Cần có góc nhìn rộng hơn, sâu hơn về câu chuyện xuất khẩu gạo
Nhiều thách thức trong việc đảm bảo an ninh lương thực
Số liệu từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho thấy, tính đến cuối tuần vừa qua, các loại gạo xuất khẩu phổ biến của Việt Nam đang có mức giá cao nhất trên thị trường quốc tế. Trong khi đó, theo các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam, nhu cầu nhập khẩu gạo hiện vẫn đang ở mức rất cao, mặc dù giá gạo hiện ở mức cao kỷ lục kể từ đợt sốt giá gạo lịch sử hồi năm 2008.
Trong tháng 7/2023, Việt Nam đã xuất khẩu 660.738 tấn gạo, kim ngạch 362,66 triệu USD, tăng 6,9% về lượng và tăng 6,4% về kim ngạch so với tháng trước.
Tính chung 7 tháng năm 2023, cả nước xuất khẩu gần 4,9 triệu tấn gạo, tổng kim ngạch đạt 2,62 tỉ USD, tăng 20,1% về lượng và tăng 31,4% về kim ngạch so với cùng kỳ 2022.
TS. Võ Trí Thành - Viên trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh |
Trước bối cảnh nguồn cung lương thực thế giới đang biến động mạnh, khi hạn hán xuất hiện ở nhiều nơi, Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo trắng đã mở ra cơ hội xuất khẩu gạo Việt Nam về lượng và giá, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức do cần phải bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và bình ổn thị trường gạo tiêu thụ nội địa.
Đề cập đến những thách thức trong vấn đề đảm bảo an ninh lương thực và bình ổn thị trường gạo nội địa, TS. Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh cho rằng, gạo là mặt hàng chiến lược liên quan đến đời sống cơ bản của người dân, gắn với sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp và nền kinh tế.
Trên thế giới, số lượng quốc gia có thể sản xuất gạo đủ đáp ứng nhu cầu của chính mình và còn xuất khẩu được thì không nhiều. Việt Nam là một trong số đó. Những quốc gia này, không chỉ có trách nhiệm đáp ứng nhu cầu đảm bảo an ninh lương thực của đời sống người dân nước mình, mà còn giữ vai trò, trọng trách lớn hơn thế, ý nghĩa hơn thế đối với thị trường gạo toàn cầu.
Đầu những năm 2000, đặc biệt là năm khủng hoảng lương thực 2008, khối ASEAN+3 từng nhất trí lập ra một cơ chế dự trữ gạo khẩn cấp ASEAN + 3 (APTERR) để cứu trợ lương thực một cách nhanh chóng cho các nước thành viên bị thiên tai tàn phá nặng nề. Mới đây nhất, tại Hội nghị ASEAN hồi tháng 7, Indonesia tiếp tục đề xuất rằng cần đưa ra những cam kết mới nhằm tăng cường cơ chế này.
Song, cơ chế này dường như chưa được quan tâm đúng mức và cũng chưa thể hiện được vai trò rõ ràng. Do đó, trong bối cảnh khó khăn về nguồn cung như hiện tại, cả thế giới đang dõi theo từng hành vi, động thái của các nước xuất khẩu gạo lớn, trong đó có Việt Nam.
Cần nhìn nhận, đây không còn chỉ là vấn đề được mùa được giá của người nông dân, vấn đề kinh doanh có lãi của thương lái, của doanh nghiệp hay điều hành đảm bảo an ninh lương thực của cơ quan quản lý nhà nước chúng ta nữa.
TS. Võ Trí Thành cũng cho rằng, câu chuyện về gạo lớn hơn là một lĩnh vực kinh doanh đơn thuần, hay thậm chí còn lớn hơn việc đảm bảo an ninh lương thực của một quốc gia. Bên cạnh lợi ích kinh tế, xuất khẩu gạo còn là câu chuyện thương hiệu và uy tín quốc gia trong ứng xử với quốc tế, khi Việt Nam là một trong những nước có vai trò quan trọng trong đảm bảo hoạt động hiệu quả của thị trường gạo thế giới, góp phần đảm bảo nguồn cung lương thực ổn định và phát triển bền vững của rất nhiều quốc gia.
“Nhiều bài toán đặt ra ở thời điểm hiện tại, và tôi cho rằng Bộ Công Thương đang nỗ lực hài hòa lợi ích các bên, một mặt trước hết đảm bảo an ninh lương thực trong nước trong mọi tình huống, ổn định thị trường, góp phần kiểm soát lạm phát để ổn định kinh tế vĩ mô; mặt khác vẫn tận dụng cơ hội thúc đẩy xuất khẩu, cân bằng lợi ích kinh doanh giữa các thành phần tham gia thị trường gắn với giữ chất lượng sản phẩm, đảm bảo thương hiệu gạo Việt. Đây là hướng đi đúng, hợp lý. Chúng ta cũng thấy được tầm nhìn của tư lệnh ngành Công Thương trong việc quán triệt quyết liệt những chỉ đạo này”, TS. Võ Trí Thành nhấn mạnh.
Nhiều bài toán đặt ra trong điều hành sản xuất và xuất khẩu gạo
Có thể thấy, song song với những thách thức về câu chuyện xuất khẩu gạo, một trong những vấn đề được quan tâm hiện nay, đó là giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tiến sát ngưỡng 620 USD/tấn (mức giá cao kỷ lục), nhưng đâu đó doanh nghiệp vẫn gặp khó trong vấn đề thu mua lúa nhằm đáp ứng các đơn hàng.
Một số nước ngừng xuất khẩu gạo khiến áp lực nguồn cung càng lớn |
Đi vào câu chuyện này, TS. Võ Trí Thành cho rằng, hiện giá gạo đang tăng mạnh, ẩn chứa đằng sau là 2 lý do chính, đó là do xung đột địa chính trị, làm cho nguồn cung lương thực và các loại nguyên vật liệu đầu vào (cho sản xuất lương thực) bị hạn chế, gián đoạn.
Và lý do thứ hai là do thời tiết cực đoan, với sự xuất hiện của hiện tượng El Nino, nguy cơ giảm sản lượng lương thực nói chung và lúa gạo nói riêng là hiện hữu, vậy nên các quốc gia đang lo lắng cho nguồn cung phục vụ nhu cầu nội địa. Trước những nỗi lo đó, một nhóm ít nước ngừng xuất khẩu như Ấn Độ, UAE… khiến áp lực nguồn cung lại càng lớn và tình hình những ngày tới các trở nên khó dự báo.
Đối với cung ứng nội địa, TS. Võ Trí Thành cho rằng, việc đảm bảo an ninh lương thực cần hiểu đúng theo 2 nghĩa: Đảm bảo có đủ và đảm bảo tiếp cận được. Trong đó, đảm bảo có đủ, tức phải đảm bảo nguồn cung cho người dân, dự trữ ổn định. Để làm được điều này, việc đảm bảo nguồn cung này cần tính toán kỹ lưỡng, vượt trên ngưỡng thông thường, xét đến bối cảnh khó đoán định thời gian tới.
Đảm bảo tiếp cận được, tức người dân phải mua được, với giá bình ổn, tránh để giá tăng cao theo xu hướng chung của thế giới, ảnh hưởng đến lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.
Việc Bộ Công Thương có công văn khẩn đến các đơn vị, địa phương, Hiệp hội, doanh nghiệp về tăng cường công tác thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường xuất khẩu gạo và bình ổn thị trường trong nước mới đây tôi cho là một phản ứng chính sách nhanh nhạy trong điều hành. Việc theo dõi sát tình hình giá gạo, kiểm tra, kiểm soát các cơ sở kinh doanh, các kho để kiểm soát nguồn cung, giá bán, ngăn chặn đầu cơ, găm hàng lúc này là hết sức cần thiết.
Được biết, thực hiện chỉ đạo này, các địa phương trên cả nước cũng đang quán triệt công tác bình ổn thị trường đối với mặt hàng gạo rất chặt chẽ. Về cơ bản, giá trong nước ở thời điểm này tất nhiên có tăng, nhưng vẫn ổn định.
Đối với doanh nghiệp, vấn đề của thị trường gạo hiện nay là vấn đề thời điểm. Thời điểm đàm phán, thời điểm ký kết hợp đồng, thời điểm thu mua từ người nông dân… có độ vênh về giá, bởi giá gạo thay đổi từng ngày, và bên nào cũng muốn hưởng lợi lớn nhất trong kinh doanh.
“Để giải quyết bài toán đảm bảo hợp đồng mà các doanh nghiệp đang đối diện, tôi cho rằng cần tăng cường tính linh hoạt trong việc kí kết các hợp đồng, tránh để xảy ra tranh chấp, đánh mất uy tín trên thị trường. Người nông dân, thương lái, doanh nghiệp xuất khẩu hãy tính đến đường dài, đảm bảo thực hiện hợp đồng để giữ được thị trường trong tương lai thông qua nắm chắc mối liên kết dài hạn với các đối tác”, TS. Võ Trí Thành chia sẻ.
Để công tác điều hành xuất khẩu gạo đảm bảo mục tiêu tiêu thụ thóc, gạo hàng hóa, đảm bảo lợi ích của người trồng lúa; cân đối xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, đảm bảo dự trữ lưu thông tối thiểu theo quy định; đảm bảo xuất khẩu có hiệu quả, ngày 15/8/2023, Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị số 07/CT-BCT về tăng cường công tác thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường xuất khẩu gạo và bình ổn thị trường trong nước. Tại Chỉ thị, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị, cơ quan chức năng liên quan thuộc Bộ Công Thương, Sở Công Thương các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương, Hiệp hội Lương thực Việt Nam và thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Thị trường 23/12/2024 08:58
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Thị trường 23/12/2024 07:08
Hôm nay (21/12): Giá vàng thế giới bật tăng trở lại
Thị trường 21/12/2024 10:20
Tỷ giá USD hôm nay (21/12): Đồng USD giảm nhẹ
Thị trường 21/12/2024 10:20
Giá xăng dầu hôm nay (21/12): Giá dầu thế giới quay đầu bật tăng
Thị trường 21/12/2024 09:53
Ngày đông, ngô khoai nướng đắt hàng
Thị trường 20/12/2024 12:22
Ngày hôm nay (20/12): Giá xăng dầu thế giới giảm, trong nước tăng mạnh
Thị trường 20/12/2024 08:18
Tỷ giá USD hôm nay (20/12): Đồng USD tăng "nóng"
Thị trường 20/12/2024 06:56
Giá vàng hôm nay (20/12): Giá vàng thế giới và vàng trong nước cùng lao dốc
Thị trường 20/12/2024 06:46
Giá vàng lấy lại đà tăng sau động thái của Fed
Thị trường 19/12/2024 16:28