Vẫn còn một số quy định gây khó cho doanh nghiệp chưa được xử lý
Đơn giản hóa 27 thủ tục kinh doanh thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước Từ 1.9, đăng ký thủ tục kinh doanh hoàn toàn qua mạng |
Tại hội thảo “Công bố báo cáo dòng chảy pháp luật kinh doanh 2021” do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ngày 29/3 vừa qua, ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế VCCI cho biết có một nghịch lý là các cơ quan nhà nước đang lập phương án để cắt giảm, đơn giản hóa chi phí tuân thủ trong các quy định liên quan đến kinh doanh, nhưng các chính sách đang soạn thảo và dự kiến ban hành hoặc đã ban hành lại có tình trạng gia tăng chi phí, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Điều này khiến cho hoạt động cải thiện môi trường kinh doanh trở nên thiếu thống nhất và chưa thực sự hiệu quả.
Ông Tuấn lấy ví dụ trong năm 2021, cơ quan nhà nước đã soạn thảo dự thảo Nghị định về kinh doanh vận tải nội bộ, trong đó đặt ra các yêu cầu xe ô tô vận tải nội bộ phải lắp thiết bị giám sát hành trình theo lộ trình; doanh nghiệp phải có giấy phép hoạt động vận tải nội bộ khi sử dụng một số loại ô tô vận tải nội bộ nhất định. Theo khảo sát của VCCI thì hiện tại chi phí lắp đặt thiết bị khoảng 1,5 triệu đồng/xe/thiết bị. Dự kiến có khoảng 400.000 xe phải lắp.
Hội thảo “Công bố báo cáo dòng chảy pháp luật kinh doanh 2021”. |
Như vậy, chỉ riêng về chi phí cho thiết bị, tổng chi phí cho số xe phải lắp ước tính khoảng 600 tỷ đồng. Chi phí này chưa phản ánh đầy đủ thực tế xã hội phải bỏ ra, chưa tính các chi phí về đường truyền, nhân sự xử lý thông tin; các chi phí cơ quan nhà nước phải bỏ ra để thực hiện quản lý. Theo ông Tuấn, đối với một số doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề có điều kiện và có hoạt động vận tải nội bộ thì việc yêu cầu lắp thêm thiết bị giám sát hành trình cũng như xin giấy phép hoạt động vận tải nội bộ sẽ gia tăng chi phí và tạo gánh nặng rất lớn về thủ tục hành chính.
Ông Phạm Tấn Công - Chủ tịch VCCI cho biết, những năm gần đây, nhà nước luôn chú trọng hoạt động cải cách thể chế. Nhiều đợt rà soát, cắt giảm điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính đã được tiến hành. Tuy nhiên, bên cạnh những nỗ lực của cơ quan nhà nước trong hoạt động cải thiện môi trường kinh doanh, doanh nghiệp vẫn còn khá nhiều băn khoăn về tính thực chất của những hoạt động rà soát, cắt giảm chi phí tuân thủ. Bởi trong những đề xuất cắt giảm, doanh nghiệp vẫn nhìn thấy tính hình thức, rất nhiều quy định gây khó cho doanh nghiệp chưa được xử lý. Thậm chí, có quan ngại xuất hiện xu thế một số bộ ngành thắt chặt quản lý hơn nữa ở một số ngành, lĩnh vực trong hoạt động soạn chính sách.
Điểm đáng lưu ý, ở một số ngành, nghề trước đây được đánh giá cao về cải cách điều kiện kinh doanh, hiện nay đề xuất áp dụng lại các điều kiện kinh doanh trước đã xóa bỏ. Hoặc một số chính sách vẫn tạo ra gánh nặng về chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp. Điều này cho thấy nghịch lý, trong khi Chính phủ đang có nhiều đợt tổng rà soát cắt giảm chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp thì những chính sách soạn thảo mới lại đang tạo ra những rào cản, gánh nặng mới cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, theo ông Đậu Anh Tuấn, chất lượng của thông tư, công văn vẫn còn nhiều điểm quan ngại. Đây là hai loại văn bản liên quan sát sườn đến hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp. Chẳng hạn, có nhiều thông tư vẫn ban hành điều kiện kinh doanh - điều bị cấm theo Luật Đầu tư 2014, 2020; các quy định tại thông tư chưa minh bạch, chưa hợp lý, còn chồng chéo, mâu thuẫn, hay các công văn ban hành quy phạm pháp luật, nội dung hướng dẫn tại công văn chưa phù hợp…
Theo ông Tuấn, mặc dù Luật đã quy định rất rõ nhưng tình trạng thông tư ban hành điều kiện kinh doanh khá nhiều. Ngày 1/7/2016 có đến hơn 50 nghị định về điều kiện kinh doanh được ban hành và phát sinh hiệu lực. Từ 1/7/2016 đến nay hiện tượng thông tư ban hành điều kiện kinh doanh không còn nhiều như trước, các bộ đã ý thức hơn về thẩm quyền ban hành điều kiện kinh doanh. Tuy vậy, ông Tuấn cho rằng, nếu rà soát hệ thống pháp luật kinh doanh, không khó để tìm ra các thông tư vẫn còn quy định về điều kiện kinh doanh.
Thậm chí có những thông tư ban hành từ trước năm 2016 quy định về điều kiện kinh doanh vẫn đang được áp dụng trên thực tế. Ví dụ Điều 12 Thông tư 35/2014/TT-BTNMT quy định việc điều tra, đánh giá đất đai quy định điều kiện của doanh nghiệp thực hiện điều tra, đánh giá đất đai, điều kiện cá nhân thực hiện điều tra… Đây là điều kiện kinh doanh khá rõ ràng nhưng không được nâng cấp lên thành nghị định trong đợt rà soát. Nhiều trường hợp không nhất thiết cần thông tư nhưng các cơ quan nhà nước vẫn ban hành. Khi rà soát văn bản, VCCI nhận thấy dường như đang có tình trạng lạm dụng ban hành thông tư.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Tài chính 23/12/2024 11:37
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Tài chính 23/12/2024 06:10
Hôm nay (22/12): Giá vàng nhẫn tăng nhẹ
Tài chính 22/12/2024 06:02
6,8 triệu cổ phiếu BMK chào sàn UPCoM ngày 26/12
Tài chính 21/12/2024 22:33
Năm 2025, lãi suất cho vay nhà ở xã hội giảm xuống 4,7%/năm
Tài chính 21/12/2024 22:32
Prudential và HSBC hợp tác lấy trải nghiệm của khách hàng làm trọng tâm
Tài chính 21/12/2024 17:35
Cơ hội đầu tư nào sẽ khởi sắc trong năm 2025?
Tài chính 19/12/2024 16:33
Tăng cường các giải pháp điều hành lãi suất, tín dụng
Tài chính 19/12/2024 11:42
Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam: Cầu nối đóng góp vào sự phát triển lớn mạnh của thị trường bảo hiểm
Tài chính 19/12/2024 09:36
100% Bộ, cơ quan trung ương, địa phương thành lập Ban chỉ đạo Tổng kiểm kê tài sản công
Tài chính 19/12/2024 08:55