Vấn nạn thuốc và thực phẩm chức năng giả bao giờ chấm dứt?
Truy tố nữ giám đốc sản xuất thực phẩm chức năng giả nhãn hiệu ALIPAS Người tiêu dùng đang mua thuốc và thực phẩm chức năng rất mạo hiểm! |
Hàng giả tồn tại từ rất lâu
Phát biểu tại hội thảo “Thuốc giả và thực phẩm chức năng giả - Hiện trạng và giải pháp”, do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với Trung tâm Công nghệ chống hàng giả Việt Nam tổ chức, ông Phạm Quang Thọ, Phó Giám đốc Trung tâm công nghệ chống hàng giả Việt Nam nhấn mạnh, thuốc và thực phẩm chức năng có tầm quan trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người nên các loại sản phẩm này phải được cơ quan chức năng quản lý, kiểm tra một cách chặt chẽ, nhằm đảm bảo tốt nhất cho quyền lợi của người tiêu dùng.
Một số hình ảnh sản phẩm bị làm giả được giới thiệu tại hội thảo. |
Tuy nhiên, thuốc giả và thực phẩm chức năng giả đã tồn tại rất lâu, gây ra không biết bao nhiêu hệ lụy và đang diễn ra với quy mô ngày càng lớn, công nghệ ngày càng tinh xảo hơn, nhưng các giải pháp để chống lại vấn nạn này đến nay vẫn chưa có hiệu quả cao.
Theo ông Nguyễn Đức Lê, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ, Tổng cục Quản lý thị trường, lợi nhuận của ngành dược rất lớn là một trong những nguyên nhân khiến loại tội phạm làm giả các sản phẩm thuốc và thực phẩm chức năng ngày càng gia tăng và chưa có hồi kết. . Điểm qua hàng loạt các vụ án trong ngành Y tế trong thời gian vừa qua, điển hình là vụ án của Việt Á và VN Pharmar cho thấy, tổng giá trị của những vụ gian lận này lên đến con số hàng nghìn tỷ đồng.
Đáng lo ngại, ông Nguyễn Đức Lê cho hay, nguy hiểm nhất, khó kiểm soát nhất không phải là hàng giả sản xuất trong nước, mà đặt sản xuất giả luôn từ nước ngoài rồi vận chuyển về. Nhiều đơn vị nhập khẩu, có tờ khai, nhưng thực tế là đặt làm giả ở nước ngoài, tinh vi hơn rất nhiều. Trong khi đó, việc kiểm soát là hậu kiểm, và chi phí cho giám định rất lớn.
Không nên mua thuốc lung tung trên mạng!
Cũng theo ông Nguyễn Đức Lê, thuốc giả, thực phẩm chức năng giả ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe con người. Người bệnh dùng thuốc giả, cơ hội chữa bệnh mất đi, sức khỏe giảm sút. Với doanh nghiệp làm ăn chân chính, bị ảnh hưởng thương hiệu, nền kinh tế cũng bị giảm uy tín, khi chúng ta hội nhập mà sản phẩm bị làm giả sẽ khó thu hút đầu tư nước ngoài.
Trong khi đó, thuốc và thực phẩm chức năng là các sản phẩm mang tính chất đặc thù. Bằng phương pháp thông thường, không thể phát hiện thật giả một cách chính xác. Việc kiểm nghiệm thành phần, chất lượng thuốc... là phương pháp được lựa chọn tối ưu để xác định độ thật giả của một sản phẩm.
“Tuy nhiên, cần 1 khoản kinh phí lớn và thời gian dài để đánh giá, điều tra. Đây cũng là rào cản lớn trong việc phát hiện và xử lý kịp thời vấn nạn thuốc và thực phẩm chức năng giả trên thị trường. Có những vụ việc, mặc dù có được sự tham gia của ngành Y tế, nhưng việc xác định thuốc giả như trong vụ án VN Pharmar kéo dàng hàng năm trời mới có thể đưa ra kết luận, Tòa án mới có thể đưa ra được kết luận đó là sản phẩm làm giả về cả chất lượng lẫn nguồn gốc xuất xứ”, ông Lê nói.
Nói về giải pháp, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ, Tổng cục Quản lý thị trường cho rằng, cần phải có những công cụ, giải pháp được pháp luật thừa nhận được áp dụng một cách triệt để có thể hỗ trợ cho cơ quan quản lý thị trường dễ dàng hơn khi thực thi nhiệm vụ, hóa giải những khó khăn tồn đọng, đồng thời chúng tôi có cơ sở để đánh giá, xác minh độ thật giả của của hồ sơ sản phẩm, tránh trường hợp bị cho là làm khó doanh nghiệp trong quá trình thực hiện.
Bên cạnh việc nỗ lực đấu tranh chống hàng giả của các lực lượng chức năng, việc doanh nghiệp tự bảo vệ thương hiệu sản phẩm của mình, thì nâng cao ý thức toàn dân là một giải pháp hữu hiệu.
“Nếu dân vẫn mua thuốc tự phát, không qua kê đơn, ai cũng tự làm bác sĩ thì cơ hội cho hàng giả, xâm phạm bản quyền, hàng kém chất lượng vẫn còn. Nhiều người mua vì thấy quảng cáo hay quá, rồi đặt mua online. Không nên mua thuốc lung tung trên mạng, ship đến”, ông Lê nói.
Nhiều ý kiến đồng quan điểm với ông Lê, chỉ riêng các cơ quan Nhà nước thì không thể giải quyết được nạn thuốc giả, thực phẩm chức năng giả, mà phải có sự tương tác của người tiêu dùng, người tiêu dùng phải phản ánh, tẩy chay hàng giả.
Chia sẻ tại hội thảo, bà Nguyễn Diệu Hà, Tổng Thư ký, Chánh văn phòng Hiệp hội doanh nghiệp dược Việt Nam bày tỏ lo ngại vì “công nghệ làm giả đã làm giả cả tem chống giả và còn đẹp hơn cả tem chống giả thật”. Theo bà Hà, nhiều năm qua, số lượng thuốc giả, xâm nhập vào hệ thống cung ứng thuốc và đến tay bệnh nhân đang ngày càng gia tăng. Trong đó, đa số là kháng sinh và thường là những kháng sinh đắt tiền của các thương hiệu dược nổi tiếng.
Lời khuyên của chuyên gia
Dưới góc độ bảo vệ người tiêu dùng, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam chia sẻ, bên cạnh những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh làm ăn nghiêm túc, vẫn còn không ít tổ chức, cá nhân lợi dụng kẽ hở pháp luật và sự cả tin của người tiêu dùng để bán hàng với giá cao, chất lượng không bảo đảm, bán hàng giả.
“Hành vi vi phạm diễn ra dưới nhiều hình thức với quy mô, tính chất khác nhau. Có vụ hàng trăm thùng thực phẩm chức năng, nhãn ghi xuất xứ Mỹ nhưng thực tế sản xuất ở Hải Dương. Có vụ trên 3.780 lọ thực phẩm chức năng dạng viên nang, nhãn ghi sản xuất tại Mỹ, nhưng thực tế tại Trung Quốc...”, ông Hùng cho biết.
Cũng theo ông Hùng, được cung cấp thông tin chính xác về hàng hóa là một trong 8 quyền của người tiêu dùng; lừa dối hoặc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng thông qua hoạt động quảng cáo là một trong 8 hành vi bị cấm, được quy định trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về công dụng của sản phẩm, hàng hóa là một trong những hành vi bị cấm theo quy định của Luật Quảng cáo. Nhưng trên thực tế, những quảng cáo gây nhầm lẫn, không phải hiếm gặp. Đã từng có trường hợp khi bị cơ quan chức năng phát hiện, cửa hàng kinh doanh đã chuyển địa điểm sang thành phố khác, mang tên pháp nhân, tên sản phẩm khác...
Ông Hùng kiến nghị cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý Nhà nước, phát hiện, xử lý kịp thời và đúng pháp luật các hành vi vi phạm. Đồng thời, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, vì sự phát triển bền vững của chính mình, cần bảo đảm các quyền của người tiêu dùng và người tiêu dùng chỉ nên mua thuốc, thực phẩm chức năng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, cần có tư vấn khi sử dụng. /.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Tin khác
Vạch trần thủ đoạn của nhóm đối tượng đấu giá 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn
Tin nóng 22/12/2024 13:22
"Điểm mặt" 3 sàn ngoại hối lừa đảo vừa bị Công an Hà Nội triệt phá
Tin nóng 22/12/2024 10:19
Hà Nội: Liên tiếp phát hiện các vụ việc kinh doanh hàng hóa có dấu hiệu nhập lậu
Tin nóng 20/12/2024 21:43
Chân dung kẻ phóng hỏa tại quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Tin nóng 19/12/2024 10:35
Bình Dương: Triệt phá băng nhóm buôn bán ma túy có nhiều tiền án
Tin nóng 19/12/2024 08:28
TP.HCM: Bắt 3 đối tượng mua bán, vận chuyển hơn 42kg ma túy các loại
Tin nóng 16/12/2024 16:48
Bình Dương: Khởi tố các đối tượng mua bán hoá đơn trái phép
Tin nóng 14/12/2024 07:44
Nhập khẩu "khí cười" nhưng khai báo là phụ gia thực phẩm với trị giá hơn 5 triệu USD
Tin nóng 11/12/2024 11:04
Cách thức lừa đảo của "Mr Pips" Phó Đức Nam và "Mr Hunter" Lê Khắc Ngọ
Tin nóng 11/12/2024 06:41
Công an thành phố Hà Nội thông tin về thủ đoạn lừa đảo của TikToker "Mr Pips" Phó Đức Nam
Tin nóng 10/12/2024 22:23