan hệ thương mại. Bởi, nguồn cung từ Ấn Độ có giá rẻ, trong khi nhu cầu trong nước đối với các sản phẩm làm nguyên liệu vẫn rất cao. Hiện loại gạo tấm cấp thấp tại Ấn Độ rẻ hơn gạo cùng loại của Việt Nam có thể dùng để nấu cơm tấm, làm bột gạo, bánh, bún, phở… là các sản phẩm trong nước có nhu cầu rất lớn.

Nguồn gạo trong nước đủ cho tiêu dùng và xuất khẩu

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong năm 2020, các vựa lúa ở nước ta đồng loạt thông báo trúng mùa lớn, sản lượng lúa đạt gần 43 triệu tấn. Trong bối cảnh khó khăn do thiên tai, nhờ chủ động, linh hoạt trong việc áp dụng, điều chỉnh lịch thời vụ, năng suất lúa tăng đáng kể nên dù diện tích lúa giảm khoảng 190 nghìn ha nhưng sản lượng lương thực vẫn tăng đáng kể. Năm 2020, cả nước chỉ xuất khẩu 6,1 triệu tấn thóc, trị giá trên 3 tỷ USD, lượng còn lại có thể bảo đảm phục vụ tốt nhu cầu ăn uống, chế biến trong nước.

Ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết thêm, ngay cả trong năm 2021, chúng ta cũng không lo thiếu gạo. Bởi thời vụ sản xuất lúa vẫn diễn biến theo đúng kế hoạch. Dự kiến, ngay trong tháng 1-2021 sẽ thu hoạch được 1,2 triệu tấn thóc của vụ Đông Xuân sớm, phục vụ tốt cho nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu trong thời gian tới.

Về tình hình xuất khẩu gạo trong năm 2021, chuyên gia Hoàng Trọng Thủy cho biết, có thể năm nay, khi có vaccine phòng chống Covid-19, cộng với nguồn cung từ các quốc gia tăng lên, lượng và giá xuất khẩu của Việt Nam sẽ không cao bằng năm ngoái, nhưng đây vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nhóm nông lâm thủy sản.

Ông Hoàng Trọng Thủy chia sẻ thêm, hiện nay, Thái Lan đang cho ra đời một giống lúa mới có độ dẻo hơn cả gạo thơm Việt Nam và độ hút nước tốt hơn ST25. Cái thua duy nhất của họ là không thơm bằng ST25. Giống lúa này đang được bạn hàng rất ưa chuộng và nếu họ khắc phục được tình trạng ít thơm, đây sẽ là sản phẩm cạnh tranh rất mạnh với gạo Việt Nam.

Do đó để cạnh tranh tốt hơn trên thị trường, doanh nghiệp Việt Nam nên tập trung vào các loại gạo phẩm cấp cao, chất lượng cao như định hướng vẫn đang triển khai thời gian gần đây, chứ không nên lo ngại quá nhiều vào việc nhập khẩu một lượng gạo chất lượng thấp hơn từ quốc gia khác.

Theo Hà Anh/ Nhandan.com.vn

https://nhandan.com.vn/chuyen-lam-an/vi-sao-viet-nam-nhap-khau-gao--631014/

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

359 sản phẩm được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024

359 sản phẩm được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 28/10, Bộ Công Thương tổ chức họp báo giới thiệu và cung cấp thông tin về lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia (THQG) Việt Nam lần thứ 9 năm 2024. Trong đó, 190 doanh nghiệp, với tổng số 359 sản phẩm được công nhận đạt THQG Việt Nam năm 2024. Đây là những doanh nghiệp đáp ứng hệ thống các tiêu chí của Chương trình THQG Việt Nam, là những doanh nghiệp tiêu biểu, đại diện cho Thương hiệu Việt Nam.
Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất - tiêu dùng làng nghề Hà Nội sẽ bắt đầu từ 28/10

Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất - tiêu dùng làng nghề Hà Nội sẽ bắt đầu từ 28/10

(LĐTĐ) Từ ngày 28/10 - 3/11, tại khu vực Quảng trường đối diện sân vận động quốc gia Mỹ Đình (phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), sẽ diễn ra “Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất - tiêu dùng bền vững cho cơ sở làng nghề truyền thống năm 2024; Mạng lưới liên kết hợp tác sản xuất và tiêu dùng bền vững trong chuỗi sản xuất sản phẩm làng nghề truyền thống và OCOP”.
Sắp diễn ra Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến

Sắp diễn ra Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến

(LĐTĐ) Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia sẽ diễn ra trên cả nước từ ngày 25/11 đến 1/12/2024 và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024 cũng chính thức bắt đầu từ 0h thứ Sáu, ngày 29/1, đến 12h ngày 1/12.
Nâng cao chương trình liên kết vùng bảo đảm cung - cầu hàng hóa cho Thủ đô

Nâng cao chương trình liên kết vùng bảo đảm cung - cầu hàng hóa cho Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác liên kết vùng giữa Hà Nội và các tỉnh, thành phố trên cả nước tiếp tục được quan tâm đẩy mạnh và thực sự mang lại rất nhiều kết quả tích cực. Hàng loạt sự kiện lớn trong và ngoài nước được tổ chức với hiệu quả cao về kích cầu và quảng bá hình ảnh, sản vật Thủ đô, qua đó Hà Nội đã khẳng định được vai trò là trung tâm kết nối với các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Từ 15h ngày 24/10, giá xăng RON 95 giảm 68 đồng/lít

Từ 15h ngày 24/10, giá xăng RON 95 giảm 68 đồng/lít

(LĐTĐ) Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa phát đi thông báo cho biết, trong kỳ điều hành giá chiều 24/10, giá các mặt hàng bán lẻ xăng dầu được điều chỉnh giảm ở mức từ 38 đồng/lít đến 254 đồng/lít, tùy từng mặt hàng.
Thay đổi nhận thức về bảo vệ người tiêu dùng, hướng tới thương mại bền vững

Thay đổi nhận thức về bảo vệ người tiêu dùng, hướng tới thương mại bền vững

(LĐTĐ) Những năm gần đây, thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam ngày càng phát triển và trở thành phương thức kinh doanh phổ biến được nhiều doanh nghiệp, người dân biết đến. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại công tác bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử cần được quan tâm chú trọng hơn, từ đó hướng tới mục tiêu phát triển thương mại bền vững.
Chương trình Khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội 2025 diễn ra trong 3 tháng

Chương trình Khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội 2025 diễn ra trong 3 tháng

(LĐTĐ) Chương trình Khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội 2025 sẽ diễn ra trong các tháng 5, 7 và 11/2025. Dự kiến, chương trình sẽ thu hút 1.000 - 2.000 doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế trên cả nước, trong đó có các trung tâm thương mại, siêu thị tổng hợp, siêu thị điện máy, chợ, cửa hàng tự chọn, các cửa hàng chuyên doanh, hệ thống ngân hàng...
Nâng cao năng lực tự bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng

Nâng cao năng lực tự bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng

(LĐTĐ) Thời gian qua, thương mại điện tử chứng kiến sự phát triển nhanh chóng nhưng cũng song hành với những nguy cơ tiềm ẩn. Do đó mỗi người dân sẽ phải có kiến thức tự bảo vệ mình, tránh “tiền mất tật mang” trong môi trường không gian mạng, góp phần nâng cao hiệu quả bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử thời gian tới.
Giá bán lẻ điện bình quân tăng từ 2.006 đồng lên 2.103 đồng/kWh từ 11/10

Giá bán lẻ điện bình quân tăng từ 2.006 đồng lên 2.103 đồng/kWh từ 11/10

(LĐTĐ) Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã có quyết định chính thức về việc điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân, theo đó, từ ngày 11/10/2024 mức giá bán lẻ điện bình quân sẽ được điều chỉnh tăng từ 2.006,79 đồng lên 2.103,1159 đồng/1kWh, tương đương với mức tăng 4,8%.
Chú trọng xây dựng văn hóa tiêu dùng lành mạnh

Chú trọng xây dựng văn hóa tiêu dùng lành mạnh

(LĐTĐ) Truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đảm bảo chất lượng hàng hóa, niêm yết giá hàng hóa rõ ràng, xây dựng chương trình khuyến mại, chế độ hậu mãi… là những giải pháp mà các Sở, ngành, quận, huyện Hà Nội đã và đang tích cực triển khai nhằm bảo vệ quyền lợi cho người dân, xây dựng văn hóa tiêu dùng lành mạnh.
Xem thêm
Phiên bản di động