Vì sao chất lượng không khí ở Hà Nội thường kém theo mùa?
Sương mù giăng kín lối Cục Hàng không chỉ đạo khẩn sau khi nhiều chuyến bay bị hoãn do sương mù dày đặc Thời tiết ngày 6/3: Hà Nội sáng có sương mù, tối và đêm chuyển rét |
Sương mù dày đặc ở Hà Nội những ngày gần đây. (Ảnh minh họa) |
Theo thông tin từ ứng dụng theo dõi, dự báo chất lượng không khí IQAir, Hà Nội đang chịu tác động của ô nhiễm không khí và bụi mịn ở mức độ cao. Chỉ số AQI có lúc đã vượt quá 300 (cảnh báo đỏ đậm) và nhiều khu vực ở mức trên 200 (cảnh báo tím).
Có những thời điểm, Hà Nội đứng ở nhóm đầu Bảng xếp hạng các thành phố có ô nhiễm không khí nhất trên thế giới.
Thực tế, tình trạng khói bụi bao trùm thành phố, nhất là khoảng thời gian sáng sớm là điều không còn xa lạ với người dân Thủ đô. Từ xa có thể thấy lớp sương mù dày đặc bao trùm khắp con đường, nhiều tòa nhà cao tầng cũng chìm trong sương bụi, không thấy rõ đâu là tầng cao nhất.
Chỉ số AQI vào lúc 14h49 ngày 9/3 ở Hà Nội vẫn đứng đầu thế giới. |
Theo nhiều chuyên gia, bên cạnh các nguyên nhân như khí thải từ phương tiện giao thông, các hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề tái chế, đặc trưng của mùa đông cũng góp phần gia tăng yếu tố ô nhiễm. Khác với mùa hè có mưa nhiều, nhiệt độ cao giúp bụi nhanh chóng phát tán, mùa đông với nền nhiệt thấp, ít mưa đã khiến các chất gây ô nhiễm tồn đọng trong môi trường không khí.
Tác động đến cuộc sống
Không khí ô nhiễm đã gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đối với cuộc sống của người dân. Việc hít thở hằng ngày trong môi trường khói bụi không chỉ gây ra các vấn đề về sức khỏe như viêm phổi, hen suyễn mà còn ảnh hưởng đến tinh thần và tâm trạng của con người.
Là một nhân viên chạy xe công nghệ, ngày ngày rong ruổi khắp các con phố Hà Nội, anh Lê Minh Vương chia sẻ: “Tôi làm việc cả ngày nên không thể tránh khỏi tình trạng ngạt mũi, bụi dính đầy trên mặt và cả quần áo. Nhất là đi qua những con đường đang thi công hoặc giờ cao điểm thì ô nhiễm lại càng rõ rệt. Cuối ngày, tôi thường rửa mặt và nhỏ thuốc mắt để bảo vệ bản thân trước ảnh hưởng mà ô nhiễm gây ra”.
Anh Lê Minh Vương che chắn kĩ lưỡng khi chạy xe cả ngày dài. |
Khi đi bộ đến trường, đi tập thể dục, khẩu trang đã trở thành vật bất ly thân của bạn Hương Sang, sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội: “Lúc mới lên học tập ở Hà Nội, tôi cảm thấy không quen khi tiếp xúc với môi trường ở đây vì có nhiều khói bụi, khí thải từ các phương tiện giao thông. Ban đầu việc đeo khẩu trang khi chạy bộ khiến tôi cảm thấy ngột ngạt nhưng giờ đã quen với điều đó”.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, có 40% dân số Hà Nội (khoảng 3,5 triệu người) bị ảnh hưởng bởi nồng độ bụi trên 45 µg/m3, gấp 5 lần tiêu chuẩn của WHO. Khi tiếp xúc lâu với bụi mịn PM2.5, người dân sẽ dễ mắc các bệnh như: Bệnh tim do thiếu máu cục bộ (IHD), tai biến mạch máu não (đột qụy), phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), ung thư phổi (LC), nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (ALRI), tiểu đường type 2 ở người trưởng thành.
Để giảm mức độ ô nhiễm không khí, thời gian qua Thành phố cũng áp dụng một số biện pháp để tăng chất lượng không khí như tăng số lượng cây xanh, di dời cơ sở công nghiệp khỏi nội đô, phát triển xe buýt điện, xử lý hành vi đốt rơm rạ sau thu hoạch, cấm đun than tổ ong… Tuy nhiên, bên cạnh thực hiện cam kết tại Hội nghị Thượng đỉnh hành động khí hậu thế giới (COP 28) cần tăng cường quản lý việc đốt rác và hạn chế bụi đường, tăng cường giao thông công cộng và khuyến khích các loại xe điện, kiểm soát khí thải với xe máy (giúp giảm 5µg/m3 lượng PM2.5).
Đồng thời có chiến lược quản lý chất thải bền vững như nâng cao năng lực xử lý chất thải như tăng tỷ lệ thu gom, phân loại và tái chế.
Người dân Thủ đô cũng cần có các biện pháp chủ động như đeo khẩu trang, sử dụng máy lọc không khí để phòng tránh các tác động đến sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/12: Trời nhiều mây, sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 22/12/2024 06:29
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/12: Ngày nắng nhẹ, nhiệt độ thấp nhất 12 độ C
Môi trường 21/12/2024 08:41
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/12: Trời ít mây không mưa, ngày nắng nhẹ
Môi trường 20/12/2024 06:48
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/12: Ngày nắng, nhiệt độ thấp nhất từ 13 độ C
Môi trường 19/12/2024 06:19
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/12: Sáng sớm trời lạnh, trưa chiều hửng nắng
Môi trường 18/12/2024 06:55
Để Thủ đô xanh bền vững
Môi trường 17/12/2024 08:08
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 17/12: Sáng sớm trời rét, ngày nắng
Môi trường 17/12/2024 06:25
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 16/12: Trời tiếp tục rét
Môi trường 16/12/2024 06:34
TP.HCM: Vớt và thu gom rác trên 18 tuyến sông, kênh, rạch
Môi trường 15/12/2024 18:17
Điểm sáng mô hình "Công viên hóa nghĩa trang"
Môi trường 15/12/2024 16:38