Vi phạm hành chính trong đặt cược và trò chơi có thưởng có thể chịu mức phạt 200 triệu đồng
Xử phạt lên đến 200 triệu đồng
Theo đó, các hình thức bao gồm đặt cược, casino và trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 và thay thế toàn bộ các quy định về xử phạt vi phạm hành chính tại các Nghị định về kinh doanh đặt cược, casino và trò chơi điện tử có thưởng.
Về hình thức xử phạt VPHC, cảnh cáo, phạt tiền tối đa là 200 triệu đồng đối với tổ chức và 100 triệu đồng đối với cá nhân; tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh có thời hạn (tối đa là 24 tháng); tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để VPHC.
Cụ thể, phạt tiền từ 180 - 200 triệu đồng đối với các hành vi vi phạm về điều kiện tổ chức kinh doanh, về phạm vi kinh doanh, về quản lý đối tượng được phép chơi đặt cược và trò chơi có thưởng, về số lượng máy trò chơi, bàn trò chơi và chủng loại, loại hình trò chơi có thưởng (đối với kinh doanh casino và trò chơi điện tử có thưởng). Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tối đa là 24 tháng.
Nâng mức phạt tiền đối với các hành vi VPHC về hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, về Thể lệ trò chơi/Thể lệ đặt cược… nhằm phản ánh đúng tính chất, mức độ vi phạm và đảm bảo tính răn đe, nghiêm khắc của pháp luật. Cụ thể, phạt tiền từ 40 - 60 triệu đồng đối với hành vi tự ý sửa chữa, tẩy xóa các tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, từ 80 - 100 triệu đồng đối với hành vi lập, xác nhận hồ sơ, tài liệu giả mạo tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; phạt tiền từ 40 - 50 triệu đồng đối với hành vi không gửi Thể lệ trò chơi/Thể lệ đặt cược cho cơ quan nhà nước, từ 90 - 100 triệu đồng đối với hành vi không công bố công khai Thể lệ trò chơi/Thể lệ đặt cược, từ 180 - 200 triệu đồng đối với hành vi không xây dựng và ban hành Thể lệ trò chơi/Thể lệ đặt cược.
![]() |
Vi phạm hành chính trong đặt cược và trò chơi có thưởng có thể chịu mức phạt 200 triệu đồng (ảnh minh họa: BT) |
Đối với một số hành vi vi phạm có tính tương đồng, Nghị định quy định mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh casino và đặt cược cao hơn mức phạt tiền trong kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng (như vi phạm quy định về quản lý máy trò chơi, bàn trò chơi, thiết bị trò chơi; về trả thưởng, xác nhận tiền trúng thưởng…) nhằm phản ánh đúng tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm giữa các loại hình vui chơi có thưởng và đảm bảo đúng nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính.
Bổ sung 2 nhóm hành vi VPHC
Tại Nghị định, Chính phủ bổ sung 2 nhóm hành vi VPHC. Đối với hành vi vi phạm về quảng cáo, phạt tiền từ 60 - 80 triệu đồng trong trường hợp quảng cáo hoạt động kinh doanh đặt cược và trò chơi có thưởng khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép kinh doanh hoặc nội dung và hình thức quảng cáo không đúng quy định của pháp luật.
Đối với hành vi vi phạm về phòng chống rửa tiền, phạt tiền từ 40 - 60 triệu đồng đối với hành vi không cập nhật thông tin nhận biết khách hàng; Phạt tiền từ 60 - 100 triệu đồng đối với hành vi không áp dụng các biện pháp nhận biết khách hàng; không báo cáo các giao dịch có giá trị lớn, các giao dịch đáng ngờ; phạt tiền từ 180 - 200 triệu đồng đối với hành vi không giám sát đặc biệt đối với các giao dịch có giá trị lớn bất thường; tổ chức hoặc tạo điều kiện thực hiện hành vi rửa tiền mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Về thẩm quyền lập biên bản và xử phạt VPHC, Nghị định quy định cụ thể các chức danh có thẩm quyền lập biên bản, xử phạt VPHC và mức phạt tối đa của từng chức danh trong lĩnh vực đặt cược và trò chơi có thưởng.
Về thẩm quyền của Thanh tra: Chánh Thanh tra Sở Tài chính có quyền phạt tiền đến 100 triệu đồng, tịch thu tang vật, phương tiện VPHC đến 200 triệu đồng; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Tài chính có quyền phạt tiền đến 140 triệu đồng, tịch thu tang vật, phương tiện VPHC đến 280 triệu đồng; Chánh Thanh tra Bộ Tài chính có quyền phạt tiền đến 200 triệu đồng, tịch thu tang vật, phương tiện VPHC và tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh có thời hạn.
Về thẩm quyền của Công an nhân dân: Trưởng Công an cấp huyện, Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Bộ Công an, Trưởng phòng Công an cấp tỉnh có quyền phạt tiền đến 40 triệu đồng, tịch thu tang vật, phương tiện VPHC đến 80 triệu đồng; Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền phạt tiền đến 100 triệu đồng, tịch thu tang vật, phương tiện VPHC; Cục trưởng thuộc Bộ Công an có quyền phạt tiền đến 200 triệu đồng, tịch thu tang vật, phương tiện VPHC.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền phạt tiền đến 200 triệu đồng, tịch thu tang vật, phương tiện VPHC và tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh có thời hạn.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Lãnh đạo thành phố Hà Nội giải đáp, tiếp thu kiến nghị của công nhân lao động

Truyền hình trực tiếp các phiên thảo luận của Quốc hội

Sức lan tỏa của Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động Cúp báo Lao động Thủ đô

Phát huy trí tuệ, tiềm năng sáng tạo của nhà giáo

Công đoàn Thủ đô trao quà chia sẻ, động viên công nhân bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Nâng cao chất lượng học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Ưu tiên bố trí quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội tại các khu công nghiệp
Tin khác

Xe ô tô nhập khẩu dưới dạng quà biếu tặng, người khai hải quan phải nộp đầy đủ các loại thuế

Chơi chứng khoán để "ăn xổi", nhiều nhà đầu tư F0 nhận "trái đắng"

Đề xuất kéo dài áp dụng Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu

Hà Nội: Ngành Thuế kết nối, chia sẻ dữ liệu với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi sẽ điều hành Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

Cách chức Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

Bộ Tài chính chủ động phương án sắp xếp, bổ sung nhân sự để thị trường chứng khoán hoạt động ổn định, an toàn

Hội nghị phổ biến “Đề án cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia tới năm 2030”

Dự báo kinh tế Việt Nam 2022-2023: Kịch bản tăng trưởng và triển vọng một số ngành kinh tế chính
