Từ làng hoa ra chợ tết

(LĐTĐ) Đến hẹn lại lên, cứ vào những ngày cuối năm, người dân ở các làng hoa truyền thống của Hà Nội bắt đầu hối hả vào vụ, “chạy đua” cùng thời gian chuẩn bị các công đoạn cuối cùng cho hoa, cây cảnh để đưa ra thị trường. Cũng từ đó, lượng hoa đổ về các phiên chợ cuối năm ngày càng nhiều, nhộn nhịp, đông vui đem hương sắc góp phần làm đẹp cho mỗi gia đình khi Tết đến xuân về.
tu lang hoa ra cho tet Không khí Tết trên khắp phố phường Hà Nội
tu lang hoa ra cho tet 5 phiên chợ đậm không khí Tết không nên bỏ lỡ ở Hà thành

Nhà vườn tất bật “chạy nước rút”

Nằm cách nội đô khoảng 15 km, làng hoa Tây Tựu (Bắc Từ Liêm) được xem là làng hoa lớn nhất Hà Nội, đây cũng là nơi cung cấp hoa tươi lớn nhất cho người dân Thủ đô. Trên những nẻo đường về vùng ven đô của đất Hà thành, không khó để bắt gặp những xe hoa chất đầy, tất bật di chuyển vào khu vực trung tâm Thành phố.

Theo người dân nơi đây, cứ vào khoảng tháng Chạp cả làng Tây Tựu ai nấy đều trong tâm thế “chạy nước rút” cho mùa hoa Tết. Trên khắp những cánh đồng rộng mênh mông là bạt ngàn những thửa ruộng hoa cúc, hoa ly, thược dược,… nở chúm chím, nụ xanh mướt, bà con nhộn nhịp rẽ từng luống chăm chút hoa cẩn thận, kĩ lưỡng.

tu lang hoa ra cho tet
Chợ hoa xuân

Trước đây, toàn bộ diện tích đất của Tây Tựu trồng các loại cây như lúa, dưa lê, cà chua. Tuy nhiên, sau khi những cây hoa đầu tiên được đưa về trồng sinh trưởng và phát triển rất tốt, hàng trăm hộ dân quyết định thay thế hoa cho các loại cây rau màu. Mùa nào hoa nấy, nhưng đối với vụ Tết thì đa phần người dân tiến hành trồng một số loại hoa lâu ngày, trong đó hoa ly là thức hoa được nhiều người lựa chọn.

Để chuẩn bị cho thị trường hoa ly và nhu cầu của người dân dịp Tết, năm nào người trồng hoa ở đây cũng phải bắt đầu ươm củ từ nhiều tháng trước. Đến những ngày cuối năm âm lịch, tiết trời Hà Nội sau đợt nắng ấm kéo dài đã bắt đầu trở lạnh kèm theo mưa cũng là lúc trên các cánh đồng trồng hoa sáng rực ánh đèn chiếu sáng để giữ ấm và thúc hoa ly nở đúng mùa vụ. Trên thửa ruộng hoa ly, gia đình bà Nguyễn Thị Tình đang nâng niu từng nụ hoa, chăm sóc từng chiếc lá một cách tỉ mẩn và kiên nhẫn, bà chia sẻ: “Nhà tôi trồng gần 2 sào ly cam. Cuối năm gần Tết là thời điểm quan trọng quyết định chất lượng hoa nên gia đình tôi và nhiều hộ khác phải dựng lều trại ăn ngủ cùng hoa”.

Trồng hoa ly phụ thuộc nhiều vào thời tiết, thời tiết ủng hộ thì cây ra sẽ đẹp. Trồng ly vốn đầu tư cao từ khâu nhập giống, chi phí chăm sóc nên giá bán cũng cao hơn so với nhiều loại hoa thông thường khác. “Mấy ngày nay, thời tiết không ủng hộ làm nhiều hộ trồng ly lo lắng, bởi đây là loại hoa sức chịu lạnh kém, khả năng thu hồi vốn thấp. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn nỗ lực cho tết Kỷ Hợi đang đến gần, túc trực ở đồng hoa từ sáng đến tối tỉa cành, thắp điện sưởi ấm cho hoa, hy vọng sẽ đạt năng suất. Nhìn chung năm nay hoa phong phú và đẹp hơn năm ngoái, giá cả ổn định. Dân thành phố ngày càng quan tâm đến đời sống tinh thần trong những ngày Tết, nên lượng người tham quan và mua hoa đông hơn năm ngoái”, bà Tình cho biết thêm.

tu lang hoa ra cho tet

Với nhiều người đi chợ hoa Tết là để thưởng thức không khí Tết thuở xưa

Cùng với cành hoa tươi, nhắc đến ngày Xuân ở miền Bắc không thể không nhắc đến sắc hồng của đào và màu vàng ươm của trái quất. Khi vườn đào Nhật Tân đa phần chỉ mới lên nụ non thì các vườn quất ở Tứ Liên, Quảng An (quận Tây Hồ) hương vị Tết đã bắt đầu ngập tràn. Con đường dẫn vào làng quất cảnh Tứ Liên nằm trên vùng đất ven sông Hồng dường như đông đúc hơn, người và xe đi lại hối hả. Tại những vườn quất ngút ngàn, xanh mát đẹp mắt đều nhau thẳng tắp đã thu hút không ít khách hàng từ muôn nơi đến thăm vườn từ sớm. Người làng Tứ Liên cũng tất bật với bao thứ việc trong vườn mong có được những cây quất đẹp nhất kịp mang ra chợ ngày giáp Tết.

Những năm gần đây, người dân Tứ Liên đã chuyển đổi sang trồng quất bonsai, quất thế để phục vụ người tiêu dùng với giá trị tương đối lớn. Để chuẩn bị cho thị trường cuối năm, chủ vườn bắt đầu ươm trồng ngay từ tháng Giêng, việc chăm quất như chăm con mọn buộc người làm công việc này phải bỏ ra nhiều công sức. Việc tạo thế hoàn thiện cho một cây quất cũng mất đến vài tiếng đồng hồ, với những cây to cao có khi mất cả ngày. Chính vì vậy các nhà vườn phải bắt tay vào gò thế quất sớm thì mới mong kịp phục vụ dịp tết Nguyên đán.

“Nhà tôi có tổng cộng hơn 500 gốc quất bonsai, để cây cho trái đồng loạt, ngay từ tháng 6 âm lịch nhiều nơi đã bón phân và bơm thuốc kích thích đậu trái. Hiện trái quất đã lớn, trái dày, dự báo một mùa quất đẹp. Đặc điểm của quất Tứ Liên rất bền, không nở quá sớm và không chịu nhiều ảnh hưởng bởi thời tiết. Những ngày này chúng tôi phải tưới nước liên tục, đến ngày giáp Tết cần thêm người lau lá, vận chuyển. Tuy nhiên giá quất năm nay vẫn ổn định, đầu mùa có thể cao hơn cuối mùa một chút”, chủ vườn quất Đức Thọ lâu năm tại Tứ Liên hào hứng cho hay.

Người chơi cây cảnh mỗi năm sẽ có một xu hướng và thú chơi riêng nên nghệ nhân phải nhanh trí bắt kịp tâm lý khách hàng. Như 2019 là năm Kỷ Hợi, hay còn gọi là năm con heo vàng, thì thú chơi sẽ xoay quanh biểu tượng con vật đó. Do vậy, các nhà vườn đã sáng tạo chậu hình heo bằng sứ, đá độc đáo và tạo thế cho cây trên chậu thu hút không ít người chơi quất.

tu lang hoa ra cho tet

Chị Nguyễn Thị Thanh Thủy (chủ một nhà vườn) cho biết: “Năm nay gia đình tôi có 50 chậu heo đá, để có được sản phẩm hoàn thiện này phải mất gần 1 năm để đặt hàng tạo hình heo vàng bằng đá, cẩn thận chọn giống quất khỏe mạnh ngay từ đầu để dễ dàng tạo thế ưng ý nhất, công sức chăm sóc bỏ ra cũng nhiều hơn. Mỗi gốc sẽ có giá trung bình từ 2 - 5 triệu đồng tùy kích thước của cây. Mặc dù giá thành cao nhưng đến nay đã có 50% số gốc được khách đặt trước chủ yếu là khách quen và chỉ chờ ngày mang về. Các chủ buôn cũng đã đến các vườn quất để xem xét, lựa chọn cây và thỏa thuận giá cả”.

Một mùa xuân nữa sắp về, dưới sắc nắng hanh hao cùng những làn gió xuân mang hơi ẩm từ sông Hồng thổi về làm trái quất căng mọng. Trong những thời khắc cuối năm này, bao người trồng hoa, trồng quất của vùng ngoại thành Hà Nội hân hoan, vui mừng hứa hẹn cung cấp đủ số lượng phục vụ cho nhu cầu chơi hoa của người dân Thủ đô.

Tưng bừng hương sắc Tết trên chợ hoa

Không khí Tết không chỉ sôi động ở những làng hoa ven đô mà phố phường Hà Nội trong những ngày này đông vui nhộn nhịp một cách lạ thường, nhà nhà rủ nhau đi sắm Tết, chơi Tết. Dù bận đến mấy, mỗi người đều dành thời gian đi chợ hoa, ngoài chuyện mua hoa và cây cảnh để trang trí nhà cửa, sân vườn đón năm mới còn là thú vui chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh túy của thiên nhiên ban tặng cho con người vào thời khắc giao hòa giữa năm mới và năm cũ. Với nhiều người đó là quãng thời gian để du xuân, cảm nhận sớm không khí Tết đang đến gần.

Cùng với cành hoa tươi, nhắc đến ngày Xuân ở miền Bắc không thể không nhắc đến sắc hồng của đào và màu vàng ươm của trái quất. Khi vườn đào Nhật Tân đa phần chỉ mới lên nụ non thì các vườn quất ở Tứ Liên, Quảng An (quận Tây Hồ) hương vị Tết đã bắt đầu ngập tràn. Con đường dẫn vào làng quất cảnh Tứ Liên nằm trên vùng đất ven sông Hồng dường như đông đúc hơn, người và xe đi lại hối hả. Tại những vườn quất ngút ngàn, xanh mát đẹp mắt đều nhau thẳng tắp đã thu hút không ít khách hàng từ muôn nơi đến thăm vườn từ sớm. Người làng Tứ Liên cũng tất bật với bao thứ việc trong vườn mong có được những cây quất đẹp nhất kịp mang ra chợ ngày giáp Tết.

Đến với chợ hoa Tết là đến với một phần quan trọng không thể thiếu của không gian văn hóa Tết. Bởi vậy không khí tháng Chạp, nhất là thời gian cận kề ngày Tết bao giờ cũng gợi lên trong lòng người nhiều cảm xúc khó tả. Với người Việt Nam Tết còn là thời điểm để được trở về với nguồn cội, để cảm nhận tình cảm gắn bó, thiêng liêng với quê hương, xóm làng. Ngày nay, dù ở nơi đâu, làm bất cứ việc gì mỗi người vẫn luôn nhớ lũy tre làng, cây đa, bến nước, sân đình, nhớ chợ làng mà trong đó những phiên chợ hoa Tết rực sắc màu luôn khiến lòng người rộn rã, yêu thương.

Đi chợ hoa Tết trong ngày cuối năm, tôi được bà kể cho nghe những câu chuyện tình làng nghĩa xóm gắn kết yêu thương của thời ông bà xa xưa. Hiện hữu trong mỗi câu chuyện đó chứa đựng nét đẹp của những phiên chợ cuối năm. Khi ấy, tiếng bà con ngõ trên, xóm dưới í ới gọi nhau đi chợ từ lúc trời còn mờ hơi sương. Ngày đó ai cũng mong đến Tết để được rủng rỉnh “thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ, cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh”.

Chợ hoa Tết những tháng năm xưa cũng chẳng phong phú và nhiều sắc màu như hiện nay, chỉ phổ biến với những cành đào, quất, bông cúc vàng, nhánh violet hay cành thược dược mang đậm sắc hoa truyền thống. Ngày nay, chợ hầu như ngày nào cũng họp, các hệ thống siêu thị phát triển dày đặc với cách mua - bán hiện đại hơn. Thế nhưng chợ hoa ngày Tết vẫn không hề mất đi ý nghĩa, vẫn luôn khiến mỗi người háo hức chờ đợi, dành thời gian rảo bước trong những phiên chợ.

Từ lẽ đó, Hà Nội có rất nhiều chợ hoa Tết nhưng nổi bật nhất là chợ hoa Hàng Lược, Quảng Bá, Hoàng Hoa Thám, Vạn Phúc có truyền thống lâu đời. Mỗi chợ hoa có một nét đặc thù riêng như chợ hoa Hàng Lược là chợ hoa cổ được nhiều người yêu thích, về phía ven đê có chợ hoa Quảng Bá mang đậm sắc đào Nhật Tân,...

Trong những ngày cận Tết không khí ở các chợ hoa cũng náo nhiệt, dồn dập khác hẳn những ngày thường. Những xe hoa từ khắp mọi nẻo dồn về, lay ơn, violet, thược dược,... tất cả những bông đẹp nhất đang ngậm sương nằm im lìm dưới lá, những bó hoa cúc xếp chồng lên nhau như những đốm lửa nhuộm vàng cả một khu chợ. Người bán, người mua tất thảy đều vội vã.

Đông đúc là vậy nhưng không khí ở phiên chợ tạo cho mỗi người cảm nhận được sức sống mới của đất trời, sự sinh sôi nảy nở của vạn vật cây cỏ trong mùa xuân. Tuy vẫn là “chợ”, vẫn là những hoạt động mua – bán, hiện diện đủ mọi cung bậc cảm xúc nhưng chợ hoa ngày Tết có một nét rất riêng. Nét riêng đó được tạo nên bởi người bán, người mua trong niềm vui đón chào một mùa xuân mới.

Các khu chợ hoa vốn đã nhiều hương sắc thì trong những ngày cuối năm còn đẹp hơn hẳn với những sắc hoa báo Tết đang về. Ở phiên chợ, hoa Tết có đủ loại từ các loài hoa dân dã như: Vạn thọ, cúc, thược dược, đồng tiền, hướng dương… cho đến những loại hoa “cao sang” như: Mai, lan, hồng đỏ, huệ, loa kèn, hoa ly,… Cứ vậy, với sự kết hợp nhịp nhàng, hối hả ấy hòa quyện trong cái lạnh đặc trưng của Hà Nội, tạo ra một xúc cảm hân hoan cho bất cứ ai mỗi khi đặt chân đến chợ. Để rồi đến với phiên chợ hoa Tết mỗi người đều cảm nhận được Tết về trên những cành hoa, trong không gian và trong trái tim của mỗi người.

Chẳng những vậy, với nhiều người đi chợ hoa cuối năm không hẳn để mua hoa mà còn là đón mùa xuân về theo cách riêng của mình, để ngắm nghía, thưởng thức vẻ đẹp của hoa ngày Tết và tìm lại không khí Tết Hà Nội thuở xưa. Với họ, ngày Tết chưa đi chợ hoa là thiếu đi mùa xuân bởi vậy trên khắp các nẻo đường chợ hoa Tết là sắc màu đem mùa xuân về cho Thành phố.

Nguyễn Hoa – Phương Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lãnh đạo, người dân Nghệ An tin tưởng Hà Nội sẽ phát triển xứng đáng trái tim của cả nước

Lãnh đạo, người dân Nghệ An tin tưởng Hà Nội sẽ phát triển xứng đáng trái tim của cả nước

(LĐTĐ) Hà Nội là Thủ đô - trái tim của đất nước, nên Thủ đô mạnh thì đất nước mạnh. Người dân cả nước luôn quan tâm, theo dõi sự phát triển của Thủ đô. Đó là những chia sẻ của lãnh đạo và người dân Nghệ An về tầm nhìn phát triển Hà Nội theo Kết luận số 80-KL/TƯ
Thủ tướng gửi thư khen 4 người cứu nạn nhân vụ cháy ở Trung Kính

Thủ tướng gửi thư khen 4 người cứu nạn nhân vụ cháy ở Trung Kính

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa gửi thư khen hành động dũng cảm cứu nạn nhân mắc kẹt trong đám cháy ở phố Trung Kính, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Bế mạc Giải bóng đá CNVCLĐ thị xã Sơn Tây lần thứ II năm 2024

Bế mạc Giải bóng đá CNVCLĐ thị xã Sơn Tây lần thứ II năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 26/5, tại Sân vận động thị xã Sơn Tây, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thị xã phối hợp với Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao Sơn Tây tổ chức Lễ bế mạc Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) thị xã Sơn Tây lần thứ II, năm 2024. Sau hàng chục trận thi đấu sôi nổi, chiếc cúp Vàng của giải đã thuộc về đội bóng đến từ Công an thị xã Sơn Tây.
300 thanh niên công nhân được khám sức khỏe miễn phí

300 thanh niên công nhân được khám sức khỏe miễn phí

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ Ngày hội đồng hành cùng thanh niên công nhân do Thành đoàn Hà Nội phối hợp với LĐLĐ Thành phố tổ chức, 300 thanh niên công nhân đã được tư vấn, khám bệnh với các gói khám chữa bệnh chuyên sâu: Khám tổng quát, xét nghiệm máu, chụp X-quang... Tại chương trình, thanh niên công nhân đã được các bác sĩ tư vấn cụ thể, hướng dẫn các phương pháp tối ưu để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Đồng Nai: Bổ sung thêm 4 khu đất vào danh sách đấu giá quyền sử dụng đất

Đồng Nai: Bổ sung thêm 4 khu đất vào danh sách đấu giá quyền sử dụng đất

(LĐTĐ) Đây là giải pháp nhằm tăng nguồn thu ngân sách, tạo nguồn lực để phát triển hạ tầng, kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Thi đua là động lực quan trọng khơi dậy tinh thần lao động sáng tạo

Thi đua là động lực quan trọng khơi dậy tinh thần lao động sáng tạo

(LĐTĐ) Thi đua là động lực quan trọng để khơi dậy tinh thần lao động sáng tạo, ý thức trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đặc biệt là tăng năng suất lao động, giảm hàng lỗi hàng hỏng, cải tiến mẫu mã, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định, phát triển sản xuất kinh doanh. Qua đó, khẳng định sự sáng tạo, đổi mới về nội dung, hình thức trong hoạt động của tổ chức Công đoàn.
Xây dựng cơ chế đặc thù sẽ giúp Y tế Thủ đô phát triển xứng tầm

Xây dựng cơ chế đặc thù sẽ giúp Y tế Thủ đô phát triển xứng tầm

(LĐTĐ) Trong kết luận 80-KL/TW về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050 và đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, Bộ Chính trị yêu cầu gắn việc sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường với không gian đô thị, kết hợp với các ngành, lĩnh vực đang là thế mạnh, có xu hướng phát triển tốt như thương mại điện tử, du lịch, dịch vụ giáo dục - đào tạo, y tế chất lượng cao…

Tin khác

Xây dựng cơ chế đặc thù sẽ giúp Y tế Thủ đô phát triển xứng tầm

Xây dựng cơ chế đặc thù sẽ giúp Y tế Thủ đô phát triển xứng tầm

(LĐTĐ) Trong kết luận 80-KL/TW về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050 và đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, Bộ Chính trị yêu cầu gắn việc sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường với không gian đô thị, kết hợp với các ngành, lĩnh vực đang là thế mạnh, có xu hướng phát triển tốt như thương mại điện tử, du lịch, dịch vụ giáo dục - đào tạo, y tế chất lượng cao…
Thu hút nhân tài, nhân lực chất lượng cao để xây dựng và phát triển Thủ đô

Thu hút nhân tài, nhân lực chất lượng cao để xây dựng và phát triển Thủ đô

(LĐTĐ) Kết luận số 80-KL/TW của Bộ Chính trị về “Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2023, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2024, tầm nhìn đến năm 2065” nhấn mạnh việc xác định giáo dục, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, nguồn nhân lực chất lượng cao và nhân tài là trụ cột mang tính nền tảng, nội dung cốt lỗi trong chiến lược xây dựng và phát triển Thủ đô.
Sôi nổi Ngày hội đồng hành cùng thanh niên công nhân

Sôi nổi Ngày hội đồng hành cùng thanh niên công nhân

(LĐTĐ) Ngày 26/5, tại Khu Công nghiệp Phú Nghĩa (huyện Chương Mỹ), Thành đoàn Hà Nội phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố tổ chức Ngày hội đồng hành cùng thanh niên công nhân. Đây là một trong những hoạt động hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2024. Hoạt động đã thu hút sự tham gia của hơn 500 thanh niên và gia đình công nhân trên địa bàn thành phố.
Vừa tạo ra định hướng phát triển, vừa đưa ra các phương án để thực thi...

Vừa tạo ra định hướng phát triển, vừa đưa ra các phương án để thực thi...

(LĐTĐ) Theo GS.TS Hoàng Văn Cường, việc Quốc hội xem xét dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), Quy hoạch Thủ đô và Quy hoạch chung Thủ đô đồng thời với nhau vừa tạo ra định hướng phát triển, vừa đưa ra các phương án để thực thi...
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Hà Nội được bầu 125 đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Hà Nội được bầu 125 đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội được bầu 125 đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố, trong đó có ít nhất là 25% tổng số đại biểu hoạt động chuyên trách.
Tìm những đột phá về hạ tầng trong quy hoạch Thủ đô

Tìm những đột phá về hạ tầng trong quy hoạch Thủ đô

(LĐTĐ) Quy hoạch Thủ đô vừa được Bộ Chính trị cho ý kiến kết luận đã đưa ra 20 mục tiêu cụ thể nhằm phát triển Thủ đô xứng tầm. Trong 20 mục tiêu này, Quy hoạch đã dành riêng 2 mục tiêu cho phát triển hạ tầng đô thị, hạ tầng cũng là 1 trong 5 trụ cột phát triển, 1 trong 4 đột phá phát triển. Những cơ sở này, là minh chứng cho nhiệm vụ ưu tiêu về đột phá hạ tầng, các đột phá tiếp theo sẽ bổ sung cho đột phá này.
Xây dựng và phát triển Thủ đô phải thực hiện theo Quy hoạch Thủ đô, Quy hoạch chung Thủ đô

Xây dựng và phát triển Thủ đô phải thực hiện theo Quy hoạch Thủ đô, Quy hoạch chung Thủ đô

(LĐTĐ) Việc xây dựng và phát triển Thủ đô phải thực hiện theo Quy hoạch Thủ đô, Quy hoạch chung Thủ đô; bảo đảm xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, an ninh nguồn nước với sông Hồng là trục xanh...
Dự thảo Luật Thủ đô: Xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô là nhiệm vụ của cả nước

Dự thảo Luật Thủ đô: Xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô là nhiệm vụ của cả nước

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), việc xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô là nhiệm vụ thường xuyên, trực tiếp của các cấp chính quyền và người dân thành phố Hà Nội; là trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, lực lượng vũ trang và nhân dân cả nước.
Quy hoạch Thủ đô Hà Nội: Tầm nhìn, tư duy mới tạo ra cơ hội và giá trị mới

Quy hoạch Thủ đô Hà Nội: Tầm nhìn, tư duy mới tạo ra cơ hội và giá trị mới

(LĐTĐ) Kết luận của Bộ Chính trị nêu rõ, Quy hoạch Thủ đô cần có "tầm nhìn mới - tư duy mới toàn cầu, tư duy Thủ đô và hành động Hà Nội", tạo ra "cơ hội mới - giá trị mới" trong phát triển Thủ đô "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại" cả trước mắt và lâu dài.
Tây Hồ đẩy mạnh chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội không dùng tiền mặt

Tây Hồ đẩy mạnh chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội không dùng tiền mặt

(LĐTĐ) Tính đến hết tháng 4, quận Tây Hồ có 19.423 người được hưởng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội, trong đó, 10.538 người đã có thẻ ATM, đạt 54,26%; 8.895 người nhận tiền mặt, chiếm 45,7%. Trong tháng 5/2024, quận phấn đấu 100% số người được hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội chuyển đổi hình thức chi trả bằng tiền mặt sang không dùng tiền mặt.
Xem thêm
Phiên bản di động