Văn hoá ứng xử người Hà Nội: Góc nhìn từ tuân thủ pháp luật giao thông
Xây dựng văn hóa giao thông từ những hành động nhỏ Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn giao thông |
1. Theo nghĩa thông thường, “văn hoá giao thông” là những hành động “có văn hoá”, những hành động đẹp khi tham gia giao thông. Văn hoá giao thông có quan hệ khăng khít với pháp luật về giao thông, trước hết là hành động tuân thủ pháp luật giao thông, song nó là những hành vi ứng xử có văn hoá hơn những điều được quy định trong luật. Văn hoá ứng xử có nhiều biểu hiện khác nhau từ lời ăn tiếng nói, từ cách cư xử giao tiếp trong gia đình, cách cư xử ngoài xã hội… Văn hoá giao thông là một khía cạnh của văn hoá ứng xử.
Chấp hành nghiêm chỉnh Luật Giao thông là góp phần xây dựng văn hóa giao thông, để chúng ta có một xã hội giao thông an toàn. Ảnh: Giang Nam |
Tại Hà Nội, từ xưa dân gian đã có câu “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”, trong thi ca, văn hoá ứng xử người Hà Nội vẫn nổi tiếng với hai từ thanh lịch. Bởi vậy, không ít lần, tôi chứng kiến những người già, những người từ quê mới ra khi sang đường hoặc tìm đường trong nội đô được Cảnh sát giao thông tận tình chỉ dẫn, phân luồng phương tiện để đi lại thuận lợi. Cũng không ít lần, trong những vụ tai nạn giao thông tôi chứng kiến cảnh người đi đường cùng nhau giúp đỡ người bị nạn. Người sơ cứu, người gọi cứu thương… và họ chỉ thực sự yên tâm khi người bị nạn được chuyển đi an toàn.
Theo ông Ngô Minh Hoàn, Phó Chủ tịch Công đoàn ngành Giao thông vận tải Hà Nội, như ở các lĩnh vực khác, việc hình thành văn hóa giao thông cần sự tuyên truyền, vận động kiên trì, thường xuyên, lâu dài theo các tiêu chí nhất định, theo từng đối tượng và loại hình giao thông. Chẳng hạn, để nhân rộng những “hạt nhân” có ý thức tuân thủ và chấp hành luật lệ khi tham gia giao thông, năm nào Công đoàn ngành cũng tổ chức Hội thi “tìm hiểu Luật Giao thông đường bộ và kỹ năng lái xe mô tô giỏi, an toàn. Đây là hoạt động ý nghĩa, là sân chơi bổ ích, lành mạnh và thực tế giúp đoàn viên, công nhân viên chức lao động nâng cao kỹ năng điều khiển phương tiện giao thông. Đặc biệt, mỗi thí sinh tham gia hội thi đều sẽ là một tuyên truyền viên tích cực về an toàn giao thông và xây dựng thói quen trong việc thực hiện Luật Giao thông; biết xử lý các tình huống nếu xảy ra va chạm giao thông; lan tỏa kỹ năng, văn hóa giao thông.
2.Xây dựng văn hóa giao thông nói một cách đơn giản là tham gia hoạt động giao thông một cách có văn hóa cả trong hành vi cũng như ứng xử, bảo đảm tuân thủ luật pháp cùng các quy định liên quan. Làm được điều này phần lớn phải dựa vào ý thức của những người tham gia giao thông. Tuy nhiên, văn hóa giao thông nhiều khi chưa được coi trọng. Dễ thấy, trong tình huống xảy ra ùn tắc giao thông, người tham gia giao thông thường sẽ xuất hiện tâm lý mong muốn “thoát” khỏi điểm ùn tắc để “về đích” càng nhanh càng tốt. Một bộ phận người tham gia giao thông chấp nhận thực trạng hiện hữu, có ý thức nhường nhịn, kiên nhẫn chờ đợi, tuân thủ sự điều hành của cảnh sát giao thông, trong khi một bộ phận khác lại tìm mọi cách phải vượt qua điểm ùn tắc, bất chấp luật lệ, thậm chí coi thường cả tính mạng của mình và của người chung quanh.
Thực tế cho thấy, nguyên nhân đưa đến tai nạn và ùn tắc giao thông rất đa dạng và phức tạp, trong đó có sự tác động tiêu cực của những hành vi thiếu văn hóa của người tham gia giao thông, không tự giác thực hiện những quy định của luật lệ giao thông như: Đi không đúng phần đường, chạy quá tốc độ, vượt ẩu, vượt đèn đỏ, đi vào đường một chiều, đi xe lên vỉa hè, chở người quá quy định, uống rượu bia, sử dụng ma túy khi lái xe, chen lấn, lạng lách, đi xe máy khi chưa đủ tuổi hoặc chưa có bằng lái, đi bộ qua đường tùy tiện, đua xe bất hợp pháp, không đội mũ bảo hiểm, gây gổ khi va chạm trên đường, chống lại người thi hành công vụ…
Chia sẻ tại tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Hình thành văn hóa giao thông của cá nhân và cộng đồng”, ông Trần Hữu Minh, Phó Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho rằng, xây phải đi đôi với chống và bên cạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động, chúng ta cần phải có biện pháp mạnh tay xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm.
Đơn cử việc cấm uống rượu, bia, nghe điện thoại di động khi lái xe được đề ra từ lâu, nhưng hiện tượng này vẫn xảy ra thường xuyên trên đường phố và việc xử phạt chưa thật nghiêm túc, mang tính răn đe, cho nên đối tượng bị phạt vẫn tái phạm và tình trạng này dần trở thành chuyện bình thường trong suy nghĩ của không ít người. Còn nhớ thời kỳ mới đề ra việc đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm, tuyên truyền vận động mãi vẫn có nhiều ý kiến bàn ra, bàn vào cho rằng bất tiện, song khi đã trở thành quyết định mang tính pháp lý buộc mọi người phải tuân thủ, ai không chấp hành sẽ bị xử phạt thì mọi chuyện lại đâu vào đó và cho đến nay, đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm đã trở thành thói quen của nhiều người dân.
3.Bàn về câu chuyện xây dựng văn hoá giao thông, nhà văn Nguyễn Văn Học – người giành giải Nhì cuộc thi viết “Vì an toàn giao thông Thủ đô” do Ban An toàn giao thông Thành phố và Sở Giao thông vận tải phối hợp tổ chức chia sẻ, tham gia giao thông tuân thủ Luật cũng là một trong những động thái góp phần xây dựng văn hóa. Hơn hết, xây dựng văn hóa giao thông là xây dựng thói quen tham gia giao thông một cách có văn hóa. Muốn hình thành thói quen này, vai trò của công tác tuyên truyền, giáo dục là vô cùng quan trọng.
Thực tế, Hà Nội là địa phương có quy mô giáo dục lớn nhất cả nước, do đó nỗi lo về mất an toàn giao thông trên đường đến trường của học sinh luôn thường trực. Đáng chú ý, hiện mô hình kết hợp tuyên truyền với xử phạt đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Cả phụ huynh và học sinh đã có ý thức hơn trong việc chấp hành luật lệ an toàn giao thông. Ngoài ra, để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho học sinh, Công an thành phố và Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cũng phối hợp, tổ chức tuyên truyền pháp luật về trật tự, an toàn giao thông trong các trường học và cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố. Đây là việc làm ý nghĩa, có vai trò quan trọng nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, bảo đảm an toàn giao thông trên địa bàn thành phố và xây dựng văn hóa giao thông trong học đường.
Việc tuyên truyền cũng được diễn ra trực tiếp hoặc lồng ghép qua các buổi sinh hoạt, tuyên truyền qua hệ thống loa đài phát thanh của các trường học, qua các pano hình ảnh, hình ảnh trưng bày và các hoạt động ngoại khóa. Trường Trung học cơ sở Lê Quý Đôn (quận Cầu Giấy) là ví dụ. Bà Lê Thị Kim Ánh, Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở Lê Quý Đôn cho biết, giáo dục kiến thức, kỹ năng và thái độ của học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên sẽ góp phần xây dựng văn hoá giao thông. Chính vì thế, tại Trường Trung học cơ sở Lê Quý Đôn luôn xác định tuyên truyền, giáo dục an toàn giao thông cho các em học sinh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các trường. Qua đó, trang bị tốt cho các em học sinh kiến thức, kỹ năng an toàn giao thông bằng hình thức phù hợp trong môn học và hoạt động ngoại khóa.
Ứng xử văn hóa trong giao thông sẽ góp phần tạo thêm hình ảnh đẹp cho đường phố, xây dựng đô thị văn minh, trật tự, an toàn cùng nền nếp và lối sống văn hóa của cộng đồng dân cư. Bởi vậy, nâng cao nhận thức và ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông, xây dựng văn hóa giao thông trong cộng đồng luôn cần được chú trọng và làm thường xuyên, liên tục. Mỗi người hãy tuân thủ pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, xây dựng văn hóa giao thông từ ngay trong những hành động nhỏ, để chúng ta có một xã hội giao thông an toàn./.
Giang Nam
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương
Tôi yêu Hà Nội 23/10/2024 11:30
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm
Tôi yêu Hà Nội 22/10/2024 14:02
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh
Thủ đô 11/10/2024 15:43
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 17:49
Có một Hà Nội lắng hồn trong thi ca
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 14:13
Mùa thu và ngày Giải phóng Thủ Đô
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 05:45
Trách nhiệm với quê hương, đất nước
Tôi yêu Hà Nội 08/10/2024 16:24
Đồng chí Phạm Quang Nghị được vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú”
Tôi yêu Hà Nội 08/10/2024 10:21
Lắng đọng Chương trình: "Ký ức tháng Mười - Khát vọng vì Thủ đô bình yên"
Tôi yêu Hà Nội 05/10/2024 15:35
Carnaval Áo dài “Phụ nữ Thủ đô hội nhập và phát triển”
Tôi yêu Hà Nội 05/10/2024 14:03