Uống rượu, bia, “chỉ dắt xe” có bị phạt vi phạm nồng độ cồn?
Không nên “nới” quy định về uống rượu, bia! Tích cực tuyên truyền nhân dân "đã uống rượu, bia - không lái xe" trong dịp Tết |
Đề xuất hai phương án về cấm nồng độ cồn
Tiếp tục chương trình làm việc Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, sáng nay 27/3, các đại biểu đã cho ý kiến về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Trong báo cáo gửi hội nghị, Ủy ban Quốc phòng - An ninh cho biết, đa số ý kiến nhất trí với dự thảo Luật là cấm tuyệt đối nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Quy định cấm tuyệt đối nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện giao thông đã đi vào cuộc sống, được đông đảo người dân đồng tình thực hiện và đang từng bước hình thành văn hóa “đã uống rượu, bia không lái xe”.
Việc quy định cấm tuyệt đối nồng độ cồn bảo đảm tính khả thi hơn so với quy định cho phép nồng độ cồn ở ngưỡng nhất định. Quy định có ngưỡng nhất định thì chính người dân khó xác định uống bao nhiêu, uống thế nào cho thấp hơn ngưỡng đó, cơ quan chức năng cũng khó khăn trong việc xử lý.
Tuy nhiên, một số ý kiến đề nghị đưa ra mức giới hạn thấp nhất về nồng độ cồn, thay vì cấm tuyệt đối như hiện nay. Theo đó, với nồng độ cồn thấp, tài xế vẫn có khả năng làm chủ hành vi và điều khiển phương tiện. Chưa kể nhiều trường hợp mặc dù đã uống rượu, bia sau một thời gian dài (12 - 24 giờ), hoặc qua đêm mà vẫn còn nồng độ cồn. Việc quy định ngưỡng sẽ tạo điều kiện cho người đã sử dụng rượu, bia vẫn được điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Quốc hội |
Do có 2 luồng quan điểm khác nhau, Thường trực Ủy ban Quốc phòng - An ninh thiết kế 2 phương án để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Phương án một là cấm tuyệt đối nồng độ cồn, áp dụng đối với tất cả các loại phương tiện giao thông đường bộ.
Phương án hai là giữ nguyên như Luật Giao thông đường bộ năm 2008: Chỉ cấm tuyệt đối với ô tô, máy kéo và xe máy chuyên dùng; còn mô tô, xe gắn máy sẽ có ngưỡng tối thiểu (50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/1 lít khí thở). Nếu áp dụng, sẽ phải sửa đổi Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Tại phiên họp thứ 31, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến cụ thể đối với 2 phương án trên và nhất trí đề nghị lựa chọn phương án 1.
Đánh giá tác động chính sách toàn diện hơn
Phát biểu thảo luận, đại biểu Phạm Văn Hoà (Đoàn tỉnh Đồng Tháp) cho hay: “Thực tế, nếu uống 1 cốc bia hoặc 1 cốc rượu, không biết người khác ra sao, chứ với tôi tâm trí vẫn bình thường, lái xe vẫn ổn, không có chuyện gì xảy ra. Nếu uống 1 cốc bia mà tâm trí không tỉnh táo là không chuẩn”.
Cũng theo đại biểu Phạm Văn Hòa, ông “tìm hiểu người khác cũng nói vậy, hiện nay đối với dân Việt Nam vẫn có thói quen, về dự đám tiệc, uống chút đỉnh. Tôi ủng hộ hoàn toàn đã uống rượu bia thì không lái xe, tuy nhiên, uống ngày trước nhưng sáng hôm sau đo vẫn còn nồng độ cồn, bị phạt thì vô lý, đề nghị Quốc hội xem xét. Nên quan điểm tôi ủng hộ phương án 2”.
Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Minh Tâm, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách tỉnh Quảng Bình bày tỏ ủng hộ với phương án 1 - cấm tuyệt đối nồng độ cồn.
Theo đại biểu, “quy định như trên không phải là mới, mà chỉ kế thừa quy định hiện đang có tại Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia. Việc cấm tuyệt đối nồng độ cồn sẽ góp phần phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro do hành vi điều khiển phương tiện mà đã uống rượu, bia gây ra”.
Dù vậy, theo đại biểu, thực tiễn cho thấy, việc sử dụng rượu, bia được xem là nét văn hóa, thói quen của một bộ phận người dân, lĩnh vực sản xuất, cung ứng sản phẩm rượu, bia cũng đóng góp cho ngân sách một phần không nhỏ, tạo công ăn việc làm cho người lao động… Việc cấm tuyệt đối sẽ ảnh hưởng nhất định đến những vấn đề này.
Các đại biểu tại hội nghị. Ảnh: Quốc hội |
Để thuyết phục hơn, đại biểu đề nghị Chính phủ đánh giá tác động chính sách toàn diện hơn, đưa ra các số liệu để chứng minh rằng, nếu đưa ra ngưỡng nồng độ cồn là không khả thi, khó kiểm soát tai nạn giao thông”.
“Chỉ dắt xe” có bị coi là điều khiển phương tiện?
Đại biểu Nguyễn Đại Thắng - Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách tỉnh Hưng Yên cũng ủng hộ cấm tuyệt đối nồng độ cồn, vì “tính mạng, sức khỏe con người là trên hết, trước hết”.
Đại biểu cho biết, ban đầu khi thảo luận tổ cho ý kiến về dự án Luật này, ông có đề nghị xem xét ngưỡng nồng độ cồn, nhưng sau khi nghiên cứu các con số về tai nạn giao thông, kết quả mang lại từ việc xử lý nghiêm vi phạm về nồng độ cồn, ưu điểm, nhược điểm của hai phương án, ông đã quyết định chọn phương án 1, cấm tuyệt đối nồng độ cồn.
“Nếu có ngưỡng và vượt ngưỡng mới bị xử lý, khi đã ngồi vào bàn rồi thì làm sao xác định được uống thế nào là trong ngưỡng, thế nào là vượt ngưỡng”, đại biểu nói, và cho rằng cấm tuyệt đối sẽ góp phần hình thành văn hóa đã uống rượu, bia thì không lái xe. Vì thế, cấm tuyệt đối nồng độ cồn là cần thiết, đáp ứng nhu cầu thực tiễn, bảo vệ cho chính gia đình của người điều khiển phương tiện giao thông và gia đình của họ.
Đai biểu Thái Thị An Chung - Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách tỉnh Nghệ An cũng đồng ý với phương án cấm tuyệt đối nồng độ cồn và cho rằng, cần tiếp tục thực hiện quy định cấm ít nhất trong 5 năm nữa để hình thành văn hóa đã sử dụng rượu, bia thì không điều khiển phương tiện giao thông. Sau đó có thể đánh giá tổng kết và cân nhắc có thể quy định giới hạn nồng độ cồn hay không.
Bên cạnh đó, đại biểu đề nghị bổ sung giải thích từ ngữ về “điều khiển phương tiện”, vì thực tế, có hành vi dắt xe, vậy hành vi này có phải là điều khiển hay không. Theo đại biểu, cần có quy định về hành vi đã uống rượu bia nhưng “chỉ dắt xe”, có bị coi là điều khiển phương tiện và bị phạt vì vi phạm nồng độ cồn hay không?
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31