Văn hóa tín ngưỡng hầu đồng tại đền Sòng
Đầu năm trẩy hội đền Chúa Thác Bờ Là một trong những địa điểm du lịch văn hóa tâm linh nổi tiếng bậc nhất khu vực tây Bắc, hàng năm, đền Chúa Thác Bờ (tại xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc và xã Bình Thanh, huyện Cao Phong, Hòa Bình) luôn thu hút hàng vạn lượt du khách đến chiêm bái, cầu tài lộc, bình an… |
Vở diễn hầu đồng của đạo diễn Việt Tú hút khách tại Anh Ê-kíp của vở diễn hầu đồng "Tứ Phủ" mang theo hơn 300 kg thiết bị để chuẩn bị kỹ lưỡng cho những buổi trình diễn với khán giả quốc tế tại Hội chợ Du lịch Thế giới 2016 đang diễn ra tại London, Anh quốc. |
Nhiếp ảnh gia Mỹ ra sách về phong tục Hầu đồng Sau hơn 2 năm nghiên cứu, thu thập tài liệu, nhiếp ảnh gia người Mỹ Tewfic El-Sawy đã xuất bản cuốn sách ảnh về phong tục Hầu đồng của Việt Nam. |
Thanh đồng nam đang múa đồng ở đền Sòng (Bỉm Sơn - Thanh Hóa) |
Tương truyền, xưa có một ông lão cầm một cành tre khô đến nơi đây, khấn rằng, nếu cắm cây gậy xuống đất mà biến thành cây tươi tốt thì sẽ xây đền thờ Liễu Hạnh công chúa. Màu nhiệm thay, gậy tre khô trở nên xanh tươi, bén rễ, đâm chồi tỏa lá tốt tươi lạ thường. Người đời cho đây là điều lạ linh ứng, linh thiêng nên lập Đền Sòng để thờ cúng và lấy ngày 26/2 âm lịch hàng năm là ngày hội chính của Thánh Mẫu Liễu Hạnh.
Trải qua quá trình lịch sử lâu dài gắn với nhu cầu về sinh hoạt tín ngưỡng của người dân, tháng 6/1989, đền Sòng, được trùng tu, tôn tạo khôi phục lại hoàn toàn vẻ trang nghiêm, uy quyền kiểu cổ xưa. Đền Sòng hướng về phía Tây Bắc, trước đền có một hồ nước tự nhiên hình bán nguyệt quanh năm xanh trong đó là Hồ Cá Thần, tương truyền rằng trước đây hàng năm cứ đến cữ Tháng giêng, Tháng Hai có một đàn cá toàn thân màu đỏ lũ lượt kéo về bơi lội trong hồ, nhưng khi hết Lễ hội Đền Sòng (hết ngày 26 tháng 2 âm lịch) thì đàn cá tự nhiên không thấy nữa.
Thanh đồng nữ múa đồng tại đền Sòng |
Đặc biệt, vào mùa lễ hội đầu Xuân, đền Sòng thường có các giá đồng do các thanh đồng khắp các tỉnh về thuê “cung” múa hát. Mỗi buổi hầu đồng thường có 36 giá đồng, mỗi giá đồng gồm quần áo, lễ phục phù hợp linh ứng với các vị thánh thần như Ông Hoàng Mười, Cô Ba, Cô Bảy, Cô Chín…
Theo một người chuyên hầu giá đồng (quê Hoằng Hóa – Thanh Hóa), tiền lễ nhang, trang phục, hầu giá và trang trải suốt buổi hầu đồng thường do các con nhang đóng góp, giá đồng của những con nhang nghèo, ít tiền khoảng một vài chục triệu; giá đồng của con nhang, đệ tử lắm tiền nhiều của lên tới cá trăm triệu đồng, thậm chí vài trăm triệu đồng.
Để thực hiện hết các nghi lễ hầu đồng, các thanh đồng phải múa hát liên tục từ 8 đến 9 tiếng, các đệ tử cũng phải phục lễ, thay nhau đội lễ cầu cúng trong suốt thời gian đó. Người ta tin rằng các vị thần linh có thể nhập thể linh hồn vào thân xác các ông đồng, bà đồng trong trạng thái tâm linh thăng hoa, ngây ngất nhằm phán truyền, diệt trừ tà ma, chữa bệnh, ban phúc, ban lộc cho các con nhang, đệ tử.
Ở mỗi giá đồng, thanh đồng được các đệ tử thay trang phục cầu kỳ theo quy định của các thánh như Cô Ba, cô Chín, ông Hoàng Bảy, ông Hoàng Mười... |
Mỗi động tác múa trong các giá chầu phản ánh con người thật của vị thánh giáng đồng và thay đổi theo đặc điểm của “giá”. “Giá” quan thường múa cờ, múa kiếm, long đao, kích. Giá các chầu bà thì múa quạt, múa mồi, múa tay không. Giá ông hoàng thì có múa khăn tấu, múa tay không, múa cờ. Giá các cô múa quạt, múa hoa, chèo đò, múa thêu thùa, múa khăn lụa, múa đàn, múa tay không. Giá các cậu thường múa hèo, múa lân…
Nghi lễ Thánh giáng phải theo thứ tự từ cao đến thấp: Cao nhất là Thánh mẫu (Tứ vị Thánh mẫu), sau đó là hàng Quan (Ngũ vị quan lớn), Chầu (Tứ vị Chầu bà), Ông Hoàng (Ngũ vị ông Hoàng), Cô (thập nhị Vương cô), Cậu (thập vị Vương cậu), tổng cộng có đến 50-60 vị. Tuy nhiên, không phải tất cả các vị Thánh Tứ phủ đều nhập đồng, mà chỉ có một số, nhiều nhất là 36 vị nên mới có 36 giá đồng.
Khi nhập vào thanh đồng, các thánh sẽ múa, rồi ngồi nghe cung văn hát, kể sự tích lai lịch vị thánh đang giáng. Với các giá ông Hoàng thì cung văn ngâm các bài thơ cổ. Thánh biểu hiện sự hài lòng bằng động tác vê gối và thưởng tiền cho cung văn, rồi dùng rượu, xơi trầu. Những người ngồi dự chung quanh đến gần để cầu xin thánh điều gì đó, và đây cũng là lúc thánh phát lộc. Lộc thánh gồm nhiều thứ như: hoa quả, bánh trái, gương lược, tiền bạc, nén nhang cháy..
Dưới đây là một vài hình ảnh về buổi lễ hầu đồng, phóng viên báo Lao động Thủ đô ghi lại được ở đền Sòng, vào ngày 16 tháng Giêng âm lịch:
Mỗi giá là một bộ trang phục, thông thường mỗi buổi hầu đồng có khoảng 36 giá đồng... |
Sau đó, các thanh đồng múa những động tác và thể hiện đúng điệu bộ của các "thánh" tương ứng, ví dụ như chèo thuyền, múa kiếm, múa lửa... |
Sau khi múa, các thánh ngồi nghe hát chầu văn..., hút thuốc, uống rượu và ban lộc cho con nhang, đệ tử |
Các thanh đồng có thể phải múa liên tục từ 8-9 tiếng mới hết 36 giá đồng. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Tin khác
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ
Cộng đồng 19/12/2024 17:42
Độc đáo nghề làm hoa tre
Cộng đồng 19/12/2024 16:30
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”
Cộng đồng 19/12/2024 13:21