Vi phạm trên thị trường thương mại điện tử ngày càng tăng lên
Thị trường thương mại điện tử mở cửa đón doanh nghiệp mới Cơ hội vàng từ thương mại điện tử Việt Nam dự kiến là thị trường phát triển thương mại điện tử nhanh nhất vào năm 2026 |
Hàng năm có hơn 10 nghìn cuộc gọi phản ánh, khiếu nại tố cáo các vấn đề liên quan đến tranh chấp kinh doanh, liên quan đến vi phạm Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Số lượng các khiếu nại tố cáo liên quan đến kinh doanh trên không gian mạng tăng lên rất nhanh và chiếm thứ hai trong tổng số lượng đơn thư (chiếm 15,4%). Tuy nhiên, việc quản lý gặp khó khăn vì bất cập chính sách.
Tại tọa đàm “Hoàn thiện khuôn khổ pháp luật để tăng cường bảo vệ người tiêu dùng trên không gian mạng”, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, giao dịch trên không gian mạng - không gian ảo rất khó để quản lý về chất lượng hàng hoá. Việc mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng trên các gian hàng điện tử là phổ biến, nhiều người tiêu dùng đã trở thành nạn nhân và bị sập bẫy của các gian hàng ảo.
Dự thảo Luật Bảo vệ người tiêu dùng (sửa đổi) đã bổ sung một chương mới quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch đặc thù. (Ảnh: BT) |
Ông Hùng cũng cho biết, Hội đã tiếp nhận rất nhiều khiếu nại của người tiêu dùng là hàng hóa trên không gian mạng rất đẹp, rất tốt, quảng cáo hấp dẫn nhưng thực tế kém chất lượng. Có thể nói người tiêu dùng luôn ở vị thế yếu trong các giao dịch, có sự bất cân xứng thông tin với người bán.
Theo ông Hùng, nguyên nhân dẫn đến các khiếu nại phải kể đến việc còn nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện đúng quy định của pháp luật; hoặc có trường hợp vì mục tiêu lợi nhuận mà doanh nghiệp cố tình vi phạm quyền lợi người tiêu dùng để cung cấp cung cấp hàng kém chất lượng, hàng nhái, hàng giả, không rõ nguồn gốc, xuất xứ; bên cạnh đó cũng có nguyên nhân từ việc chủ động lừa dối, lừa đảo người tiêu dùng nhằm chiếm đoạt tài sản, tiền bạc của người tiêu dùng.
Ông Trịnh Anh Tuấn - Phó Cục trưởng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) cho biết, về mặt chính sách, vấn đề này đã được quy định rải rác ở một số văn bản pháp luật nhưng chủ yếu liên quan đến thương mại điện tử, như Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 và pháp luật chuyên ngành khác, đặc biệt là Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử; Nghị định số 85/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP và Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng...
Điều đáng mừng là Dự thảo Luật Bảo vệ người tiêu dùng (sửa đổi) đã bổ sung một chương mới quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch đặc thù. Theo đó, giao dịch từ xa bao gồm giao dịch được thực hiện trên không gian mạng, là một trong 3 loại hình quan trọng thuộc giao dịch đặc thù.
Điểm đáng lưu ý, Dự thảo đã bổ sung các quy định cụ thể về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trên không gian mạng, trong đó tập trung quy định rõ trách nhiệm của các chủ thể như “Tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thông qua hệ thống thông tin tự mình thiết lập hoặc thông qua các nền tảng số” và “Tổ chức thiết lập, vận hành nền tảng số”.
Dự thảo cũng đã đưa ra các quy định cấm đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh thiết lập, vận hành, cung cấp dịch vụ nền tảng số như: Cấm ép buộc hoặc ngăn cản người tiêu dùng đăng ký sử dụng hoặc sử dụng nền tảng số trung gian khác như điều kiện bắt buộc để sử dụng dịch vụ; cấm sử dụng các biện pháp ngăn hiển thị hoặc hiển thị không trung thực kết quả phản hồi, đánh giá của người tiêu dùng về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ...
Ông Tạ Đình Thi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho rằng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên không gian mạng là một vấn đề hết sức mới mẻ ở Việt Nam và kể cả trên thế giới. Hiện chưa có quy định cụ thể, rõ ràng về bảo vệ người tiêu dùng trên không gian mạng.
Vì vậy, việc thiết kế, xây dựng Dự thảo Luật lần này muốn bảo đảm tính khả thi đòi hỏi cần phải tiếp tục tổng kết, đánh giá từ thực tiễn của Việt Nam, chắt lọc bài học kinh nghiệm của quốc tế để đưa ra được những quy định phù hợp, vừa giải quyết các vấn đề cấp bách vừa bảo đảm tính bền vững, lâu dài. Đây là vấn đề phức tạp, cần nghiên cứu kỹ và cần có quy định chi tiết.
Theio ông Thi, cần phải tập trung thể chế hóa và cụ thể hóa trong quá trình sửa đổi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất và khả thi của hệ thống pháp luật. Đồng thời, giải quyết những bất cập của hệ thống pháp luật hiện nay.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Vòng 17 Premier League: MU thua tơi tả, Liverpool thắng tưng bừng
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Tin khác
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Thị trường 23/12/2024 07:08
Hôm nay (21/12): Giá vàng thế giới bật tăng trở lại
Thị trường 21/12/2024 10:20
Tỷ giá USD hôm nay (21/12): Đồng USD giảm nhẹ
Thị trường 21/12/2024 10:20
Giá xăng dầu hôm nay (21/12): Giá dầu thế giới quay đầu bật tăng
Thị trường 21/12/2024 09:53
Ngày đông, ngô khoai nướng đắt hàng
Thị trường 20/12/2024 12:22
Ngày hôm nay (20/12): Giá xăng dầu thế giới giảm, trong nước tăng mạnh
Thị trường 20/12/2024 08:18
Tỷ giá USD hôm nay (20/12): Đồng USD tăng "nóng"
Thị trường 20/12/2024 06:56
Giá vàng hôm nay (20/12): Giá vàng thế giới và vàng trong nước cùng lao dốc
Thị trường 20/12/2024 06:46
Giá vàng lấy lại đà tăng sau động thái của Fed
Thị trường 19/12/2024 16:28
Ngày 19/12: Giá dầu thế giới giảm, trong nước giá xăng dự báo tăng chiều nay?
Thị trường 19/12/2024 08:11