Từ vụ pate Minh Chay nghĩ đến công tác quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm

(LĐTĐ) Những ngày qua, công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm rộ lên vụ ngộ độc do ăn phải pate Minh Chay của Công ty TNHH Hai thành viên Lối sống mới ở Đông Anh Hà Nội. Xác định ban đầu cho thấy đây là một vụ việc rất nghiêm trọng về vệ sinh an toàn thực phẩm trong năm 2020. Các cơ quan quản lý Nông nghiệp, Công thương và Y tế đã vào cuộc để kiểm tra nguyên nhân của vụ việc, Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế đã đề nghị Cơ quan Công nn điều tra làm rõ vụ việc này để trả lời trước công luận.
Độc tố botulinum trong Pate Minh Chay: Sử dụng chưa đến 0,1mg đã có thể gây tử vong
Hơn 10.000 sản phẩm Pate Minh Chay được bán online
Hà Nội: Tạm giữ, xử lý hơn 31.000 sản phẩm bánh trung thu

Qua thông tin của các cơ quan báo chí và ý kiến của các chuyên gia, các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm cho ta thấy: quy mô và tính chất của vụ việc là rất phức tạp, số lượng hàng được tung ra thị trường kể cả bán trực tiếp và bán online là khá lớn. 12.000 khách hàng đã mua và sử dụng sản phẩm này. Một số khách hàng do nhiễm độc nặng đang phải cấp cứu tại các bệnh viện. Qua vụ việc này, sơ bộ chúng ta có thể rút ra một số vấn đề như sau:

Thứ nhất, theo quy định hiện nay thì phần lớn những sản phẩm thực phẩm thông qua chế biến đang lưu hành trên thị trường nội địa đều được cấp Giấy phép đủ điều kiện sản xuất kinh doanh của cấp có thẩm quyền của các Bộ ngành liên quan, sau đó Doanh nghiệp được phép tự công bố Tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa và trước khi lưu hành trên thị trường. Theo tôi đây là một lỗ hổng lớn trong công tác quản lý cần phải xem xét lại bởi mấy lý do sau đây: Một khi doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm và đã tự công bố chất lượng sản phẩm của mình thì sản phẩm thường xuyên được tung ra thị trường, chính vì vậy trong thực tế chả có doanh nghiệp nào tự công bố “sản phẩm mình không đạt chất lượng” cả (mặc dù từng lô hàng sản xuất ra có thể chất lượng, tính an toàn không đồng đều nhau, thậm chí là vi phạm an toàn thực phẩm).

tu vu pate minh chay nghi ve cong tac quan ly nha nuoc ve an toan thuc pham
Từ vụ pate Minh Chay nghĩ đến công tác quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm (ảnh N.Dung)

Vấn đề thứ hai đó là, với điều kiện hiện nay theo thống kê cho biết, ở Việt Nam có hàng chục vạn cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm đa phần là nhỏ lẻ đang hoạt động, chính vì vậy, cho tự công bố chất lượng sau hậu kiểm là một bài toán cực kỳ khó khăn và bất cập, không thể thực hiện được. Bởi: ở Việt Nam, kỷ luật thị trường, kỷ luật sản xuất kinh doanh trong mỗi doanh nghiệp và trong mỗi con người Việt chưa được tự giác đến mức độ tuân thủ các quy định của Pháp luật một cách nghiêm túc 100%. Với trình độ nhận biết còn thấp kém như vậy và với số doanh nghiệp lớn như trên thì các cơ quan quản lý của các bộ ngành liệu có hậu kiểm kịp thời và đầy đủ những sản phẩm tung ra thị trường hàng tháng hàng năm hay không? Điều đó mặc dù chưa có số thống kê nhưng chắc chắn là khó có thể thực hiện được trọn vẹn. Từ đó dẫn tới những sơ hở bị lợi dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh của những doanh nghiệp làm ăn không nghiêm túc, chỉ vì lợi nhuận mà bất chấp tất cả quyền lợi của người tiêu dùng và của xã hội.

Bên cạnh đó, vấn đề thứ ba cần nhắc đến đó là câu chuyện về 1kg thịt lợn, trước đây, 1 kg thịt lợn do 3 Bộ quản lý: Bộ Nông nghiệp quản lý chăn nuôi, Bộ Công thương quản lý việc lưu thông thịt lợn đã giết mổ và Bộ Y tế quản lý các sản phẩm thịt lợn đã qua chế biến vẫn còn nguyên giá trị thời sự về công tác quản lý cho đến hôm nay. Khi xảy ra vụ việc Pate Minh Chay thì Cơ quan Nông nghiệp địa phương cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất chế biến sản phẩm, sau đó thì lại mời Cơ quan Y tế và Công thương vào xem xét kiểm tra và xử lý. Chính sự phân công cắt khúc dễ dẫn tới những đùn đẩy trách nhiệm giữa các Bộ với nhau khi xảy ra các vụ việc, mặt khác, chậm thời gian xử lý kịp thời những vụ việc nghiêm trọng. Thực tế chứng minh cho ta thấy hậu quả qua vụ việc này thì từ khi phát hiện đến khi đình chỉ lưu thông và thông báo cho người tiêu dùng mất tới tận 9 ngày.

Thứ tư, chúng ta đã có khá đầy đủ các Luật liên quan đến an toàn thực phẩm như Luật Bảo vệ Người tiêu dùng, Luật Chất lượng hàng hóa, Luật Thương mại, Luật an toàn thực phẩm... Xong các nghị định hướng dẫn vẫn chưa thật đầy đủ, còn thiếu và chồng chéo cũng làm cho công tác quản lý thực sự gặp nhiều khó khăn. Chính Lãnh đạo Tổng Cục Quản lý Thị trường thuộc Bộ Công thương đã cho biết: “Hiện nay hệ thống các quy chuẩn kĩ thuật, tiêu chuẩn quốc gia hoặc các quy định về an toàn đối với các sản phẩm thực phẩm còn thiếu và chưa rõ ràng, thực tế này đã gây nhiều khó khăn cho các cơ quan quản lý chất lượng thực phẩm lưu thông trên thị trường”.

Rõ ràng đây cũng là một nguyên nhân làm cho công tác quản lý an toàn thực phẩm gặp nhiều khó khăn và hiệu quả không cao, người tiêu dùng vẫn phải chịu trận với ma trận hàng hóa trên thị trường hiện nay, đặc biệt là các sản phẩm đã qua chế biến được tung ra thị trường hàng ngày. Qua những vấn đề nêu trên cho ta thấy trước hết cần phải xem xét lại việc cho phép tự công bố chất lượng còn các cơ quan quản lý chỉ làm nhiệm vụ hậu kiểm sau khi sản phẩm đã được tiêu thụ. Đó là một “sơ hở chết người” cần phải xem xét lại. Cần kiến nghị những mặt hàng thực phẩm thiết yếu đối với đời sống xã hội của hàng trăm triệu người tiêu dùng hàng ngày, phải được tiền kiểm, quản lý chặt chẽ từng đợt hàng sản xuất trước khi tung ra thị trường.

Tiếp theo cần phải xem lại việc phân công nhiều bộ ngành quản lý an toàn thực phẩm, đó là điều mà các nước tiên tiến không làm. Cần phải có một cơ quan quản lý an toàn thực phẩm nhà nước ở cấp Bộ hoặc cấp Cục, có quyền kiểm tra giám sát xử lý, các Bộ ngành liên quan chỉ tham gia phối hợp. Cần phải nâng cao chế tài xử lý các chế tài xử lý các vụ việc nghiêm trọng về an toàn thực phẩm đến mức phải xử lý hình sự hoặc rút đăng kí sản xuất kinh doanh vô thời hạn. Kỷ cương về an toàn thực phẩm cần phải được siết chặt để những cá nhân tổ chức không tuân thủ Pháp luật sẽ không dám làm chứ không chót làm để chịu xử lý một cách khá nhẹ nhàng, chưa đủ sức răn đe như hiện nay. Làm được việc đó chính là bảo vệ quyền lợi trước hết cho người tiêu dùng xã hội một sức khỏe và một cuộc sống an toàn bình an.

Cuối cùng, cần phải xây dựng các Nghị định, Quy định về Tổ chức chuỗi sản xuất phân phối bán buôn bán lẻ của các loại lương thực thực phẩm thiết yếu cho đời sống của xã hội, có địa chỉ chịu trách nhiệm của từng khâu trong chuỗi đó, giao dịch mua bán vận chuyển từ công đoạn nọ sang công đoạn kia đều phải có hóa đơn chứng từ để chứng minh nguồn gốc rõ ràng của sản phẩm sẽ đem được đi tiêu thụ. Nếu chúng ta làm được những vấn đề ở trên đã trình bày thì công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong những năm tới sẽ có nhiều tiến bộ, góp phần vào việc thúc đẩy sản xuất và kinh doanh đúng pháp luật, bảo vệ quyền lợi và sức khỏe cho người tiêu dùng xã hội.

Chuyên gia Vũ Vinh Phú

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội đặt ra yêu cầu, 100% Ủy ban nhân dân (UBND) các quận, huyện, thị xã ban hành kế hoạch chỉ đạo và tổ chức các hoạt động vui Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua có nhiều thay đổi nhằm đảm bảo chính sách an sinh xã hội, tăng độ bao phủ toàn dân, trong đó đáng chú ý là quy định điều kiện hưởng lương hưu, điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, và tăng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.
Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 20/23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thạch Thất tổ chức chiến dịch cung cấp dịch vụ dân số. Các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên... tiếp tục được nhân rộng qua đó góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn đã tổ chức hội nghị biểu dương Chủ tịch Công đoàn cơ sở xuất sắc tiêu biểu; biểu dương gia đình công nhân, viên chức, lao động tiêu biểu năm 2024; tặng quà cán bộ công đoàn là thương binh, con liệt sỹ năm 2024; kỷ niệm 95 năm Ngày Thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024).

Tin khác

Hà Nội: Doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng 6 tháng năm 2024 tăng 10,7%

Hà Nội: Doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng 6 tháng năm 2024 tăng 10,7%

(LĐTĐ) Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý II/2024 của Hà Nội ước đạt 208,8 nghìn tỷ đồng, tăng 4,6% so với quý trước, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm 2023. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn Hà Nội đạt 408,4 nghìn tỷ đồng, tăng 10,7% so với cùng kỳ.
Hà Nội: Chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm tăng hơn 5,32%

Hà Nội: Chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm tăng hơn 5,32%

(LĐTĐ) Theo số liệu từ Cục Thống kê Hà Nội, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2024 của thành phố Hà Nội tăng 0,07% so với tháng 5 và tăng 5,39% so với cùng kỳ năm 2023. Bình quân 6 tháng đầu năm 2024, CPI của Thành phố tăng 5,32% so với bình quân cùng kỳ năm trước.
Doanh nghiệp, hộ kinh doanh thích ứng nhanh với các nền tảng bán hàng số

Doanh nghiệp, hộ kinh doanh thích ứng nhanh với các nền tảng bán hàng số

(LĐTĐ) Không dừng lại ở một buổi bán hàng livestream (phát trực tiếp) giới thiệu các sản phẩm, nhiều doanh nghiệp, thương hiệu còn kết hợp với những người có ảnh hưởng (KOLs) để đạt được hiệu quả kinh doanh qua các nền tảng số như Facebook, YouTube, TikTok, hoặc trên các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo... Với phương thức này, nhiều doanh nghiệp Thủ đô nhanh chóng tiếp cận và mở rộng thị trường, nhất là với các doanh nghiệp khởi nghiệp.
Hà Nội: Tôn vinh, quảng bá và xúc tiến tiêu thụ giống mít đặc sản

Hà Nội: Tôn vinh, quảng bá và xúc tiến tiêu thụ giống mít đặc sản

(LĐTĐ) Ngày 5/7, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với UBND thị xã Sơn Tây tổ chức vòng Chung kết hội thi Tôn vinh, quảng bá và xúc tiến tiêu thụ các giống mít đặc sản Hà Nội năm 2024.
Nhận diện thực phẩm thật - giả với mặt hàng sữa, gạo, nước uống…

Nhận diện thực phẩm thật - giả với mặt hàng sữa, gạo, nước uống…

(LĐTĐ) Từ ngày mùng 3 - 7/7/2024, tại số 62 Tràng Tiền (Hà Nội), Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) mở cửa Phòng trưng bày “Nhận diện thực phẩm thật - giả”. Đây là lần thứ 12 Phòng trưng bày của Tổng cục QLTT mở cửa đón khách tham quan tìm hiểu thông tin về sản phẩm, trang bị kiến thức phân biệt hàng hóa thật - giả trên thị trường.
Vị trí khó “lung lay” của Vinamilk trong ngành sữa và toàn FMCG Việt Nam

Vị trí khó “lung lay” của Vinamilk trong ngành sữa và toàn FMCG Việt Nam

(LĐTĐ) Theo Báo cáo Vietnam Brand Footprint 2024 của Kantar, Vinamilk tiếp tục là thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất 12 năm liền. Thương hiệu tỷ đô này đồng thời bảo vệ thành công vị trí trong Top 3 nhà sản xuất ngành hàng tiêu dùng nhanh được chọn mua nhiều nhất Việt Nam.
Vinamilk tham luận về chiến lược đổi mới và Net Zero tại Hội nghị sữa

Vinamilk tham luận về chiến lược đổi mới và Net Zero tại Hội nghị sữa

(LĐTĐ) Vinamilk tiếp tục là đại diện duy nhất từ Việt Nam tham luận tại Hội nghị sữa toàn cầu năm 2024 với thông điệp “Care to change”. Trong lần thứ 4 tham dự, Vinamilk đã mang đến một hình ảnh hoàn toàn khác biệt với nhận diện thương hiệu mới, đồng thời chia sẻ về các bước tiến của ngành sữa Việt Nam với mục tiêu Net Zero và phát triển bền vững.
Đề xuất tăng chế tài nếu các nền tảng số lớn không bảo mật thông tin người tiêu dùng

Đề xuất tăng chế tài nếu các nền tảng số lớn không bảo mật thông tin người tiêu dùng

(LĐTĐ) Bộ Công Thương đề xuất tăng hình phạt nếu các nền tảng số lớn không bảo mật thông tin người tiêu dùng khi sửa đổi Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 98/2020/NĐ-CP.
Doanh nghiệp, người dân chung tay cùng ngành điện Thủ đô tiết kiệm điện cao điểm hè 2024

Doanh nghiệp, người dân chung tay cùng ngành điện Thủ đô tiết kiệm điện cao điểm hè 2024

(LĐTĐ) Nhận định những khó khăn trong nhu cầu sử dụng điện dịp cao điểm hè 2024, Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) đã triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý kỹ thuật, vận hành lưới điện. Đồng thời, tăng cường triển khai các chương trình tiết kiệm điện, qua đó, nhận được sự đồng thuận lớn của doanh nghiệp và khách hàng sử dụng điện.
Văn hóa kinh doanh tốt sẽ có sản phẩm tốt

Văn hóa kinh doanh tốt sẽ có sản phẩm tốt

(LĐTĐ) Xu hướng tiêu dùng thường chịu sự tác động của nhiều yếu tố như văn hóa, xã hội, kinh tế, công nghệ và môi trường. Ở mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ có những xu hướng đặc trưng xuất hiện, định hình hành vi và tác động đến quyết định của người tiêu dùng.
Xem thêm
Phiên bản di động